Khánh Hòa sẽ mở đường bay thẳng đến Saint Petersburg – Nga
Chiều 29-9, UBND tỉnh Khánh Hòa cùng TP Saint Petersburg (Nga) tổ chức Hội thảo xúc tiến hợp tác giữa Khánh Hòa – Saint Petersburg về các lĩnh vực y tế, du lịch.
Khách Nga là thị trường truyền thống và quan trọng của ngành du lịch Khánh Hòa – Ảnh: XUÂN HƯỚNG
Theo bà Nguyễn Thị Lệ Thanh – phó giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa, năm 2019, trước dịch COVID-19, Khánh Hòa đã đón trên 460.000 lượt khách du lịch Nga, chiếm trên 70% tổng số du khách Nga đến Việt Nam, đây là thị trường truyền thống quan trọng của du lịch tỉnh nhà.
Trước thời điểm bùng phát dịch bệnh COVID-19, có khoảng 4 – 6 chuyến bay thuê bao/ngày từ hơn 20 thành phố của Nga đến sân bay Cam Ranh của các hãng lữ hành như: Pegas, Anex, Focus, Coral Travel, Summar Travel.
Tuy nhiên, sau khi dịch COVID-19 bùng phát, lượng du khách quốc tế, trong đó có du khách Nga đến Khánh Hòa bị chững lại.
Video đang HOT
“Đến nay tình hình dịch bệnh đã dần được kiểm soát, Sở Du lịch sẽ trình kế hoạch đón khách quốc tế vào tháng 11 bằng “hộ chiếu vắc xin” cho UBND tỉnh, sau đó trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt. Vì vậy ngành du lịch Khánh Hòa đề xuất sớm mở đường bay thẳng 2 chiều từ Saint Petersburg đến Khánh Hòa để tạo thuận lợi cho việc di chuyển của người dân, khách du lịch và phát triển các chương trình, tour du lịch” – bà Thanh nói.
Du khách Nga đi dạo trên bờ biển Nha Trang – Ảnh: MINH CHIẾN
Bà Lê Thị Hồng Minh – tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhà ga quốc tế Cam Ranh – chia sẻ: “Trước dịch, du khách Nga đến với Khánh Hòa thông qua 5 hãng hàng không, thông qua đến 28 điểm bay trực tiếp từ Cam Ranh đến Liên bang Nga, trong đó có Saint Petersburg. Vì vậy chúng tôi mong muốn sớm có chuyến bay thương mại giữa hai bên, không chỉ đưa trực tiếp du khách Nga đến với Khánh Hòa, mà còn đưa khách từ Việt Nam đến Saint Petersburg một cách thuận tiện hơn”.
Ông Lê Văn Nghĩa – giám đốc Công ty cổ phần Nhật Minh – cho hay việc mở lại các chuyến bay quốc tế sau dịch rất triển vọng.
Giai đoạn đầu các chuyến bay sẽ thực hiện vào tháng 12 năm nay khi được Thủ tướng cho phép, vì vậy công ty đã phối hợp với Hãng hàng không Siberia Airlines (S7) tổ chức các chuyến bay từ Saint Petersburg đến Novosibirsk và từ Novosibirsk đến Cam Ranh dự kiến 1 tuần 4 chuyến. Nếu thuận lợi, công ty sẽ mở rộng ra 10 thành phố của vùng Viễn Đông (Nga) với tần suất khoảng 20 chuyến/tuần.
Cũng tại hội thảo trực tuyến, ông Kalganov Vyacheslav Gennadievich – phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg – khẳng định thời gian tới, Saint Petersburg sẽ khắc phục những khó khăn bởi đại dịch COVID-19 để tiếp tục hợp tác sâu, rộng, bền vững hơn nữa với Việt Nam; đặc biệt là việc hợp tác với Khánh Hòa về nghiên cứu, điều trị các bệnh ung thư, ung bướu, chia sẻ kinh nghiệm trong điều trị COVID-19…
Gỡ khó mặt bằng dự án đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân
Dự án đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa có chiều dài 88 km, gồm 172 vị trí cột.
Ảnh chụp vệ tinh vị trí cột từ 20-26 của đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ được thi công trong thời gian tới. Ảnh: evn.com.vn
Đến nay, dự án này đang vướng mắc giải phóng mặt bằng tại nhiều vị trí cột, khoảng cột. Tại cuộc họp mới đây với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa cam kết không để dự án cấp bách đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân bị chậm tiến độ vì vấn đề giải phóng mặt bằng.
Theo báo cáo từ EVN, tỉnh Khánh Hòa hiện mới bàn giao được 53 vị trí cột và chưa bàn giao được khoảng cột nào của hành lang tuyến; trong đó, trên địa bàn các huyện Diên Khánh, Cam Lâm đang triển khai kê kiểm các vị trí móng và hành lang tuyến, nhưng tiến độ tại huyện Cam Lâm đang chậm so với kế hoạch. Thành phố Cam Ranh mới kê kiểm phần móng trụ, chưa kê kiểm hành lang. Việc xét duyệt nguồn gốc tại các địa phương đất còn chậm.
Ngày 22/9/2021, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (đơn vị được EVNNPT giao quản lý dự án) đã trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa đề nghị xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng. Hiện nay, sở đang hoàn thiện thủ tục để tổ chức họp thẩm định.
Theo Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh, đây là dự án rất quan trọng, là cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với nhà đầu tư BOT. Nếu dự án chậm tiến độ, phía Việt Nam không chỉ bị phạt tiền (khoảng 23 tỷ đồng mỗi ngày), mà uy tín đầu tư cũng bị ảnh hưởng. Với tầm quan trọng của dự án, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã và đang dành những nguồn lực tốt nhất để triển khai.
Theo yêu cầu từ EVN, Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc EVNNPT, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung trực tiếp có mặt tại địa phương để giải quyết công việc. Bên cạnh đó, EVN cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của tỉnh Khánh Hòa để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn.
Để đảm bảo tiến độ dự án, EVN/EVNNPT kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét báo cáo HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trồng đối với diện tích rừng, đất rừng ảnh hưởng bởi dự án trong tháng 10/2021. Các huyện Cam Lâm, Diên Khánh cần khẩn trương kê kiểm các vị trí móng và hành lang tuyến, hoàn thành trong tháng 9/2021; lập phương án bồi thường, phê duyệt chi trả tiền chậm nhất trong tháng 10/2021.
Thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh tổ chức xác minh nguồn gốc đất để làm cơ sở lập phương bồi thường, phê duyệt chi trả tiền trong tháng 10/2021. Đối với thủ tục xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, EVN/EVNNPT kiến nghị UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền xin chủ trương trong tháng 9/2021.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - ông Nguyễn Tấn Tuân, dự án hoàn thành đúng tiến độ sẽ giải tỏa hết công suất của Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1. Đồng thời, tỉnh Khánh Hòa sẽ có nguồn thu ngân sách rất lớn hàng năm. Cùng với đó, giúp nâng cao ổn định hệ thống điện, giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo khu vực; trong đó có tỉnh Khánh Hòa.
Ông Nguyễn Tấn Tuân yêu cầu các sở, ngành, địa phương trong tỉnh phải xác định những công việc liên quan đến dự án là trách nhiệm chính trị. Mục tiêu của tỉnh là phải hoàn thành mặt bằng các vị trí móng trong năm 2021, bàn giao cuốn chiếu khoảng cột hành lang tuyến từ tháng 1 đến tháng 6/2022.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định, tỉnh sẽ phối hợp tháo gỡ kịp thời những vướng mắc mà EVN/EVNNPT gặp phải trong quá trình triển khai dự án. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa và các tổ chức đoàn thể cũng sẽ tích cực vận động nhân dân ủng hộ, bàn giao mặt bằng cho dự án.
Hai bên đã thống nhất phương thức làm việc để thúc đẩy tiến độ dự án. Cụ thể, hàng tuần, EVN gửi báo cáo tiến độ tới tỉnh Khánh Hòa. Hai bên tổ chức họp giao ban định kỳ 2 tuần/lần và họp sơ kết hàng tháng, để kiểm điểm tiến độ, làm rõ trách nhiệm của mỗi bên. Trong trường hợp chính quyền địa phương các cấp đã thực hiện đầy đủ và đúng quy định của pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng các tổ chức, hộ dân vẫn cố tình cản trở, địa phương sẽ tổ chức lực lượng bảo vệ, hỗ trợ an ninh trật tự để đơn vị thi công triển khai công việc.
Thủy sản tồn cả nghìn tấn, nông dân mang đi bán lẻ Nhiều nông dân ở Khánh Hòa quá khó khăn do thủy sản tồn trong đìa đã chọn cách mang đi bán lẻ để lấy tiền mua thức ăn duy trì số còn lại và trang trải nợ nần. Dịch Covid-19 kéo dài khiến hàng trăm tấn thủy sản như ốc hương, tôm, cá bớp... của người dân Khánh Hòa bị tồn đọng gần...