Khánh Hòa: Hướng tới du lịch an toàn
Sau hơn 1 năm chịu tác động do dịch bệnh Covid-19, ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề, hàng loạt cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, số lượng lao động nghỉ việc ngày càng nhiều.
Tỉnh Khánh Hòa xác định du lịch an toàn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thời điểm này.
Quý I/2021, doanh thu du lịch ở tỉnh Khánh Hòa chỉ đạt hơn 800 tỷ đồng, giảm 3/4 so với cùng kỳ năm trước, số lượng khách cũng chỉ đạt hơn 200 ngàn lượt, bằng 4/5 so với cùng kỳ năm trước. Dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến du lịch cùng nhiều ngành khác đã làm kinh tế tỉnh Khánh Hòa tiếp tục suy giảm.
Ông Đỗ Xuân Tạo, chủ khách sạn Vesna ở phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang cho biết, từ gần 150 nhân viên, đến nay, khách sạn chỉ còn duy trì 20 nhân viên làm việc: “Công suất hiện nay không quá 10%, hàng tháng phải bù lỗ rất nhiều. Chúng tôi đang thực hiện tốt 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Những tháng gần đây đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh cũng đến kiểm tra; nhân viên khách sạn cũng đã có kinh nghiệm hơn 1 năm qua. Nha Trang đã tương đối có kỹ năng về phòng chống dịch bệnh”.
Nhiều khách sạn ở Nha Trang đang hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa vì vắng khách.
Nhiều khu vui chơi ở Khánh Hòa đang dừng hoạt động.
Năm ngoái, du lịch tỉnh Khánh Hòa giảm sâu do không có nguồn khách quốc tế. Nhiều năm qua, các doanh nghiệp ở đây chú trọng thu hút khách quốc tế mà ít quan tâm đến khách nội địa. Hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 đã khả quan hơn nhưng hoạt động du lịch vẫn còn nhiều khó khăn.
Ông Trần Việt Trung, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa cho biết địa phương sẽ tăng cường liên kết với các hãng hàng không, các đơn vị cung ứng dịch vụ, đơn vị lữ hành, khách sạn và điểm mua sắm… để triển khai gói kích cầu quy mô lớn với những sản phẩm, dịch vụ có chính sách giá tốt, thu hút du khách. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết du lịch với vùng duyên hải Nam Trung Bộ, các tỉnh ở Tây Nguyên có địa bàn giáp ranh Khánh Hòa để hình thành thêm sản phẩm tour đa dạng. Sắp tới tỉnh Khánh Hòa sẽ đưa ra các sản phẩm mới, tiên phong trong xu hướng “Một điểm đến mọi nhu cầu”, “Đi du lịch trước, trả tiền sau”.
Video đang HOT
“Thời gian vừa qua chúng ta tập trung quá nhiều cho du lịch biển, thiếu sản phẩm du lịch sinh thái núi. Trong năm vừa rồi, chúng tôi quyết tâm trong suốt thời gian dịch bệnh, không có khách nhưng vẫn phải đưa ra được sản phẩm; ví dụ như khu Trường Sơn, các khu ở phía Tây, sinh thái và các sản phẩm mới khác” – ông Trần Việt Trung cho biết thêm.
Hàng loạt cửa hàng tiếp tục đóng cửa vì ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.
Năm 2021, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục xác định du lịch là ngành kinh tế “mũi nhọn”, đồng thời đẩy mạnh phát triển mạnh nông nghiệp, công nghiệp để bổ sung, tránh lệ thuộc một lĩnh vực. Trước mắt, tỉnh này đang tìm cách tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp. Ngành du lịch tỉnh cũng đang tập trung khai thác thị trường nội địa; có kế hoạch chu đáo, sẵn sàng đón khách quốc tế quay trở lại.
Ông Nguyễn Khắc Định, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết sẽ tiếp tục quảng bá hình ảnh Nha Trang – Khánh Hòa là điểm đến an toàn, thu hút du khách bằng chất lượng dịch vụ và sự thân thiện: “Hiện nay, du lịch an toàn là điều kiện tiên quyết hàng đầu, an toàn điểm đến, an toàn thực phẩm và trên hết là an toàn trước dịch bệnh Covid-19. Đây là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp. Chúng ta phải quảng bá sự an toàn, công bố dịch và công bố hết dịch để khách du lịch yên tâm đến với Khánh Hòa”.
Hải Phòng tháo chốt kiểm dịch Covid-19, xe chở hàng và người nườm nượp ra vào
Sau khi TP.Hải Phòng tháo chốt kiểm soát dịch ở các cửa ngõ ra vào thành phố, lượng xe vận tải và người nườm nượp đổ vào Hải Phòng.
Cụ thể, chốt số 1 tại vị trí chân cầu Đá Bạc - Quốc lộ 10, huyện Thủy Nguyên; chốt số 2 tại phía sau Trạm thu phí đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng xuống nhánh đường 356, quận Hải An; chốt số 3 tại phía sau Trạm thu phí đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nhánh xuống đường 353, quận Dương Kinh;
Chốt số 4 tại phía sau đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nhánh xuống Quốc lộ 10, huyện An Lão; chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 liên ngành tại khu vực chân cầu Nghìn - Quốc lộ 10, huyện Vĩnh Bảo; chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại cầu sông Hóa (do huyện Vĩnh Bảo thành lập); chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại chân cầu Tân Vũ - Lạch Huyện (do huyện Cát Hải thành lập); chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại nút giao Tân Vũ (do quận Hải An thành lập).
Đối với các chốt còn hoạt động, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng chỉ đạo không kiểm soát các phương tiện vận chuyển hàng hóa; duy trì kiểm soát các phương tiện chở người, phương tiện vận chuyển hành khách, phương tiện thô sơ chở hàng hóa, người đi bộ.
Các chủ phương tiện, chủ giao nhận hàng hóa giám sát việc lái xe, phụ xe áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 và chịu trách nhiệm khi lái xe, phụ xe làm lây lan dịch bệnh Covid-19 trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa.
Theo ghi nhận của PV báo Dân Việt, sáng 27/2, sau khi TP.Hải Phòng tháo chốt kiểm soát dịch ở các cửa ngõ, lượng xe vận tải ra vào thành phố Hải Phòng tăng đột biến.
Tại chân cầu Nghìn - Quốc lộ 10 (huyện Vĩnh Bảo) lượng xe vận tải và người ra vào Hải Phòng với mật độ dày đặc, xe vào Hải Phòng mang biển kiểm soát ở các tỉnh khác nhau như Thái Bình, Hà Nội, Nam Định... ra vào Hải Phòng rất nhiều và tăng đột biến.
Tại chân cầu Nghìn - Quốc lộ 10 (huyện Vĩnh Bảo) lượng xe vận tải và người ra vào Hải Phòng với mật độ dày đặc.
Lối ra cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với quốc lộ 10, các phương tiện nườm nượp ra vào cao tốc, không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Cũng trong sáng 27/2, theo ghi nhận của PV báo Dân Việt có mặt tại lối ra cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với quốc lộ 10, các phương tiện nườm nượp ra vào cao tốc, không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Trên quốc lộ 10, hoạt động vận tải diễn ra bình thường như trước khi chưa có dịch bệnh Covid-19.
Một chiến sĩ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ ở khu vực chân Cầu Nghìn cho Dân Việt biết, ngay sau khi Hải Phòng bỏ các chốt kiểm soát dịch thì lượng ô tô vận tải và người vào TP. Hải Phòng tăng đột biến so với những ngày có chốt kiểm soát.
Cũng theo quan sát của PV báo Dân Việt, mặc dù Hải Phòng bỏ chốt kiểm soát dịch ở chân Cầu Nghìn, nhưng ở phía tỉnh Thái Bình vẫn có chốt kiểm soát dịch (do tỉnh Thái Bình thành lập) tất cả các phương tiện chở người mang biển kiểm soát ngoại tỉnh vào Thái Bình đều phải xuống khai báo y tế và đo thân nhiệt.
Mặc dù Hải Phòng bỏ chốt kiểm soát dịch ở chân Cầu Nghìn, nhưng ở phía tỉnh Thái Bình vẫn có chốt kiểm soát dịch (do tỉnh Thái Bình thành lập) tất cả các phương tiện chở người mang biển kiểm soát ngoại tỉnh vào Thái Bình đều phải xuống khai báo y tế và đo thân nhiệt.
Tạm dừng hoạt động một số chốt kiểm soát dịch tại các cửa ngõ ra, vào Hải Phòng Từ 17 giờ ngày 26/2, thành phố Hải Phòng tạm dừng hoạt động một số chốt kiểm soát dịch bệnh liên ngành tại các cửa ngõ ra, vào thành phố. Hướng dẫn công dân khai báo y tế điện tử tại các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Ảnh: TTXVN phát Việc Hải Phòng tạm dừng hoạt động của các chốt kiểm soát...