Khánh Hòa: Nuôi loài bò dưới đầm mập mạp, bán hơn 90 ngàn/con
Sau khi thất bại với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, gia đình ông Nguyễn Đắc Anh (thôn Nước Ngọt, xã Cam Lập, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đã chuyển sang nuôi cua thịt thương phẩm kết hợp nuôi cá đối mục và cho hiệu quả kinh tế cao bất ngờ.
Đang chăm sóc những con cua biển dưới đầm, ông Nguyễn Đắc Anh (60 tuổi, thôn Nước Ngọt, xã Cam Lập, TP. Cam Ranh) phấn khởi cho biết: “Vụ này, gia đình tôi thả 2.000 con cua, sau khi chăm sóc còn lại khoảng 1.600 con và gia đình tôi hiện đang xuất bán cho khách hàng với giá dao động từ 280.000 – 380.000 đồng/kg (tùy loại). Riêng sáng hôm nay (16/8) tôi chỉ bán vài con đã cho thu nhập trên 600.000 đồng…”.
Cua nhà ông Anh nuôi trong đầm đạt trọng lượng đạt từ 3 – 4 con/kg, trung bình giá trên 90.000 đồng/con. Nhẩm tính vụ này gia đình ông thu khoảng 4 tạ cua biển và doanh thu mang lại trên 110 triệu đồng”.
Sau thời gian nuôi từ 4- 4,5 tháng, cua trong đầm nhà ông Anh đạt trọng lượng từ 3- 4 con/kg
Theo ông Anh, nếu mọi năm giá cua biển thương phẩm bán ra chỉ từ 95.000 – 180.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay nhu cầu tiêu thụ mạnh, lượng cua khan hiếm trên thị trường nên giá bán ra có phần cao hơn.
Ông Anh chia sẻ: “Với diện tích 3 sào, trước đây gia đình tôi đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng, do làm ăn không có hiệu quả, nên gia đình quyết định chuyển sang nuôi cua biển kết hợp với nuôi cá đối mục. Riêng trong năm 2018, với số lượng thả nuôi 2.000 con cua, gia đình tôi chỉ thu được khoảng 3 tạ cua. Năm nay, do chăm sóc bài bản, cộng với thời tiết thuận lợi nên năng suất vượt trội”.
Vụ này ông Nguyễn Đắc Anh phấn khởi, bởi giá cua tăng cao dao động từ 280.000 – 380.000 đồng/kg
Video đang HOT
Chỉ tay vào đầm nuôi cau của mình ông Anh nói, ngoài cua biển, trong đầm còn 2.000 con cá đối mục đang ở giai đoạn phát triển tốt. Nếu thời tiết và thị trường thuận lợi thì vài tháng nữa xuất bán với giá bình quân 100.000 đồng/kg, cho thu nhập khoảng trên 100 triệu đồng.
Việc nuôi cua biển, kết hợp với cá đối mục đang mang lại hiệu quả bất ngờ và có nhiều ưu điểm. Đặc biệt, cho cua biển chung ao với cá đối mục góp phần giảm chi phí trong quá trình chăm sóc, tiết kiệm được thời gian, ít rủi ro và giảm thiểu ô nhiễm môi trường – ông Nguyễn Đắc Anh cho biết thêm.
Cua biển đang được các chủ vựa, nhà hàng ở tỉnh Khánh Hòa tiêu thụ mạnh, giá bán cua biển đang ở mức khá cao khiến người nuôi cua như ông Anh phấn khởi.
Ông Nguyễn Văn ẤT – Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Lập cho biết, trước đây bà con nông dân chủ yếu nuôi tôm. Tuy nhiên, do sau khi xuất bán xong không có lãi, giá cả vật tư tăng cao nên nhiều hộ chuyển sang nuôi cua biển theo hình thức xen canh, tức nuôi cua biển xen canh với cá đối mục. Phong trào nuôi cua biển đã phát triển khoảng 3 năm trở lại đây và hiện nay địa phương có trên 10 hộ áp dụng nuôi xen canh với các đối tượng khác như nuôi cua biển xen canh cá đối mục.
Ông Nguyễn Văn Ất nhận xét, mô hình nuôi cua kết hợp xen canh các loại thủy sản khác mở ra nhiều triển vọng, giúp nâng cao thu nhập cho người dân vùng ven biển. Hàng năm, Hội Nông dân xã luôn tạo điều kiện cho hội viên vay các nguồn vốn để đầu tư phát triển mô hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản và đồng thời phối hợp với các ngành chức năng tập huấn kỹ thuật giúp người dân nâng cao kiến thức, kỹ thuật nuôi cua biển, kinh nghiệm nuôi cua biển…
Theo Danviet
Khám phá nơi nuôi loài cá song vua đặc sản, mỗi con nặng 30-60 kg
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang (Khánh Hòa) hiện đang nuôi 16 con cá song vua bố mẹ, trọng lượng mỗi con từ 30 đến 60kg.
Giống cá song vua chất lượng cao đang được cơ quan chức năng hoàn tất nghiên cứu để đưa ra thị trường, góp phần giảm thiểu sự lệ thuộc vào nguồn giống không đảm bảo.
Hướng tới tự chủ về con giống
Tiến sĩ Trương Quốc Thái - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang), thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III cho biết, trung tâm đang nuôi thử nghiệm cá song vua thương phẩm.
Các nhà khoa học kiểm tra tình trạng trứng của cá song vua mẹ.
Dự án do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) tài trợ, được triển khai tại Khánh Hòa từ năm 2016, dự kiến kết thúc vào tháng 9-2019. Cá song vua có tốc độ sinh trưởng nhanh, giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc phát triển đối tượng nuôi này còn nhiều khó khăn do chúng ta chưa chủ động về con giống, kiến thức nuôi còn thiếu hụt.
Nằm trong hợp phần do ACIAR tài trợ, dự án phát triển công nghệ cá song vua được triển khai tại 3 nước là Australia, Philippines và Việt Nam. Trong đó, tại Việt Nam tập trung nghiên cứu phát triển kỹ thuật sinh sản, ấp trứng, ương nuôi ấu trùng, sản xuất cá giống và nuôi thử nghiệm thành phẩm cá song vua.
Qua quan sát, tại trung tâm hiện có 16 con cá song vua bố mẹ, trọng lượng mỗi con từ 30 đến 60kg. Song song đó là hệ thống ương nuôi cá giống hiện đại để cho ra đời con giống đồng đều, chất lượng. Theo Tiến sĩ Trương Quốc Thái, với sự hỗ trợ của ACIAR, tới thời điểm này, trung tâm đã trở thành nơi cung cấp nguồn trứng cá song vua uy tín cho nhiều trại sản xuất giống trên cả nước.
Theo lãnh đạo Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, cá song vua thực chất là một loài cá mú. Trong ảnh: Người dân TP Cam Ranh nuôi loài cá mú nghệ. Ảnh: Tiền Phong.
Ngoài ra, trung tâm đã xây dựng thành công quy trình sản xuất giống cá song vua và đã sản xuất được số lượng 80.000 con cá song vua trong năm 2018 với chất lượng tốt. Số con giống cá song vua này được bán trợ giá cho người nuôi trong và ngoài tỉnh.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, hoạt động nuôi thương phẩm cá song vua đang phát triển tốt, do loài cá này có tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng kháng bệnh cao, chống chịu tốt với sự thay đổi của môi trường, chất lượng thịt ngon, được thị trường ưa chuộng.
Nuôi cá song vua cho hiệu quả kinh tế cao
Ông Lê Kim Hòa (thôn Tân Quý, xã Cam Thành Bắc, TP. Cam Ranh) đang thả nuôi 15.000 con cá song vua thương phẩm, ngoài ra còn sản xuất giống để cung cấp cho người nuôi khu vực lân cận.
Ông Hòa cho biết, từ trước đến nay, người nuôi cá song vua chủ yếu nhập con giống từ Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc... Chất lượng con giống không đồng đều, không được bảo hành, tỷ lệ sống thấp. Ngoài ra, việc lệ thuộc vào nguồn giống từ bên ngoài dẫn tới không bền vững, không chủ động.
Những tồn tại nêu trên đã được giải quyết trong khoảng 2 năm qua, khi Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang nghiên cứu thành công việc ương nuôi và cung cấp giống cá song vua cho người nuôi.
"Chất lượng con giống tại đây rất tốt, tỷ lệ sống đạt từ 80 đến 90%, có nơi hơn 90%. Thích nhất là nghiên cứu ngay tại địa phương mình để cho ra đời đàn cá song vua giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở đây; lại rất thuận lợi cho người nuôi cá không phải vận chuyển cá giống quá xa...", ông Hòa cho biết.
Theo ông Hòa, hiệu quả kinh tế được nâng lên nhờ từ việc ra đời cá song vua giống ở ngay tại địa phương. Tùy thuộc vào thời tiết, mật độ, quy trình, kỹ thuật nuôi, nếu mọi sự thuận lợi, từ khi thả nuôi đến khi cá đạt trọng lượng phổ biến 1kg/con là khoảng 11 tháng. Cá song vua hiện nay được bán với giá 180.000 - 280.000 đồng/kg tùy thời điểm. Trừ chi phí, có thể mang lại cho người nuôi loài cá song vua lãi ròng hơn trăm nghìn đồng/kg.
"Thành công của dự án chưa dừng lại ở đây. Bởi số lượng con giống tại trung tâm chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi cá song vua hiện nay trên cả nước. Những năm gần đây, việc phụ thuộc vào nguồn giống cá song vua nhập từ Đài Loan, Trung Quốc... vẫn còn lớn. Vì thế, trung tâm sẽ tiếp tục phát triển dự án này, không ngừng bổ sung, gia tăng đàn cá bố mẹ và nâng cao quy trình công nghệ sản xuất giống để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người nuôi", Tiến sĩ Trương Quốc Thái cho biết.
Theo Hồng Đăng (Báo Khánh Hòa)
Hầu hết nhà hàng ven biển đều gây ô nhiễm, Đà Nẵng khẩn trương xử lý Qua kiểm tra, rà soát, cơ quan chức năng TP.Đà Nẵng phát hiện hầu hết các nhà hàng, quán tạm trên địa bàn thành phố đều gây ô nhiễm môi trường. Sau chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Sở Xây dựng đã đưa ra một số biện pháp cấp bách. Sáng 29/5, ông Thái Ngọc Trung - Phó Giám đốc Phụ...