Khánh Hòa: Đàn khỉ 200 con quậy phá người dân Ninh Ích
Ngày 9.2, bà Bùi Thị Thùy Liên, Chủ tịch UBND xã Ninh Ích (TX.Ninh Hòa, Khánh Hòa), cho biết vừa có báo cáo gửi UBND thị xã về việc một đàn khỉ khoảng 200 con thường xuyên về quậy phá người dân khu vực đồi Núi Bé, thôn Ngọc Diêm.
Theo bà Bùi Thị Thùy Liên, thời gian qua, UBND xã Ninh Ích nhận được phản ảnh của người dân về một đàn khỉ thường xuyên quậy phá. Sau đó, địa phương đã phối hợp Hạt kiểm lâm Ninh Hòa tiến hành giám sát hoạt động của đàn khỉ.
Chủ tịch UBND xã Ninh Ích cho hay, khoảng vài năm trước, một số người dân thôn Ngọc Diêm đi đánh bắt cá ngoài biển, gần khu vực Hòn Thị (Đảo Khỉ), có phát hiện khỉ con đang bơi ngoài biển nên bắt về nhà nuôi, việc này diễn ra nhiều lần. Khi khỉ lớn, người dân không muốn nuôi nữa nên đã thả ra ngoài đồi Núi Bé để chúng sống tự nhiên và dần dần đã hình thành nên đàn khi nhiều như bây giờ.
Những ngày gần đây, đàn khỉ này thường xuất hiện tại nhà dân vào lúc 7 – 9 giờ và từ 16 -18 giờ để tìm kiếm thức ăn mà người dân trồng trọt, chăn nuôi như: chuối, bắp, trứng gà…
Theo thống kê, có gần 60 hộ dân bị ảnh hưởng do đàn khỉ quấy phá. “UBND xã cùng Hạt kiểm lâm Ninh Hòa đã tổ chức tuyên truyền cho các hộ dân sống dọc theo khu vực này về các quy định của pháp luật liên quan tới việc bảo vệ, quản lý động vật hoang dã đồng thời đã vận động 27 hộ dân sinh sống tại khu vực đồi Núi Bé ký bản cam kết về việc bảo vệ và không săn bắt đàn khi nói trên”, bà Liên cho hay.
Bà Liên cũng cho biết đây chỉ là biện pháp tạm thời, bởi số lượng đàn lớn và tình trạng hoạt động của chúng hiện nay đã làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người dân tại khu vực này. Nếu không có cách để xử lý đúng, những con khỉ có thể trở nên hung dữ sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân, nhất là trẻ em.
“Để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt của người dân đồng thời có biện pháp để bảo vệ loài động vật hoang dã này khỏi nguy cơ bị săn bắt trái phép, UBND xã Ninh Ích đã kiến nghị UBND TX.Ninh Hòa quan tâm và cho ý kiến chỉ đạo các cơ quan chức năng cùng phối hợp với địa phương để có biện pháp xử lý”, bà Liên thông tin về hướng xử lý đàn khỉ quậy phá người dân.
Video đang HOT
Đi kiện voi rừng
Bất lực, bức xúc vì voi rừng liên tục về quậy phá, người dân ở Nghệ An đã phải làm đơn "kiện voi", đề nghị chính quyền bồi thường tài sản và có biện pháp xử lý.
Nhưng quả thực, việc "bắt nhốt" hay "xử phạt" voi là quá khó.
Voi rừng "đại náo"
Những ngày qua, chuyện voi rừng về tận nhà dân để tìm thức ăn trở thành câu chuyện nóng hổi và đầy lo âu của người dân bản Đôm 1, xã Châu Phong (H.Quỳ Châu, Nghệ An). Cư dân ở đây không xa lạ với 2 con voi rừng này nhưng việc chúng mò vào tận nhà để tìm thức ăn và lững thững "đi dạo" trên tỉnh lộ 544 là điều chưa từng thấy.
Anh Sầm Văn Chung, một người dân địa phương, kể khuya 10.12, con voi rừng bất ngờ xuất hiện ở đầu bản. Nó đi theo tuyến tỉnh lộ 544 rồi lững thững tiến vào nhà ông Trương Văn Hà. Ông Hà thấy voi đến sát nhà thì hốt hoảng chắp tay van xin. Con voi bất ngờ đổi hướng, đi sang nhà bà Lương Thị Thái cách đó một quãng, bẻ cây đu đủ để ăn. Sau đó, con voi cái này tiếp tục sang nhà ông Lương Văn Mai giật tung cánh cửa nhà bếp. Thấy voi xuất hiện, gia đình ông Mai hoảng hốt tri hô rồi tháo chạy khỏi nhà.
Con voi ở xã Châu Phong kiếm ăn gần tỉnh lộ 544. Ảnh K.HOAN
Nhiều người dân chạy đến, dùng xoong chảo, loa và các vật dụng khác tạo tiếng động mạnh để xua đuổi nhưng con voi không hề sợ hãi. Nó lục tung căn bếp của gia đình ông Mai và ăn hết 2 xô cơm rượu. Ăn xong, con voi có biểu hiện say, đi loạng choạng rồi đến khu đất ở bìa rừng cách đó chừng 300 - 400 m nằm ngủ.
"Nó xuất hiện và luẩn quẩn ở sát bản cả tháng nay rồi, ngày nó kiếm ăn ở khu vực bìa rừng, đêm nó lại ra đường, xuống bản", anh Chung kể. Cũng theo anh Chung, đêm 7.12, con voi này đến sát nhà văn hóa bản Đôm 1 để ăn mía của người dân. Người dân và tổ phản ứng nhanh của xã đến xua đuổi nhưng voi không sợ. Sau đó, nó di chuyển lên rừng, phá nát một cái lán. Sáng hôm sau, con voi này ra tỉnh lộ 544 "đi dạo", lực lượng kiểm lâm phải lập 2 chốt chặn cảnh báo người dân không qua lại để tránh nguy hiểm.
Chiều 14.12, PV Thanh Niên có mặt trên tỉnh lộ 544, cách bản Đôm 1 khoảng 1 km và chứng kiến con voi quanh quẩn kiếm ăn gần sát tuyến đường này. Một số người đi đường hiếu kỳ dừng lại xem, reo hò thì voi chui vào rừng. Bà Lương Thị Hà, một người dân địa phương, cho biết ở đây có một voi mẹ cùng một voi con đã trưởng thành và thường đi với nhau. Vào cuối tháng 10 vừa qua, 2 con voi này ra phá nhiều cây trồng của người dân. Sau khi bị xua đuổi, chúng vào lại rừng và từ đầu tháng 12 đến nay, người dân chỉ thấy xuất hiện một con, con còn lại không rõ đã đi đâu. Những người cao tuổi ở địa phương cũng cho biết cặp voi này là hai mẹ con còn sót lại của một đàn voi từng sinh sống trong các khu rừng trên địa bàn.
Cơ quan chức năng cắm nhiều biển báo ở xã Châu Phong để cảnh báo người dân. Ảnh K.HOAN
Cách xã Châu Phong chừng 40 km, một con voi rừng khác cũng đang khiến người dân 2 xã Bắc Sơn và Nam Sơn (H.Quỳ Hợp) mất ăn mất ngủ. Dẫn PV đến xem dấu vết voi vừa về quậy phá nhà cách đó vài hôm, ông Vi Văn Danh (ngụ bản Tăng, xã Nam Sơn) lo lắng: "Dạo này "bà" về suốt, chúng tôi sợ "bà" phá nhà, quật chết người nên không dám ngủ!".
Con voi xuất hiện ở xã Bắc Sơn và xã Nam Sơn là cá thể duy nhất còn sót lại trong đàn voi khá nhiều con từ hàng chục năm trước. Vài năm gần đây, nó xuất hiện thường xuyên gần khu dân cư, ban đêm vào tận nhà dân để kiếm ăn. "Đêm khuya, cứ nghe tiếng chó sủa dồn là y như "bà" về. Chúng tôi dùng đủ cách xua đuổi nhưng "bà" không sợ", ông Danh kể. Tháng trước, con voi này đến nhà ông ăn hết 2 bì cám ngô để dưới sàn nhà rồi thêm hũ măng chua cất trên gác nhà sàn. Đang ngủ, nghe tiếng chó sủa dồn và tiếng động bên ngoài, ông Danh cầm đèn pin ra soi thì hoảng hồn thấy con voi đang khua vòi lên gác nhà sàn kiếm thức ăn. Ăn xong, nó còn đến tận chân cầu thang nhà sàn để nghịch quả bóng. Cách đây ít tháng, nó cũng là thủ phạm quật chết bò của gia đình ông Danh đang thả trong rừng.
"Bà" voi về, các ruộng lúa bị phá nát, ruộng mía cũng tan hoang. "Nó mà quật phải người thì rất nguy. Chúng tôi yêu cầu phải đưa nó đi nơi khác hoặc nhốt lại để đảm bảo an toàn cho dân, nhưng yêu cầu nhiều rồi mà chưa thấy có biện pháp gì", chị Mạc Thị Nga, một cư dân ở đây, than thở. Ông Danh cũng cho biết ông và một số người dân đã làm đơn kiện voi gửi chính quyền, đề nghị đền bù thiệt hại do voi gây ra và có phương án di dời voi đến khu vực khác. Theo báo cáo của UBND H.Quỳ Hợp, trong năm 2021, con voi này đã gây thiệt hại khoảng 120 triệu đồng cho nhân dân 2 xã Bắc Sơn và Nam Sơn.
Ông Vi Văn Danh và khúc gỗ nhà sàn của gia đình ông bị voi rừng quật gãy. Ảnh K.HOAN
Cách nào để xử lý voi ?
Nghệ An hiện có 5 đàn voi với khoảng gần 20 con cùng một số con sống đơn lẻ. Điều đáng lo ngại là gần đây, các cá thể voi đơn lẻ có xu hướng xung đột nhiều hơn với người dân khi liên tục tìm đến các khu dân cư để kiếm ăn. "Chúng tôi cũng chỉ biết tuyên truyền người dân tránh, không làm hại voi, đồng thời kiến nghị tỉnh sớm có phương án để bảo vệ voi và bảo vệ tài sản, đảm bảo an toàn cho người dân", ông Nguyễn Thanh Hoài, Chủ tịch UBND H.Quỳ Châu, nói.
Nhận định về tình trạng voi rừng có xu hướng xung đột nhiều hơn với người dân, ông Trần Xuân Cường, Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát, cho biết có thể do sinh cảnh bị tác động khiến môi trường sống và thức ăn thay đổi. Đàn voi 8 con ở Pù Mát cũng từng nhiều lần kéo về khu vực sát nhà dân tìm thức ăn khi rừng bị phá để trồng cao su. Tuy nhiên, khoảng 4 năm lại đây, sau khi rừng cao su phát triển, đàn voi này không còn ra khu dân cư.
Theo PV tìm hiểu, năm 2013, tỉnh Nghệ An đã phê duyệt đề án khẩn cấp bảo tồn đàn voi rừng, tuy nhiên đến nay vẫn khó thực hiện vì thiếu kinh phí. Ông Trần Xuân Cường, Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát, cho biết để bảo vệ voi và bảo đảm an toàn cho người dân, vườn đã lập các đội phản ứng nhanh ở các xã voi rừng thường về kiếm ăn để xử lý các tình huống xung đột giữa voi rừng với người dân. Về phương án di chuyển voi để nhập đàn, ông Cường cho rằng cần phải nghiên cứu kỹ vùng sinh cảnh nơi đến, nơi đi có tương đồng hay không. Chưa kể, để di chuyển voi phải bắn thuốc mê trong điều kiện voi sinh sống ở vùng rừng có đồi núi dốc nên đây cũng là giải pháp không dễ thực hiện.
Ruộng lúa ở xã Nam Sơn bị voi giày. Ảnh CTV
Hiện nay, ngoài 3 con voi rừng nói trên, tại xã Chi Khê (H.Con Cuông) cũng có một con voi cái đang sống đơn độc trong rừng thường tìm đến nhà dân để kiếm thức ăn. Con voi này khá hiền, một số người đã tiếp cận nhưng nó không phản ứng, tấn công. "Chúng tôi cũng vừa khuyến cáo chính quyền cần tuyên truyền, thông báo để người dân không chủ quan", ông Cường nói. Cách địa điểm con voi này đang sống khoảng 30 km có một đàn voi 8 con sinh sống ở vùng đệm của Pù Mát. Tuy nhiên, do bị chia cắt bởi đồi núi và sông suối nên việc tái nhập đàn cho con voi cái là rất khó. Vì vậy, trong lúc vẫn chưa có kinh phí và phương án khả thi để bảo tồn những "bà" voi này thì người dân vẫn phải tiếp tục chịu cảnh thấp thỏm sống chung với voi rừng!
Lại thêm một con khỉ hoang quậy phá, vào nhà dân trộm hoa quả trên bàn thờ Con khỉ hoang màu vàng, nặng khoảng 8 kg, xuất hiện ở khu vực ngõ 521 Trương Định (P.Tân Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) từ nhiều ngày nay đang quậy phá làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Những ngày gần đây, nhiều hộ dân sinh sống xung quanh khu vực ngõ 521 Trương Định (P.Tân Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đang...