Khánh Hòa khởi công xây dựng 10 căn nhà tặng người nghèo huyện Vạn Ninh
Ngày 3-10, tại xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh ( Khánh Hòa), Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” tỉnh tổ chức lễ khởi công xây dựng 10 căn nhà tặng người nghèo 2 xã Vạn Khánh và Vạn Thắng.
Các đại biểu dự lễ động thổ xây dựng 10 ngôi nhà.
10 căn nhà được xây dựng lần này có sự tài trợ của các đơn vị: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank tài trợ 500 triệu đồng; Tập đoàn Tôn Hoa Sen ủng hộ 2.000m2 tôn lạnh trị giá 260 triệu đồng và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện đóng góp 200 triệu đồng. Tổng trị giá mỗi căn lên tới 96 triệu đồng…
Đây là hoạt động nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả công tác đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; chăm lo đến đời sống, sinh kế cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong tỉnh; sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đồng hành với tỉnh trong việc xây dựng nhà ở và thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tập trung ở 3 huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Vạn Ninh…
Video đang HOT
Tính đến nay trên toàn tỉnh, Ban chỉ đạo cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” tỉnh Khánh Hòa đã, đang kêu gọi các nhà tài trợ và khởi công được 35 ngôi nhà, có trị giá 96 triệu đồng/ngôi nhà. Phấn đấu từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ hoàn thành kế hoạch xây dựng 100 ngôi nhà cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Đây là công trình thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo hồi phục sức khỏe đàn bò tót
Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo hai Sở Khọc và Công nghệ Lâm Đồng, Ninh Thuận thực hiện các biện pháp chăm sóc nhằm khôi phục sức khỏe đàn bò tót ốm yếu.
Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 3/10 cho biết, đã phối hợp với tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, chỉ đạo các Sở Khọc và Công nghệ đẩy nhanh việc giao đàn bò tót lai từ Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng sang Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận để tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng.
Hiện, tỉnh Ninh Thuận đã đưa nhóm bò này vào đề án bảo tồn nguồn gen bò quý hiếm giai đoạn 2021-2025 để thực hiện các nghiên cứu khoa học cần thiết. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục phối hợp với tỉnh Ninh Thuận đảm bảo công tác bảo tồn và định hướng phát triển đàn bò tót lai.
Bò tót ốm yếu ở trại khảo nghiệm Vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận), ngày 1/10. Ảnh: V iệt Quốc.
Bò tót ( Bos gaurus) hoang dã là loài có nguy cơ tuyệt chủng đã được đưa vào sách đỏ IUCN từ năm 1986. Chúng mang nhiều đặc tính quý như tầm vóc lớn, khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt..., được coi là một nguồn gen quý hiếm cần được bảo tồn và có thể phát triển để phục vụ nhân giống.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, kể từ khi con bò tót đực xuất hiện giao phối với đàn bò nhà tại xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận và sinh ra đàn bò lai F1 năm 2009, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Khánh Hòa đã nhận thấy cần phải nghiên cứu đánh giá tiềm năng di truyền của con lai F1.
Vì vậy, giai đoạn 2012-2015, đề tài liên tỉnh " Nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò lai F1 giữa bò tót (Bos gaurus) và bò nhà (Bos taurus) tại vùng rừng giáp ranh tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng" đã được triển khai với 10 con bò lai F1.
Năm 2015, ba tỉnh trên thống nhất đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép thực hiện nhiệm vụ "Khai thác và phát triển nguồn gen bò quý hiếm tại vùng rừng giáp ranh 3 tỉnh Ninh Thuận - Lâm Đồng - Khánh Hoà".
Căn cứ vào ý nghĩa khoa học trong công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen động vật quý hiếm, Bộ đã phê duyệt triển khai nhiệm vụ theo đúng các quy định. Ngày 15/10/2015, Bộ đã ký Hợp đồng thực hiện đề tài (thời gian thực hiện 2015-2019) và giao Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng làm cơ quan chủ trì, PGS.TS Lê Xuân Thám làm Chủ nhiệm.
Gần bốn năm thực hiện, với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng (ngân sách nhà nước hơn 2,3 tỷ đồng, còn lại ngân sách đối ứng của Lâm Đồng và Ninh Thuận), đề tài đã triển khai với các nội dung nghiên cứu như: duy trì các cá thể bò lai, đánh giá khả năng sinh sản, khả năng chống chịu, sức sinh trưởng, thay đổi phương thức nuôi cùng bò nhà, phân tích bộ nhiễm sắc thể, chọn lọc cá thể bò đực mang gen của bò tót có khả năng sinh sản, chọn bò cái phù hợp để sinh sản...
Đối với nội dung nghiên cứu về sinh sản, dự án đã tạo ra được 3 con bò lai quý hiếm thế hệ F2 mang gen bò tót. "Đây là một kết quả quan trọng, đem đến cơ hội có thể phát triển, nhân đàn bò lai mang nguồn gen bò tót quý hiếm tại Việt Nam", Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết.
Sau khi dự án cấp nhà nước kết thúc, đàn bò được giao cho Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng quản lý, chăm sóc. Mới đây, đàn bò tót ở trại khảo nghiệm được phát hiện ốm yếu, gầy trơ xương.
Sóc Trăng: Nông dân trồng cây đặc sản, nuôi con đặc sản mà thu tiền tỷ Nhiều nông dân ở Sóc Trăng đã mạnh dạn trồng cây đặc sản, nuôi con đặc sản để tạo ra thu nhập tiền tỷ. Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở Sóc Trăng luôn được các cấp hội quan tâm. Hàng năm, Ban...