Khánh Hòa: Phát triển Công viên phần mềm tầm khu vực và quốc tế
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị các cơ quan Bộ Quốc phòng tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ Đại học Thông tin liên lạc triển khai hoạt động của Công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo đúng định hướng.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại lễ khánh thành. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)
Chiều 12/1, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Trường Đại học Thông tin liên lạc tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm Công nghệ thông tin và ngoại ngữ.
Tham dự buổi lễ có Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Pranay Verma, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam và các đại biểu dự lễ trực tuyến.
Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cảm ơn sự giúp đỡ đầy trách nhiệm của Chính phủ, Quân đội nước Cộng hòa Ấn Độ và tỉnh Khánh Hòa trong việc xây dựng hoàn thành Trung tâm Công nghệ thông tin và ngoại ngữ; đồng thời, biểu dương sự nỗ lực cố gắng của Binh chủng Thông tin liên lạc và Trường Đại học Thông tin liên lạc trong quá trình quản lý và điều hành Trung tâm công nghệ và ngoại ngữ ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
Để Trung tâm Công nghệ thông tin và ngoại ngữ đi vào hoạt động hiệu quả, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị các cơ quan Bộ Quốc phòng tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ Trường Đại học Thông tin liên lạc triển khai các hoạt động của Trung tâm theo đúng định hướng.
Riêng đối với Nhà trường, cần ổn định tổ chức, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu vận hành và điều hành trung tâm; kết hợp với đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng trong và ngoài nước, đồng thời chủ động, sáng tạo, hợp tác với các công ty, doanh nghiệp của Ấn Độ và các đối tác trong và ngoài nước để đẩy nhanh phần mềm, gia công sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin, điện tử viễn thông đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh và dân sinh.
Video đang HOT
Ông Ajai Kumar, Thư ký Bộ Quốc phòng Ấn Độ tham dự buổi lễ qua sóng truyền hình trực tiếp đã phát biểu, khẳng định Ấn Độ và Việt Nam có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và hợp tác quốc phòng là một trụ cột rất quan trọng của quan hệ đối tác này trong thập kỷ qua.
Năm 2020, bất chấp tình hình dịch COVID-19 phức tạp và khó khăn, cả hai nước đã duy trì được động lực trong quan hệ quốc phòng song phương, do đó trong năm 2021, phía Ấn Độ tin tưởng rằng quan hệ hợp tác quốc phòng song phương sẽ tiếp tục được tăng cường và phát triển bền vững.
Ông Ajai Kumar tin tưởng Trường Đại học Thông tin liên lạc và Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng nhau triển khai dự án và đưa Công viên phần mềm quân đội vào vận hành sớm nhất, phục vụ cho việc đào tạo công nghệ thông tin cho quân đội Việt Nam.
Các đại biểu cắt băng khánh thành Trung tâm công nghệ thông tin và ngoại ngữ hạng mục Nhà 1B. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)
Thiếu tướng Khúc Đăng Tuấn, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Binh chủng thông tin liên lạc cho biết Trung tâm Công nghệ thông tin và ngoại ngữ là kết quả cụ thể hóa Bản ghi nhớ hợp tác song phương được ký kết giữa Việt Nam và Ấn Độ. Trung tâm đã hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 và đi vào hoạt động từ tháng 4/2015.
Những năm qua, Trung tâm đã tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về quản trị mạng, lập trình ứng dụng, an toàn an ninh thông tin, chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ cho gần 20.000 học viên; mở rộng quan hệ hợp tác với trên 30 đối tác hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, khoa học công nghệ.
Từ tháng 6/2018, Nhà trường tiếp tục được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng giai đoạn 2 với 3 khối nhà: 1A, 1B, 1C và các hạng mục hạ tầng đồng bộ, tổng mức đầu tư phần xây dựng khoảng 310 tỷ đồng. Sau hơn 2 năm thi công, đến nay, hạng mục Nhà 1B với diện tích gần 2.000m2 đã hoàn thành, tiếp nhận, lắp đặt hệ thống hạ tầng công nghệ Thông tin do Ấn Độ viện trợ không hoàn lại trị giá hơn 5,3 triệu USD.
Nhà trường cũng đã triển khai hạ tầng công nghệ thông tin bảo đảm cho chỉ huy, điều hành, vận hành các phòng chức năng của Nhà 1B; phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu. Hạng mục hoàn thành đúng kế hoạch, tiến độ thời gian, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục khởi công xây dựng các hạng mục nhà 1A, 1C và tiến tới hoàn thành toàn bộ Dự án Trung tâm Công nghệ thông tin và ngoại ngữ giai đoạn 2 “Công viên phần mềm quân đội.”
Công trình khi đi vào hoạt động sẽ là trung tâm trọng điểm của khu vực miền Trung và cả nước trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, ngoại ngữ; nghiên cứu phát triển, sản xuất phần mềm ứng dụng, sản phẩm công nghệ thông tin, điện tử viễn thông tiên tiến, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, cũng như nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhu cầu của thị trường quốc tế.
Khánh thành hầm Hải Vân số 2 thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả
Hầm Hải Vân số 2 thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả, đã hoàn thiện và khánh thành với chiều dài phần hầm 6,2 km, đường dẫn phía Bắc 1,7 km và đường dẫn phía Nam 4 km, đây là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á.
Một người dân khi vào công viên 29-3 (Đà Nẵng) đã phát hiện 92 viên đạn và hộp tiếp đạn còn mới nên đã giao nộp cơ quan chức năng.
Hầm Hải Vân số 1 và 2 đều thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả.
Ngày 11/1, tại khu vực cửa hầm phía Nam thuộc địa phận quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo Bộ GTVT; lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tp. Đà Nẵng đã cắt băng khánh thành hầm Hải Vân 2.
Hầm Hải Vân số 2 thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả, đã hoàn thiện và khánh thành với chiều dài phần hầm 6,2 km, đường dẫn phía Bắc 1,7 km và đường dẫn phía Nam 4 km, đây là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo Bộ GTVT cùng các đơn vị liên quan cắt băng khánh thành hầm Hải Vân 2.
Các hạng mục chống thấm, đổ bê tông vỏ hầm và lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm soát an toàn thông minh và hệ thống phòng cháy, cứu nạn đã xong. Hầm có 2 làn xe rộng 7 m, không dải phân cách. Hầm Hải Vân 2 được lắp đặt thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ mới ở các hạng mục như ánh sáng, camera quan sát, thông gió, PCCC&CHCN... Khi đi vào vận hành, công trình sẽ giải quyết tình trạng quá tải ở hầm Hải Vân 1, đáp ứng nhu cầu di chuyển của phương tiện khi lưu thông một chiều mỗi ống hầm, góp phần đảm bảo an toàn giao thông giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng.
Đường dẫn vào hầm Hải Vân 2 phía Đà Nẵng nằm độc lập và thấp hơn đường dẫn vào hầm Hải Vân 1. Hai bên hầm Hải Vân 2 được ốp gạch men. Còn hầm Hải Vân 1 chỉ đơn thuần là áo xi măng, dễ xuất hiện các vết nứt chân chim.
Bên trong hầm Hải Vân 2.
Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc chưa được giải quyết nên hầm Hải Vân 2 chỉ hoạt động 20 ngày trước và sau Tết Nguyên đán. Ông Ngọ Trường Nam, Tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả cho hay, để kịp thời phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán, đơn vị đã đề xuất và thống nhất với bộ GTVT tổ chức vận hành cho các phương tiện lưu thông qua 2 ống hầm trong 20 ngày, từ ngày 1/2 đến hết ngày 21/2, tức ngày 20 tháng Chạp năm Canh Tý đến ngày 10 tháng Giêng năm Tân Sửu.
Sau thời gian trên, đơn vị sẽ đóng hầm Hải Vân 2 và hầm Hải Vân 1 vẫn hoạt động bình thường để giải quyết xong các vướng mắc còn tồn tại.
Nỗ lực khắc phục hoàn toàn hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin tại Việt Nam Sáng 8/1, tại Hà Nội, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020,...