Khánh Hòa chỉ đạo làm rõ dự án đổ đất đá xuống Vịnh Nha Trang
Lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có chỉ đạo, giao cho Sở TN&MT tiến hành kiểm tra dự án Champarama Resort & Spa ở khu vực Bãi Tiên (phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang) sau khi dự án bị cho là đổ đất đá nhô ra Vịnh Nha Trang.
Khu vực thực hiện dự án Champarama Resort & Spa (TP Nha Trang, Khánh Hòa) trên khu đất dự án “Nàng tiên cá” cũ
Sáng 22/9, trao đổi với PV Dân trí, ông Huỳnh Ngọc Bông, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa, người phát ngôn UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết, lãnh đạo UBND tỉnh này vừa có chỉ đạo, giao cho Sở TN&MT tiến hành kiểm tra dự án Champarama Resort & Spa ở khu vực Bãi Tiên (phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang). Người phát ngôn UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết, sau khi có kết quả chính thức từ Sở TN&MT thì sẽ thông tin tới báo chí.
Trước đó, vào giữa 9/2017, người dân đã phản ánh tại khu vực triển khai dự án, nhiều xe tải, xe ben đã tiến hành đổ đất đá lên mặt nước Danh thắng quốc gia Vịnh Nha Trang. Đất đá được đổ kéo dài hàng trăm mét, nhô ra phía biển đã làm mất vẻ đẹp tự nhiên của bãi biển nơi đây.
Giải thích với báo chí, phía đại diện chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Khu du lịch Champarama, cho rằng: “Không tin dự án có sai phạm” vì đã chỉ đạo dự án này rất rốt ráo, rất kỹ. Việc lấn biển mới là không có, thực tế là xây dựng trên diện tích đất dự án cũ trước đó.
Theo Giấy chứng nhận đầu tư, Công ty Cổ phần Khu du lịch Champarama được phép thực hiện dự án Champarama Resort & Spa tại khu đất ven biển Bãi Tiên (phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang).
Video đang HOT
Theo đó, mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp, với các chức năng: nghỉ dưỡng, dịch vụ thể thao, spa, nhà hàng, hội nghị… Dự án rộng 44ha với tổng vốn đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng; thời gian thuê đất là 50 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Theo tìm hiểu, dự án nói trên đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định 1938/QĐ-UBND ngày 5/7/2016. Theo đó, quy mô dự án hơn 44 ha đất liền, bao gồm khu B: 28,8 ha và khu C: 15,61 ha. Quyết định phê duyệt này của UBND tỉnh Khánh Hòa ghi rõ, dự án không bao gồm diện tích mặt nước biển liền kề.
Mặc dù quy định là như thế nhưng dự án nói trên đang có dấu hiệu đi ngược lại tinh thần Quyết định 1938 của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có chỉ đạo, giao cho Sở TN&MT tiến hành kiểm tra dự án Champarama Resort & Spa
Trao đổi với báo chí, một lãnh đạo Chi Cục Bảo vệ Môi trường (Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa) cho hay: Đối với các dự án có liên quan đến mặt nước biển Vịnh Nha Trang thì phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường nghiêm ngặt, phải có ý kiến của Bộ TN&MT, cùng các bộ ngành liên quan.
Theo tìm hiểu, dự án Champarama Resort & Spa chính là khu đất thuộc dự án Khu du lịch Rusalka (tiếng Nga nghĩa là “Nàng tiên cá”) được cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa cấp chứng nhận đầu tư cho Công ty Đầu tư và phát triển du lịch Rus-Invest-Tur (RIT) từ năm 2000, với tổng vốn đầu tư khoảng 15 triệu USD.
Trong quá trình triển khai dự án thì năm 2005, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty RIT – ông Nguyễn Đức Chi. Sau khi được trả tự do vào đầu năm 2010, ông Chi thành lập Công ty Cổ phần Du lịch Trọng Điểm Nha Trang để tiếp tục thực hiện dự án Khu du lịch Rusalka, với tên gọi mới là Khu nghỉ dưỡng Champarama.
Theo Dân Trí
Lũ lên nhanh, An Giang xả 2 đập thủy lợi
Do mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và vùng hạ lưu sông Tiền, sông Hậu tiếp tục lên nhanh, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang cho xả lũ 2 đập Tha La và Trà Sư vào sáng 22/9 như thông báo trước đó.
Nhằm chủ động trong việc ứng phó với mưa lũ, đảm bảo an toàn sản xuất vụ Thu Đông năm 2017 và yêu cầu phục vụ dân sinh trong vùng Tứ giác Long Xuyên, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, Công ty Trách nhiệm hữu hạn-Một thành viên Khai thác thủy lợi An Giang thông báo việc vận hành xả lũ 2 đập Tha La và Trà Sư vào ngày 22/9.
Đối với các cống trên tuyến lộ 955A thuộc địa bàn thành phố Châu Đốc sẽ vận hành theo yêu cầu sản xuất vụ Thu Đông của địa phương. Riêng cống Nhơn Thới, huyện Tịnh Biên sẽ vận hành mở cống nhằm làm giảm áp lực lên hai đập và hạn chế ô nhiễm môi trường nước trong vùng.
Như thông báo trước đó, sáng ngày 22/9 UBND tỉnh An Giang cho xả đập Tha La và đập Trà Sư
Ông Trần Thiện Phương, Phó giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác thủy lợi An Giang cho biết, hiện mực nước lũ sông Cửu Long ở mức báo động 1. Cụ thể, ngay thời điểm xả lũ, nước ngoài đập xả Tha La là 2,99m, trong đập là 1,98m (cao hơn cùng kỳ năm ngoái là 1,07m ngoài đập và 0,49 trong đập), chênh lệch cột nước là 1,01m. Đập Trà Sư mực nước ngoài đập đạt 2,97m, trong đập là 2,05m (so cùng kỳ năm ngoái trong đập là 0,36m và ngoài đê là 1,12m), chênh lệch cột nước là 0,92m.
Năm nay, do lũ về sớm và lớn hơn mọi năm nên thời gian xả lũ sớm hơn gần tháng so với năm trước. Việc xả lũ ở 2 đập Tha La và Trà Sư nhằm vận hành linh hoạt, đảm bảo tính an toàn cũng như kiểm soát lũ của hai đập này với vùng Tứ Giác Long Xuyên được tốt hơn.
Năm nay lũ về sớm, cá tôm nhiều hơn mọi năm nên bà con chuyên sống nghề câu lưới rất phấn khởi
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn An Giang, ngày 22/9, mực nước tại các trạm đầu nguồn đo được như sau, tại Tân Châu: lũ đạt mức 3,30m; cao hơn so với cùng cùng kỳ năm 2016 là 0,33m. Tại Châu Đốc, lũ đạt mức 2,96m; so với cùng kỳ năm 2016 cao hơn 0,37m. Tại 2 đập Tha La và đập Trà Sư khu vực thương lưu, mực nước đo được vào ngày 22/9/2017 đã trên 2,99m và 2,97m; cao hơn hạ lưu từ 1m đến 1,12m.
Còn theo Trung tâm dự báo Khí tượng, Thủy văn Trung ương, ngày 22/9 mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và sông Sài Gòn đang lên. Mực nước cao nhất ngày (21/9), trên sông Tiền tại Tân Châu: 3,25m; trên sông Hậu tại Châu Đốc: 2,88m, tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long, sông Sài Gòn ở mức báo động 2 - báo động 3.
Trong 1-2 ngày tới, mực nước sông Cửu Long tiếp tục lên sau đó xuống. Đến ngày 26/9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu xuống mức 3,15m; tại Châu Đốc xuống mức 2,75m, tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long, sông Sài Gòn xuống dưới mức báo động 1.
Trong quá trình mở đập xả lũ, các địa phương trong vùng nếu có yêu cầu đóng đập để bảo vệ an toàn đê bao tiểu vùng thì báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang.
Theo Dân Trí
"Hung thần" xe ben làm rơi hàng tấn đất xuống đường rồi bỏ chạy Chiếc xe ben hàng chục tấn chở đầy hàng nhưng không che chắn kỹ đã gây sự cố làm hàng tấn đất đổ xuống đường giao thông. Điều đáng nói là tài xế không dừng lại giải quyết mà bỏ chạy luôn khiến người dân rất bức xúc. Đến 11h trưa nay (22/9), lượng CSGT Công an quận 9 (TPHCM) vẫn đang tiến...