Khánh Châu – nhớ một bàn tay
Tôi băng qua chiều ngang bán đảo Triều Tiên, đến Khánh Châu (đây là âm tiếng Hán của Gyeongju, thủ đô của Triều Tiên thời Shilla – Tân La) vào một chiều mưa lạnh, ngồi ăn lẩu nóng ở một lữ quán ven đường. Mưa ở đâu cũng buồn.
Dù đi đâu tôi cũng nhớ về khung cảnh cái chiều mưa ấy, xe lẳng lặng chạy trên freeway đồi núi trập trùng, mọi người trong xe im lìm say ngủ, cảnh cuối thu sang đông mưa buồn khôn tả. Tôi thích những gì khẳng khiu trơ trụi buồn bã, như thích những cái gì sexy bốc lửa tựa mắt anh Jun Jin Moo. Đặc biệt, thích mấy cái trạm dừng chân trên đường cao tốc của Hàn, sạch sẽ hối hả, một chút đông đúc giữa quạnh hiu.
10h đêm, bên ngoài khách sạn Commodore, mưa vẫn nặng hạt.
Commodore nằm ở một vùng quê yên ả, xa nơi dân cư. Nghe nói trường Kyung Hee là một nơi tuyệt đẹp, nhưng nhìn 4 phía chỉ thấy đêm đen. Tôi mở cửa nhìn ra bao lơn ven hồ, mưa thánh thót rơi trên những chùm lá kim, không nghe tiếng lộp độp như trên tàu lá chuối.
Từ bar vọng ra tiếng nhạc jazz uể oải. Jazz bao giờ cũng kích thích, nhất là trong đêm mưa vắng. Cô ca sĩ mắt huyền như người digan cùng anh trọc đầu chơi sax, một bản gì đó rất quen mà tôi không muốn nhớ. Những ngọn đèn lồng đỏ treo cao lơ lửng bên hàng lan can đá lao ra mặt thung tĩnh lặng. Những đèn lồng Hội An -Nhật – Tàu – Hàn… khiến tôi không hề phân biệt được. Tôi chỉ thấy đỏ như tình yêu u ám, thấy buồn và sầu như một nàng cung nữ, tối tối ngồi đợi xe để đi qua.
Tôi đi ngẩn ngơ ra chỗ khúc ngoặt, chợt nghe thấy những tiếng thở dài gấp gáp bên bức tường gạch xưa, như trong bài hát Pháp Je t’aime moi non plus. Khung cảnh trĩu nước, khiến tôi lại nhớ đến truyện Paustovski.
Tôi đi vào tiền sảnh vắng lặng, ngồi vào ghế, nhìn sang bar và thấy anh đầu trọc đánh mắt cười. Trời mưa, tỉnh lạ, nhạc buồn làm tôi lại ngập tràn ham muốn được uống một cái gì đó: cà phê, trà nóng hay rượu mạnh?. Nhưng tôi đã không vào bar, không phải vì tiếc 10 USD mà vì muốn hưởng thú nghe nhạc chầu rìa, dưới trời mưa lạnh. Trời lạnh nhưng lòng nóng và thèm một bàn tay.
Tại sao tôi lại ngồi đây? Phải chăng chờ đến ngày mai đi thăm những lăng mộ cổ Tumuli? Mình có biết những ai đã nằm trong đó đâu. Mình chưa đọc một truyện nào của Hàn. Kiến trúc dân gian Triều Tiên mình hầu như chẳng biết gì. Những hàng cột đá lan can như những linga. Lúc ấy, nhạc đã chuyển sang Người yêu dấu ơi, Sayonara. Và mình cũng sắp say goodbye với xứ này khi chưa kịp quen. Càng gần đến lúc xa, càng không ngủ được.
Tôi lên phòng bó gối nhìn ra mặt hồ đêm mù mưa, chờ đến khi ánh lê minh ửng một màu yếu ớt trên hồ. Thuốc lá Hàn rất nhẹ, như một tiếng thở không sâu. Sáng mới thấy xung quanh hồ là núi. Ở đâu trên đất này cũng thấy đồi núi trập trùng.
Tôi đã thức một mình suốt bao đêm mưa. Thức một mình để rồi mai chia tay, biết đến bao giờ lại ngồi nghe mưa nơi xứ lạ suốt đêm. Mấy ngày nay cả đoàn đã quay cuồng tham quan seminar, shopping, đằng đẵng trên ôtô và hớn hở nhìn những tấm bảng sale off 10.000W qua cửa kính xe. Nhưng tôi vẫn cố tìm dáng núi. Thật là tuyệt vời khi nhìn đâu cũng thấy núi. Nhất là hôm Seoul trời nắng, từ cửa sổ khách sạn nhìn thấy ánh tà huy rực rỡ trên đỉnh Namsan.
Video đang HOT
Theo VNE
Về Hàn Quốc ngắm mùa thu vàng
Cả triệu du khách từ nhiều nơi đang đổ về Hàn Quốc du ngoạn khi các hàng cây ngân hạnh, phong ở Gyeongju, Seoul trổ lá vàng đỏ rực rỡ.
Một con đường nhỏ dẫn vào khu du lịch Andong Hahoe thuộc tỉnh Gyeongju. Khách liên tục đổ về khiến cho vùng ngoại ô buồn tẻ bỗng trở nên sôi động đã một tháng qua.
Tại thủ đô Seoul, khách du lịch nối dài đi dọc trên một trong những con đường lãng mạn nhất, nơi đi qua Phủ Tổng Thống. Trong số này có rất nhiều đoàn đến từ Việt Nam.
Kể từ cuối tháng 9 đến hết tháng 11, các hàng cây ngân hạnh, phong ở khắp xứ Kim Chi bắt đầu đổi màu dần từ phía Bắc xuống Nam.
Lá phong đỏ rực, còn ngân hạnh vàng tươi. Trên các triền núi ở ngoại ô cũng rực rỡ hai màu này khiến cho nhiều khu vực như một bức tranh đẹp đến mê đắm lòng người.
Thời tiết khá lạnh nhưng luôn có nắng vàng nhẹ. Sáng và tối nhiệt độ khoảng từ 7 đến 10 độ C, buổi trưa nóng hơn, khoảng trên 12 độ.
Giống như Việt Nam, Hàn Quốc có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Tuy nhiên mùa đẹp nhất chính là thời điểm này.
Bầu trời luôn xanh ngắt, không khí trong lành, thoáng đãng, lòng người thư thái, nhẹ nhõm.
Năm 1971, chính quyền Hàn Quốc đã chọn ngân hạnh làm loài cây chính của Seoul.
Nhiều nhà làm phim truyền hình Hàn Quốc đã chọn những con đường lãng mạn như thế này để quay phim trong đó phải kể đến 'Bản tình ca mùa đông' được nhiều khán giả Việt Nam ưa thích.
Những cảnh tưởng như chỉ có trong phim nhưng ngoài đời không hề thiếu, lác đác những đôi trai gái tình tứ dắt tay nhau đi dạo dưới ánh nắng chiều sắp tàn.
Không chỉ có khách đến từ các nước lân cận, chính người Hàn Quốc cũng tranh thủ đi từ địa phương này sang địa phương khác để ngắm khung cảnh mùa thu.
Tại thủ đô Seoul, khu vực cung điện Chang Deok Gung là nơi gây mê đắm lòng người hơn cả.
Chang Deok Gung là một trong 5 cung điện lớn của Hàn Quốc, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Có những nơi khiến cho du khách cảm giác như đây là cảnh sắc châu Âu bởi những thảm lá vàng rực dưới gốc cây.
Những người cầm máy ảnh khó lòng kiềm chế để lăn xả tạo ra những bức hình đẹp nhất.
Đường phố Seoul qua cửa kính ô tô.
Các bãi xe du lịch luôn đông đúc, thậm chí có nơi hết chỗ đỗ.
Theo Zing
10 điểm đến của những người giàu nhất thế giới Các tỷ phú thường thích lựa chọn những nơi có phong cảnh tuyệt đẹp với sự riêng tư được bảo đảm cao nhất, và có một điều chắc chắn là ở một mức giá chỉ có giới siêu giàu mới có thể đáp ứng được. 1. Đảo Necker của Richard Branson Necker là một hòn đảo tư nhân nằm trong quần đảo Bristish...