Khánh Hòa: Trồng trên 12 triệu cây xanh ứng phó với biến đổi khí hậu
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án trồng mới một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu trồng 12,11 triệu cây xanh để góp phần xây dựng tỉnh Khánh Hòa “xanh, sạch, đẹp”.
Sáng 12/12, tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa), Báo Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa và Báo Khánh Hòa đã tổ chức Lễ ra quân trồng cây rừng ngập mặn ứng phó biến đổi khí hậu hưởng ứng chương trình “Trồng 1 tỷ cây xanh – vì một Việt Nam xanh”.
Lãnh đạo Bộ TN&MT và lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa tiến hành trồng cây ven đầm thủy triều, huyện Cam Lâm. Ảnh: C.T
Tại đầm Thủy Triều, ngay từ sáng sớm các bạn trẻ tại Khánh Hòa, lãnh đạo địa phương và Bộ TN&MT đã trồng cây rừng ngập mặn ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ông Lê Công Thành – Thứ trưởng Bộ TN&MT nhấn mạnh, cây xanh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại những lợi ích vô cùng to lớn về sinh thái, cảnh quan và môi trường, giúp điều hoà khí hậu, bảo vệ con người khỏi các tai biến thiên nhiên. Phong trào trồng cây xanh đã lan tỏa và phát triển mạnh mẽ trong đời sống xã hội, được nhân dân và các doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng.
Theo ông Thành, trong những năm qua, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã phải chịu những tác động thiên tai nghiêm trọng, các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng.
Tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Vương quốc Anh, một trong những cam kết quan trọng để duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C là “Cam kết về bảo vệ rừng”, được hơn 130 quốc gia tham gia ký kết, trong đó có Việt Nam.
Video đang HOT
Ngay từ sáng sớm, các đoàn viên thanh niên trồng cây ven đầm Thủy Triều. Ảnh: C.T
Ông Đinh Văn Thiệu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, hàng năm tỉnh đã dành một diện tích đáng kể để phát triển công nghiệp, đô thị, du lịch. Cùng với quá trình này, chất lượng môi trường cũng đang ngày càng suy giảm, những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất và mực nước biển dâng là một trong những thách thức môi trường lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21.
Trong những năm qua, thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan đang gia tăng ở nhiều nơi, trong đó có tỉnh Khánh Hòa và để lại những hậu quả rất nặng nề, như đợt bão lịch sử năm 2017 và các đợt mưa, lũ kéo dài từ năm 2018 cho đến nay.
Tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án trồng mới một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu trồng 12,11 triệu cây xanh. Ảnh: C.T
Để tiếp tục thực hiện tốt lời dạy của Bác và hưởng ứng sáng kiến trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đề án trồng mới một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu trồng 12,11 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh để góp phần xây dựng tỉnh Khánh Hòa “xanh, sạch, đẹp”.
Đồng thời, tạo cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, tạo thành môi trường trong lành, đáng sống; phát động phong trào trồng cây từ trong nhà ra đến đường phố, công sở, trường học, doanh trại,…
Lễ Trồng cây rừng ngập mặn ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: C.T
Gỡ khó mặt bằng dự án đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân
Dự án đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa có chiều dài 88 km, gồm 172 vị trí cột.
Ảnh chụp vệ tinh vị trí cột từ 20-26 của đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ được thi công trong thời gian tới. Ảnh: evn.com.vn
Đến nay, dự án này đang vướng mắc giải phóng mặt bằng tại nhiều vị trí cột, khoảng cột. Tại cuộc họp mới đây với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa cam kết không để dự án cấp bách đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân bị chậm tiến độ vì vấn đề giải phóng mặt bằng.
Theo báo cáo từ EVN, tỉnh Khánh Hòa hiện mới bàn giao được 53 vị trí cột và chưa bàn giao được khoảng cột nào của hành lang tuyến; trong đó, trên địa bàn các huyện Diên Khánh, Cam Lâm đang triển khai kê kiểm các vị trí móng và hành lang tuyến, nhưng tiến độ tại huyện Cam Lâm đang chậm so với kế hoạch. Thành phố Cam Ranh mới kê kiểm phần móng trụ, chưa kê kiểm hành lang. Việc xét duyệt nguồn gốc tại các địa phương đất còn chậm.
Ngày 22/9/2021, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (đơn vị được EVNNPT giao quản lý dự án) đã trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa đề nghị xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng. Hiện nay, sở đang hoàn thiện thủ tục để tổ chức họp thẩm định.
Theo Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh, đây là dự án rất quan trọng, là cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với nhà đầu tư BOT. Nếu dự án chậm tiến độ, phía Việt Nam không chỉ bị phạt tiền (khoảng 23 tỷ đồng mỗi ngày), mà uy tín đầu tư cũng bị ảnh hưởng. Với tầm quan trọng của dự án, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã và đang dành những nguồn lực tốt nhất để triển khai.
Theo yêu cầu từ EVN, Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc EVNNPT, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung trực tiếp có mặt tại địa phương để giải quyết công việc. Bên cạnh đó, EVN cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của tỉnh Khánh Hòa để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn.
Để đảm bảo tiến độ dự án, EVN/EVNNPT kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét báo cáo HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trồng đối với diện tích rừng, đất rừng ảnh hưởng bởi dự án trong tháng 10/2021. Các huyện Cam Lâm, Diên Khánh cần khẩn trương kê kiểm các vị trí móng và hành lang tuyến, hoàn thành trong tháng 9/2021; lập phương án bồi thường, phê duyệt chi trả tiền chậm nhất trong tháng 10/2021.
Thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh tổ chức xác minh nguồn gốc đất để làm cơ sở lập phương bồi thường, phê duyệt chi trả tiền trong tháng 10/2021. Đối với thủ tục xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, EVN/EVNNPT kiến nghị UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền xin chủ trương trong tháng 9/2021.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - ông Nguyễn Tấn Tuân, dự án hoàn thành đúng tiến độ sẽ giải tỏa hết công suất của Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1. Đồng thời, tỉnh Khánh Hòa sẽ có nguồn thu ngân sách rất lớn hàng năm. Cùng với đó, giúp nâng cao ổn định hệ thống điện, giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo khu vực; trong đó có tỉnh Khánh Hòa.
Ông Nguyễn Tấn Tuân yêu cầu các sở, ngành, địa phương trong tỉnh phải xác định những công việc liên quan đến dự án là trách nhiệm chính trị. Mục tiêu của tỉnh là phải hoàn thành mặt bằng các vị trí móng trong năm 2021, bàn giao cuốn chiếu khoảng cột hành lang tuyến từ tháng 1 đến tháng 6/2022.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định, tỉnh sẽ phối hợp tháo gỡ kịp thời những vướng mắc mà EVN/EVNNPT gặp phải trong quá trình triển khai dự án. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa và các tổ chức đoàn thể cũng sẽ tích cực vận động nhân dân ủng hộ, bàn giao mặt bằng cho dự án.
Hai bên đã thống nhất phương thức làm việc để thúc đẩy tiến độ dự án. Cụ thể, hàng tuần, EVN gửi báo cáo tiến độ tới tỉnh Khánh Hòa. Hai bên tổ chức họp giao ban định kỳ 2 tuần/lần và họp sơ kết hàng tháng, để kiểm điểm tiến độ, làm rõ trách nhiệm của mỗi bên. Trong trường hợp chính quyền địa phương các cấp đã thực hiện đầy đủ và đúng quy định của pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng các tổ chức, hộ dân vẫn cố tình cản trở, địa phương sẽ tổ chức lực lượng bảo vệ, hỗ trợ an ninh trật tự để đơn vị thi công triển khai công việc.
Thủy sản tồn cả nghìn tấn, nông dân mang đi bán lẻ Nhiều nông dân ở Khánh Hòa quá khó khăn do thủy sản tồn trong đìa đã chọn cách mang đi bán lẻ để lấy tiền mua thức ăn duy trì số còn lại và trang trải nợ nần. Dịch Covid-19 kéo dài khiến hàng trăm tấn thủy sản như ốc hương, tôm, cá bớp... của người dân Khánh Hòa bị tồn đọng gần...