Khánh Hòa: Dùng xe thiết giáp hỗ trợ người dân vùng ngập lụt, sạt lở vì bão số 9 Usagi
Ngoài quân số là 453 người, các lực lượng (bộ đội, công an, dân quân…) tại Khánh Hòa còn sử dụng đến xe thiết giáp… để hỗ trợ, di dời dân ở các địa phương có mưa lớn, ngập lụt, sạt lở, chia cắt giao thông.
Bộ đội dùng xe thiết giáp hỗ trợ người dân các vùng ngập sâu, sạt lở, giao thông chia cắt ở Khánh Hòa. Ảnh: T.B
Chiều 25.11, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa cho biết, trong ngày, để bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ người dân tại các địa phương mưa lớn, ngập lụt, sạt lở, chia cắt giao thông, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, các lực lượng vũ trang đóng chân trên địa bàn và lực lượng dân quân xung kích của các địa phương, với tổng số là 453 người.
Đáng chú ý, ngoài con người, tại 2 địa phương là TP Cam Ranh và TP Nha Trang (2 địa phương bị ngập nặng nhất), các lực lượng được sử dụng phương tiện cứu hộ đặc biệt là xe thiết giáp, Uaz….
Theo đó, tại TP Cam Ranh, lực lượng tham gia gồm 257 người còn TP Nha Trang lực lượng tham gia là 42 người.
Tối 25.11, một tổ lực lượng cùng phương tiện gồm 1 xe chỉ huy, 1 xe thiết giáp, 1 xe cứu thương, 3 xe tải… di chuyển vào TP Cam Ranh ứng cứu người dân vùng ngập lụt. Ảnh: T.B
Người và phương tiện luôn trong tư thế sẵn sàng, nếu người dân vùng ngập lụt, bị chia cắt… có yêu cầu.
Video đang HOT
Tối 25.11, một tổ lực lượng cùng phương tiện gồm 1 xe chỉ huy, 1 xe thiết giáp, 1 xe cứu thương, 3 xe tải… di chuyển vào TP Cam Ranh ứng cứu người dân vùng ngập lụt.
Tính đến chiều 25.11, toàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, đường sá ngập sâu, sạt lở và nhiều nhà dân bị ngập cục bộ…
NHIỆT BĂNG
Theo LĐO
Bà Rịa-Vũng Tàu xuất hiện sóng cao 3m do bão số 9
Đến chiều 24-11, Bà Rịa-Vũng Tàu đã xuất hiện tình trạng mưa lớn, sóng biển đánh cao từ 2,5 m đến 3 m. Đây là địa phương trọng điểm của bão số 9, nhiều điểm xung yếu.
Chiều 24-11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác đã đi thực địa tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu để kiểm tra công tác phòng chống bão số 9. Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng của cơn bão số 9 đang gần bờ.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (áo đen) cùng đoàn kiểm tra công tác phòng, chống bão tại Bà Rịa-Vũng Tàu
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đến trưa 24-11, toàn tỉnh có gần 5.000 tàu đã vào bờ an toàn, số khác đang hoạt động ngoài vùng nguy hiểm. Các địa phương đã rà soát các khu vực xung yếu, các vùng có nguy cơ cao, lên phương án chi tiết sơ tán theo kế hoạch phòng chống thiên tai.
Theo đó, số người phải sơ tán là hơn 97.000 người, trong đó sơ tán tại chỗ gần 40.000 người, sơ tán tập trung hơn 25.000 người. Hiện có khoảng 1.500 du khách vẫn đang lưu trú tại các khách sạn trên địa bàn tỉnh (cả huyện Côn Đảo).
Bộ trưởng thăm hỏi những người dân sơ tán đến trường học tại huyện Đất Đỏ
Hiện Bà Rịa-Vũng Tàu có 55 công trình thủy lợi, gồm các hồ chứa, đập nước và đê ngăn mặn... Trữ lượng của các công trình hiện đang đạt 72,67% dung tích thiết kế. Dự kiến 4 công trình sẽ xả lũ gồm Hồ chứa nước Sông Ray, hồ Sông Hỏa, hồ Đá Đen và đập dâng Cầu Mới, thời gian xả lũ dự kiến từ 8 giờ ngày 25-11 đến 8 giờ ngày 5-12.
Trong những ngày qua, Bà Rịa-Vũng Tàu liên tục chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn người dân chằng chéo nhà cửa, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng... Đối với các địa phương xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc), thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ) chỉ đạo di dời 100% người dân ra khỏi nơi xung yếu, nguy hiểm.
Biên phòng Bà Rịa-Vũng Tàu phát loa thông báo ngư dân lên bờ
Sau thời gian khảo sát tại một số huyện có biển, tại cuộc họp Đoàn công tác ghi nhận hiện ở Bà Rịa-Vũng Tàu đang có sóng biển khoảng từ 2,5 đến 3 m gần bờ, sóng lớn nên cần phải cẩn thận, nên sơ tán những người dân ở gần biển về vùng an toàn. Ở Bà Rịa-Vũng Tàu chiều nay cũng đã xuất hiện tình trạng mưa giông kèm theo gió mạnh.
Bà Rịa-Vũng Tàu xuất hiện tình trạng sóng cao từ chiều 24-11
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết dự kiến bão số 9 tiếp cận đất liền vào đêm nay và rạng sáng ngày mai, đây là cơn bão không quá lớn nhưng nguy hiểm, không thể chủ quan được. Bộ trưởng lo ngại về việc cơn bão số 9 rơi vào khu vực Đông Nam Bộ là vùng rất ít bão, nếu công tác chuẩn bị không cẩn thận dễ rơi vào tâm lý chủ quan. Ngoài ra, bão đổ bộ vào thời điểm triều cường đang cao, tương tác với gió mùa Đông Bắc, lại vào ban đêm, cộng hưởng nhiều yếu tố nên khả năng mưa lớn.
Người dân huyện Đất Đỏ sơ tán lên trường học
Theo Bộ trưởng, Bà Rịa-Vũng Tàu xác định là địa phương trọng điểm của bão, đây là tỉnh có vùng xung yếu rất nhiều, địa bàn có nhiều nguy cơ tiềm ẩn, lại phát triển ngành thủy sản, nuôi trồng.
Bà Rịa-Vũng Tàu họp chỉ đạo phòng, chống bão
Bộ trưởng cũng biểu dương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thực hiện nghiêm công điện của Thủ tướng. Tuy nhiên, ông yêu cầu tỉnh này tiếp tục rà soát lại tổng thể các phương án chống bão, từ nay cho đến tối tiếp tục thực hiện việc di dời dân và chủ động lên phương án đề phòng ở mức cao nhất.
Bài-ảnh: Ngọc Giang
Theo nld.com.vn
Di dời khẩn hơn 500 dân ở Cần Giờ để tránh bão số 9 Chính quyền địa phương đã chia ra nhiều tổ đi vận động, di dời hơn 500 người dân ở xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM) đến nơi tránh bão an toàn. Trước diễn biến khó lường của cơn bão số 9 (bão Usagi) đang dịch chuyển xuống phía Nam, sáng 24.11, lực lượng dân quân tự vệ, bộ đội Biên phòng...