Khánh Hòa: Mất đất, lở nhà vì “cát tặc”
Việc khai thát trái phép trên sông i khiến nhiều nhà dân sống dọc bờ sông mất đất đai, vườn tược, sạt lở sát móng nhà, nguy hiểm rình rập. Mặc dù đã đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng này nhưng chính quyền dường như vẫn “lực bất tòng tâm”.
Mất đất, sạt lở đụng móng nhà
Sông i chảy qua huyện Diên Khánh và TP Nha Trang (Khánh Hòa) rồi đổ ra biển. Nạn “cá đã hoành hành từ lâu trêng này, tập trung nhất là các xã Diên Phú, Diên Thọ Diên Lạc, Diên Sơn, Diên Phước… của huyện Diên Khánh.
Tại xã Diên Phú, ông Hồ Đắc Thuần, cán bộ địa chính xã, phụ trách tài nguyên môi trường, cho biết: “Tình trạng khai thán địa bàn những năm gần đây diễn ra cực kỳ phức tạp. Việc khai thát trái phép gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng như sạt lở nhà, sụp bờ sông. Nếu tình trạng khai thát tiếp tục kéo dài thì trong một vài năm nữa sẽ để lại hậu quả khôn lường”.
Theo ông Thuần, diện tích đất sạt lở do khai thát trong những năm qua chưa thống kê được số liệu chính xác, nhưng nằm ở khoảng 5.000 – 6.000m2. 10 hộ dân có diện tích đất bị sạt lở, trong đó có nhà bị nặng nhất thì sạt lở đất vào tận móng nhà.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Cóc ở thôn I, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, là một trong những hộ dân bị sạt lở nặng nhất, bức xúc: “Trước đây nhà tôi có khoảng 700m2 diện tích đất vườn ở phía trước nhà để trồng mai Tết và cây ăn quả. Sau đợt mưa lũ năm 2010, gần như toàn bộ diện tích đất này đã bị cuốn xuống, sạt lở đụng vào cả móng nhà. Năm nay, khi mùa mưa lũ lại đến, không biết sẽ xảy ra chuyện chi đây?”.
Một điểm mua bán cát lậu tại xã Diên Phước (Diên Khánh, Khánh Hòa)
Anh Nguyễn Lê Thanh Giang, một người dân khác, đồng tình: “Những đối tượng khai thát trái phép hoạt động từ khoảng 5 giờ sáng đến 8 giờ đêm, những hôm có trăng sáng có khi chúng làm đến tận quá 12 giờ đêm mới thôi. Máy nổ ầm ĩ, người dân không ngủ được. Mỗi khi ghe chở cát chạy qua, dòng lại dậy sóng đánh vào hai bên bờ khiến cho đất đai, vườn tược lại càng dễ bị sạt lở. Bức xúc lắm nhưng biết làm sao đây? Bây giờ mong nhất là có đất tái định cư, sống cho yên ổn chứ giờ sạt đến móng nhà rồi”.
Tại xã Diên Lạc (Diên Khánh), không khó để nhận thấy gần cả chục chiếc ghe đangn hút cát, tiếng máy nổầm ĩ náo động cả một khúc sông. Do khai thát trái phép diễn ra kéo dài và liên tục nên mỗi mùa mưa lũ, nhiều diện tích đất vườn và cả nhà ở của người dân nơi đây cũng đã bị sạt lở, đe dọa trực tiếp đến đời sống người dân.
Bà Đỗ Thị Minh Tỏ, trú ở thôn Phước Lương, xã Diên Thọ, nói: “Sợ nhất là vào mùa mưa lũ, lo sợ khi mình ngủ thì nước lớn cuốn đi hết nên phải chuyển đi chỗ khác ở. Mùa lũ trước nhà cũng bị sập, mới hoàn chỉnh lại nhưng giờ một thời gian lạ bị nứt vách nên rất lo lắng. Trước tình trạng khai thát trái phép, chúng tôi cũng đã báo lên xã, nhưng do chúng hút lén nên cũng khó xử lý được. Nhiều khi chúng hút vào ban đêm, dân phát hiện quá bức xúc nên lấy đá “chọi” nhưng chúng vẫn làm”.
Nhiều diện tích đất ven sông tại xã Diên Phú bị sạt lở
Khó ngăn chặn “cá
Theo báo cáo từ Phòng Môi trường huyện Diên Khánh, trong năm 2010, đội kiểm tra liên ngành huyện đã xử lý 21 trường hợp vận chuyển, 8 trường hợp khác thác trái phép, 1 trường hợp không đúng thiết kế mỏ; tịch thu 2 xe cọc cạch, 7 ghe hút cát, 4 đầu hút và khoảng 200m vòi ống hút; phạt gần 95 triệu đồng. Từ đầu năm 2011 đến nay, đội đã xử lý 16 trường hợp vận chuyển, tịch thu 1 ghe hút cát, phạt gần 21 triệu đồng.
Tuy nhiên, tình trạng khai thát trái phép trên địa bàn vẫn rất “ nóng”, các đối tượng ngày càng có những thủ đoạn tinh vi nhằm qua mặt cơ quan chức năng, vì thế gây không ít khó khăn trong quá trình ngăn chặn, xử lý.
Khi khai thán sông, mỗi ghe thường có hai người, một ở trên cảnh giới, một người ở dưới điều khiển ống hút cát. Nếu có bóng dáng của lực lượng chức năng là ngay lập tức chúng cho chìm ghe bằng cách xả nước đầy vào ghe. Đến khi lực lượng chức năng đi khỏi, chúng mới cho ghe khác tới, dùng máy hút cát từ trong ghe chìm qua để trục vớt lại ghe và lại tiếp tục khai thác.
Theo ông Hồ Đắc Thuần thừa nhận tình trạng trên và khẳng định việc bắt ghe không hề dễ dàng. Trên địa bàn xã có 2 địa điểm mua bán cát là ở thôn 1 xã Diên Phú. Những điểm khai thát hầu hết đều giáp ranh với các xã như Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh… của TP Nha Trang. Biết có người của xã tuần tra thường xuyên nên “cá khi hút cát thì hún địa bàn Diên Phú, nhưng lại tập kết qua một số xã của TP Nha Trang để tiêu thụ, nên chính quyền cũng “bó tay”.
Bên cạnh đó, khi lực lượng xuất quân đi tuần tra thường bị các đối tượng phát hiện trước và tìm cách tẩu thoát. Biện pháp trước mắt, xã huy động lực lượng thành lập các tổ kiểm tra để thay phiên nhau trực 24/24 để ngăn chặn, hạn chế vấn nạn này. Từ đầu năm đến nay, xã Diên Phú đã bắt được 6 chiếc xe trọng tải trên 5 tấn chuyên vận chuyển, mua bán cát. Tại UBND xã, đã thu được 3 chiếc ghe khai thát trái phép trên sông. Mới đây nhất, vào lúc 5 giờ sáng ngày 7/7, lực lượng chức năng xã Diên Phú phát hiện chiếc ghe trên sông và đã huy động lực lượng khống chế hiện trường và tiến hành tổ chức trục vớt ghe, đến 3 giờ chiều đưa được ghe lên bờ.
Một điểm mua bán cát lậu khác tại xã Diên Phú
Bà Võ ThịThu, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Diên Khánh, cho biết: “Nạn hút cát là một trong nhiều nguyên nhân gây ra sạt lở. Để hạn chế tình trạng này, chúng tôi đã thường xuyên tiến hành kiểm tra và xử lý nhiều vụ việc liên quan đết trái phép. Tuy nhiên, “cá vẫnn hoành hành”.
Với tình trạng khai thát trái phép của “cá như hiện nay, không ai dám chắc sau mùa mưa lũ năm nay, sẽ không có nhà nào sống ven bờ sông i rơi vào cảnh mất đất, mất nhà.
Theo Dân Trí