Khánh Hòa: Hồi sinh làng nghề làm ra thứ trầm thơm nức tiếng
Nguồn vốn từ các chương trình tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Khánh Hòa đã và đang góp phần giúp nhiều làng nghề truyền thống hồi sinh, phát triển, trong đó có làng nghề làm trầm hương vốn nổi tiếng ở đây.
Huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) lâu nay được xem là một huyện mà người dân có nguồn thu nhập đáng kể từ các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống. Có được kết quả trên, nhờ sự tiếp sức của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Vạn Ninh.
Vốn ưu đãi về với làng nghề
Ông Nguyễn Thành Long, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Vạn Ninh cho biết, ngân hàng đang thực hiện nhiều chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong số các chương trình tín dụng của Ngân hàng CSXH có chương trình đang cho vay tạo việc làm, nhất là tại các làng nghề truyền thống. Nhờ đó, nhiều làng nghề, trong đó có nghề làm trầm hương thơm nức tiếng của tỉnh Khánh Hòa đã hồi sinh.
Các làng nghề truyền thống được tiếp vốn ưu đãi đã và đang tạo công ăn việc làm cho các lao động vùng nông thôn có thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững.
Làng nghề làm trầm thơm nức tiếng tại xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đang giúp cho nhiều hộ thoát nghèo
Ngân hàng CSXH đã giải ngân chương trình tín dụng hỗ trợ nguồn vốn cho làng gốm Trung Dõng (xã Vạn Bình); nghề đan dệt lưới (xã Đại Lãnh); làng lưới đăng Khải Lương; làng nghề làm bánh kẹo, đậu phụng (xã Vạn Long), trầm hương mỹ nghệ, chả cá (xã Vạn Thắng),….Làng lưới đăng Khải Lương một trong những làng lưới đăng đầu tiên của tỉnh Khánh Hòa.
Gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Lan thuộc (Lộc Thọ, xã Vạn Long) là một trong những hộ được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi Ngân hàng CSXH cho biết, ngày trước nghề làm kẹo chật vật lắm, làm chủ yếu bằng các công đoạn thủ công nên cung cấp không được nhiều, sản phẩm xuất manh mún nhỏ lẻ.
“Để nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường, tôi đã mạnh dạn vận động các thành viên tham gia thành lập tổ hợp tác sản xuất kẹo dừa, kẹo đậu phụng với 10 thành viên. Khi tham gia tổ hợp tác sản xuất, chúng tôi cùng các thành viên thông qua Hội Phụ nữ xã đã vay được với số tiền 150 triệu đồng/10 hộ vay để đầu tư phát triển sản xuất…”- bà Lan nói
Theo bà Lan, số tiền vay vốn cộng thêm số tiền tích góp nhiều năm qua bà đã đầu tư mua sắm máy móc và nguyên vật liệu sản xuất. Đồng thời, bà hướng dẫn người dân xung quanh sản xuất theo dây chuyền khép kín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên hiệu quả đem lại khá cao.
Video đang HOT
Sản phẩm trầm đang cung cấp cho nhiều địa phương trong cả nước
Đến nay, sản phẩm bánh kẹo của gia đình bà Lan đã được nhiều người trong cả nước biết đến và cung cấp ra các tỉnh thành như: TP.Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Khánh Hòa… Hiện cơ sở của bà Lan tạo công ăn việc làm ổn định cho 10 lao động của địa phương, với mức thu nhập ổn định từ 3 – 6 triệu đồng/người/tháng.
Bà Lan cười khoe, đồng vốn đã phần nào tiếp thêm sức mạnh cho làng nghề nơi đây, nhờ đó mà mua được chiếc máy nướng bánh loại “xịn”, chiếc máy thay thế cho 3 lao động và tiết kiệm được gần 20 triệu đồng/tháng. Nếu không có của vốn của ngân hàng chắc mỗi tháng nai lưng ra trả hàng chục triệu đồng tiền công lao động…
Hồi sinh làng nghề trầm hương nổi tiếng
Có thể thấy rằng, hiệu quả của tín dụng chính sách mang lại cho nhiều bà con nông dân huyện Vạn Ninh đã giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách từng bước thoát nghèo, vươn lên có cuộc sống ấm no và sắm sửa nhiều trang thiết bị trong gia đình.
Và trong hành trình hồi sinh, phát triển của các làng nghề truyền thống, Ngân hàng CSXH chi nhánh huyện Vạn Ninh đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết bài toán thiếu vốn cho người dân làng nghề của các địa phương.
Sản phẩm trầm nổi tiếng của huyện Vạn Ninh và hiện nay làng nghề này đang thật sự hồi sinh
Ông Nguyễn Thành Long, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa chia sẻ: Trong hơn 15 năm xây dựng, phát triển, nguồn vốn tín dụng chính sách đã cùng với nguồn lực của địa phương giúp giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần hỗ trợ nhân dân, các địa phương vực dậy và phát triển các ngành nghề truyền thống, trong đó có nghề làm trầm hương nổi tiếng của đất Khánh Hòa từ xưa.
Theo ông Nguyễn Thành Long, tính đến cuối tháng 9/2019, tổng dư nợ các chương trình tín dụng Ngân hàng CSXH huyện Vạn Ninh đạt trên 365,5 tỷ đồng. Trong số này, dư nợ cho vay giải quyết việc làm theo Nghị định 61/2015 đạt trên 46,7 tỷ đồng với 1.603 lao động. Hiện nay, Ngân hàng CSXH đang tiếp tục triển khai các chương trình vay vốn ưu đãi cho sản xuất, vay hộ nghèo, cận nghèo, nước sạch, giải quyết việc làm, phát triển làng nghề truyền thống,…
Làng nghề làm bánh kẹo xã Vạn Long đang tạo việc làm cho các lao động vùng nông thôn
Bên cạnh đó, Ngân hàng CSXH sẽ tiếp tục tuyên truyền chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, giúp hộ vay biết cách làm ăn, sử dụng đúng mục đích có hiệu quả, hoàn trả gốc và lãi theo quy định. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền để hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, tránh phải tiếp cận tín dụng đen, phi chính thức.
Theo Danviet
Diễn biến mới nhất bão số 5, các tỉnh Nam Trung Bộ cấm biển, cho học sinh nghỉ học
Trước diễn biến cơn bão số 5 tiến nhanh vào đất liền, các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ đang tích cực triển khai phương án ứng phó với phương châm: Tài sản quý giá nhất là sinh mạng của dân.
Vị trí và đường đi của bão sáng 30/10
Bão đổ bộ vào đất liền trong tối nay (30/10)
Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thông tin, do ảnh hưởng hoàn lưu phía Tây của bão số 5 (có tên quốc tế Matmo) tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Hồi 4h ngày 30/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,3 độ Vĩ Bắc; 112,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa, cách đất liền các tỉnh Bình Định - Ninh Thuận khoảng 350km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 - 75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 110km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15 - 20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 16h ngày 30/10, vị trí tâm bão ở trên vùng biển các tỉnh Quảng Ngãi - Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 - 90km/giờ), giật cấp 11.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15 - 20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4h ngày 31/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp nhiệt đới ở trên đất liền các tỉnh Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp
Từ trưa và chiều nay (30/10), trên đất liền các tỉnh Quảng Nam, Ninh Thuận có gió mạnh dần lên cấp 6 - 7, giật cấp 9; các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 10.
Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia nhận định, trong 2 ngày (30 - 31/10), ở các tỉnh/thành từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên có mưa rất to (tổng lượng mưa 300 - 400mm/đợt, riêng Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa 400 - 600mm/đợt). Từ ngày 31/10 đến 2/11 ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 200 - 300mm/đợt, riêng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình 300 - 500mm/đợt).
Lồng bè nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vạn Ninh được di dời vào nơi an toàn. Ảnh: Báo Khánh Hòa.
Không lơ là chủ quan trong phòng chống bão
Để chủ động ứng phó với bão số 5, ngày 29/10, các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ đã có công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trong tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, tăng cường thông tin đến người dân để chủ động phòng tránh, không để xảy ra tình trạng cơ quan, đơn vị lơ là, người dân chủ quan.
Khẩn trương rà soát, kiểm đếm các phương tiện tàu thuyền, thông tin kịp thời, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu, tránh, trú bão an toàn.
Khẩn trương rà soát, kiểm tra những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt; chủ động phương án sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn; chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, tại những khu vực trọng điểm, xung yếu; chuẩn bị phương án cứu trợ, phòng dịch bệnh tại vùng ngập lụt. Hướng dẫn người dân gia cố, chằng chống nhà cửa, cơ sở sản xuất, bảo đảm an toàn khi bão đổ bộ.
Đối với các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh tổ chức trực ban 24/24 giờ; thường xuyên theo dõi diễn biến mưa lũ để chủ động vận hành, tích nước hợp lý đảm bảo an toàn công trình, không để xảy ra lũ nhân tạo do xả lũ, gây thiệt hại cho vùng hạ du.
Ngành giáo dục cho học sinh, sinh viên nghỉ học trong các ngày 30 và 31/10.
Tại Khánh Hòa, Cảng vụ Nha Trang kết hợp với Ban Quản lý Vịnh Nha Trang tiến hành thông báo đến các phương tiện tàu bè du lịch di chuyển, để chủ phương tiện tìm nơi tránh trú an toàn; các ca nô, tàu du lịch đưa về tránh trú ở cảng Hòn Rớ và hoàn thành trong chiều 29/10. Trên bãi biển Nha Trang, các đơn vị tăng cường lực lượng tuần tra, cắm biển cảnh báo nguy hiểm, ngăn ngừa du khách tắm lúc biển động.
Trong khi đó, tại vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh ở huyện Vạn Ninh, chính quyền địa phương cùng người dân đã chủ động thực hiện công tác di dời, tránh trú, gia cố, chằng chống lồng bè để đối phó nếu bão đổ bộ trực tiếp vào khu vực này.
Còn tại huyện Trường Sa, đến trưa 29/10 có 7 tàu cá của ngư dân đang trong hành trình đánh bắt hải sản đã vào âu tàu tại đảo Song Tử Tây trú tránh. Các đảo duy trì kíp trực 24/24 giờ, kịp thời thông báo về diễn biến phức tạp của thời tiết, sẵn sàng giúp đỡ ngư dân và bảo vệ người dân sống trên các đảo.
Các ngư dân Phú Yên giằng neo lại tàu thuyền trước khi bão vào bờ. Ảnh: Anh Ngọc
Với tỉnh Bình Định, trong cuộc họp khẩn cấp chiều 29/10, UBND tỉnh đã yêu cầu các địa phương chủ động triển khai phương án sẵn sàng ứng phó với phương châm "4 tại chỗ", chủ động dự trữ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm cần thiết đề phòng bị chia cắt dài ngày. Túc trực 24/24 giờ, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ cứu nạn, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống, giảm tối thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Cùng chiều 29/10, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức cuộc họp với nhận định, sau bão lượng mưa từ các dòng sông suối khu vực Tây Nguyên đổ về có khả năng gây lũ trên diện rộng trên địa bàn tỉnh.
Do đó các sở, ngành, địa phương, đặc biệt chú trọng việc ứng trực, đảm bảo an toàn các hồ chứa, hồ thủy lợi. Hiện tỉnh này có 50 hồ chứa nước, trong đó 3 hồ thủy lợi dung tích chứa hơn 10 triệu m3 là hồ Phú Xuân, hồ Suối Vực và hồ Đồng Tròn. Các chủ hồ đã tổ chức trực ban, theo dõi sát tình hình thời tiết để có kế hoạch điều tiết hợp lý.
Ở Quảng Ngãi, UBND tỉnh đã yêu cầu tạm dừng hoạt động tuyến giao thông vận tải thủy Sa Kỳ - Lý Sơn, đảo Lớn - đảo Bé. Các hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân huyện đảo Lý Sơn cũng tạm dừng. Hơn 300 tàu cá đánh bắt gần bờ và gần 40 lồng bè nuôi trồng thủy sản của ngư dân Lý Sơn đã được đưa vào vũng neo trú tàu thuyền, đảm bảo kỹ thuật, tránh va đập gây thiệt hại về tài sản.
Theo Kinhtedothi
Tìm người thân cho bé sơ sinh sinh non tử vong tại bệnh viện Sau quá trình điều trị, chăm sóc tích cực, tuy nhiên tình trạng bệnh quá nặng, bé sơ sinh không qua khỏi. Trong suốt thời gian điều trị, từ khi tiếp nhận bệnh nhân đến nay, không có người thân đến nhận cháu bé. Ngày 29/10, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hòa cho biết, sau quá trình chăm sóc và điều...