Khánh Hòa không còn yêu cầu tiệm thuốc ‘không bán thuốc hạ sốt’
Chiều 27-6, CDC Khánh Hòa có văn bản đề nghị hướng dẫn lại các cơ sở bán lẻ thuốc “tiếp tục bán thuốc hạ sốt cho người dân”. Như vậy, việc yêu cầu các hiệu thuốc, quầy thuốc “không bán thuốc hạ sốt cho người dân” từ chiều 26-6 đã được thu hồi.
Cảnh một khu dân cư phải phong tỏa vì liên quan đến bệnh nhân COVID-19 ở đường Bửu Đóa, TP Nha Trang (Khánh Hòa) – Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN
Đối với yêu cầu “không bán thuốc hạ sốt cho người dân” theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người tỉnh Khánh Hòa, theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa ( CDC Khánh Hòa) từ 26-6, đã có nhiều ý kiến thắc mắc, không đồng tình từ người dân và các chủ hiệu thuốc, quầy thuốc (xem Tuoitre Online : Vì sao Khánh Hòa yêu cầu không bán thuốc hạ sốt cho người dân?).
Trong công văn gửi vào chiều 27-6, CDC Khánh Hòa có thông tin về việc yêu cầu các hiệu thuốc, quầy thuốc “không bán thuốc hạ sốt cho người dân” trước đó là “để phục vụ công tác truy vết khẩn cấp những người có triệu chứng sốt, ho trên địa bàn tỉnh để tăng cường tư vấn phòng, chống dịch COVID-19″.
Video đang HOT
Đó là do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp, liên quan đến các ca bệnh tại tỉnh và các ca bệnh đi qua nhiều địa phương trong tỉnh, nên “việc tăng cường phát hiện sớm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng là cần thiết”.
Tuy nhiên, trong văn bản mới vừa nêu, CDC Khánh Hòa đã đề nghị các đơn vị y tế có chức năng liên quan khẩn trương hướng dẫn các cơ sở bán lẻ thuốc “tiếp tục bán thuốc hạ sốt cho người dân; thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn 5K của Bộ Y tế đối với người mua thuốc”.
CDC Khánh Hòa còn đề nghị các phòng y tế, trung tâm y tế, đơn vị liên quan và các bệnh viện trong toàn tỉnh thực hiện nghiêm các chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về tăng cường sàng lọc, xét nghiệm nhanh ca bệnh nghi ngờ COVID-19 tại cơ sở y tế, phòng khám và cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, theo yêu cầu chỉ đạo của CDC Khánh Hòa, “các nhà thuốc, quầy thuốc trong tỉnh lưu ý khi có khách hàng đến mua thuốc hạ sốt (Paracetamol, Ipuprofen, Aspirin…) dạng thuốc uống, đặt hậu môn; các thuốc điều trị cảm cúm dạng đơn chất và phối hợp (kể cả thuốc đông y), miếng dán hạ sốt, cần hướng dẫn khách hàng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và khám sàng lọc”.
Đồng thời, các nhà thuốc, quầy thuốc còn được yêu cầu hướng dẫn người mua thuốc khai báo y tế theo quy định đối với các trường hợp mua thuốc điều trị triệu chứng liên quan đến đường hô hấp hoặc sốt, ho, đau họng; báo cáo cho cơ quan chức năng trên địa bàn, cho trạm y tế nơi gần nhất để theo dõi, giám sát các trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Theo CDC Khánh Hòa, trường hợp cơ sở bán thuốc lẻ không thực hiện và để lây nhiễm dịch COVID-19 trong cộng đồng thì cơ sở sẽ bị xử lý theo quy định.
Vì sao Khánh Hòa yêu cầu 'không bán thuốc hạ sốt cho người dân'?
Chiều 26-6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa (CDC Khánh Hòa) đã có thông báo "yêu cầu tất cả các hiệu thuốc, quầy thuốc trên địa bàn toàn tỉnh không bán thuốc hạ sốt cho người dân cho đến khi có thông báo lại".
Khu vực dân cư thuộc đường Bửu Đóa, TP Nha Trang (Khánh Hòa) hiện đang bị phong tỏa vì liên quan bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN
Yêu cầu "không bán thuốc hạ sốt cho người dân" được nêu chung trong "Thông báo tìm người liên quan xe khách Bắc - Nam biển số 15B-036.84" và nêu sau đó trong một văn bản gửi các đơn vị liên quan.
Theo thông báo trên, CDC Khánh Hòa còn yêu cầu tất cả hiệu thuốc, quầy thuốc "khi có người dân mua thuốc hạ sốt phải hướng dẫn đến cơ sở y tế để được tư vấn".
Yêu cầu "không bán thuốc hạ sốt cho người dân" như trên đã gây thắc mắc với nhiều người dân và một số chủ hiệu thuốc, quầy thuốc ở Khánh Hòa. Vì khi đưa ra yêu cầu trên, CDC Khánh Hòa không nêu căn cứ và lý do để người dân và các hiệu thuốc thực hiện.
Trong khi đó nhiều người lo ngại trạm y tế khi đang có dịch bệnh COVID-19 thường đông người, đến đó để mua mấy viên thuốc hạ sốt có khi thêm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Chưa kể, thuốc hạ sốt hiện nay không phải là thuốc cấm, thuốc phải kiểm soát đặc biệt, việc yêu cầu "không bán cho dân" cũng gây thắc mắc về cơ sở pháp lý.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 26-6, giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa Bùi Xuân Minh giải thích yêu cầu của tỉnh "không bán thuốc hạ sốt cho người dân" như CDC Khánh Hòa đã thông báo là nhằm thực hiện các quy định của Bộ Y tế về việc phòng ngừa, phát hiện, điều trị kịp thời bệnh dịch COVID-19.
Theo đó, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, khi người dân bị sốt cần và sử dụng thuốc hạ sốt thì đến các trạm y tế của xã, phường đều sẽ được ghi nhận khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm về COVID-19 và được bán thuốc hạ sốt.
Mục đích của yêu cầu này là để giám sát, xét nghiệm kịp thời cho tất cả người dân ở Khánh Hòa hiện nay có biểu hiện bị sốt để có thể phát hiện, điều trị kịp thời khi có biểu hiện bị lây nhiễm COVID-19. "Đó là để bảo vệ cho bản thân người bị sốt, phòng ngừa dịch bệnh cho người thân, gia đình của họ và cộng đồng, xã hội" - giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa nói.
Khánh Hòa yêu cầu quầy thuốc tây không bán thuốc hạ sốt cho người dân Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa đề nghị lãnh đạo các đơn vị của tỉnh này chỉ đạo các quầy thuốc tây không bán thuốc hạ sốt cho người dân, mà cần hướng dẫn đến cơ sở y tế để được tư vấn. Chiều ngày 26/6, ông Tôn Thất Toàn - Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật...