Kháng thuốc kháng sinh có thể giết chết 10 triệu người mỗi năm
Liên hợp quốc (UN) cảnh báo ngày càng có nhiều loại thuốc kháng sinh mất khả năng chống lại các bệnh lây nhiễm. Điều này sẽ khiến thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế trầm trọng. Dự báo số người chết do kháng thuốc kháng sinh sẽ lên đến con số 10 triệu người vào năm 2050 nếu tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi vẫn tiếp diễn. Hậu quả kinh tế của việc này được cho là nặng nề tương đương với khủng hoảng tài chính.
UN cho biết các bác sĩ và nông dân ở nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang lạm dụng kháng sinh trong khám chữa bệnh và chăn nuôi. Ảnh: UN
Theo thống kê, kháng kháng sinh đã cướp sinh mạng của 700.000 người trên thế giới hàng năm. Trong đó, trong đó có 230.000 trường hợp tử vong do kháng thuốc chữa bệnh lao. Các thủ tục trước đây được coi là thông thường như phẫu thuật thay khớp gối hay đẻ mổ sẽ trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều, trong bối cảnh vi khuẩn kháng kháng sinh…
Nguyên nhân là do kháng sinh được sử dụng rộng rãi, kéo dài, tình trạng lạm dụng làm cho các loại vi rút thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc. Từ đó, thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả. Tình trạng kháng thuốc không chỉ là mối lo ngại của các bác sĩ lâm sàng trong điều trị mà còn là thảm họa chung đối với sức khỏe cộng đồng. Thật đáng buồn, vấn đề này bị phần lớn Chính phủ các nước phớt lờ.
Số lượng các bệnh nhiễm trùng ngày càng tăng đang trở nên khó điều trị hơn khi các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị trở nên kém hiệu quả. Tốc độ nghiên cứu và bào chế thuốc kháng sinh thế hệ mới hiện không kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc. Trong bốn năm từ 2010 – 2014, mới chỉ có 4 loại kháng sinh mới được phát triển và đều ở trong các nhóm thuốc hiện có, trong khi đó khoảng thời gian từ năm 1980 – 1984, phát triển được 19 loại.
Theo tiến sĩ Haileyesus Getahun, Giám đốc nhóm điều phối của Liên hợp quốc về kháng kháng sinh khuyến cáo Chính phủ các nước cần nhận thức được mối nguy hiểm của vấn đề và có hành động kịp thời. Ông cũng kêu gọi các nước giàu giúp các quốc gia nghèo cải thiện hệ thống y tế và khuyến nghị thành lập hội đồng liên chính phủ mới, giống như hội thảo về biến đổi khí hậu, để giải quyết vấn đề kháng kháng sinh.
Ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây ra kháng kháng sinh. Ảnh: New York Times
Sau hai năm nghiên cứu, tiến sĩ Haileyesus Getahun cùng nhóm của mình đã đưa ra một báo cáo gồm các khuyến nghị như: Cấm sử dụng các loại kháng sinh quan trọng đối với gia súc, gia cầm trên toàn cầu nếu chưa cần thiết; hỗ trợ tài chính để các công ty dược phẩm phát triển các dạng thuốc kháng sinh đời mới; siết chặt việc bán thuốc kháng sinh mà không có đơn của bác sĩ…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra nguyên nhân của việc sử dụng kháng sinh bừa bãi đó là vấn đề thiếu và ô nhiễm nguồn nước. Thiếu nước sạch cũng như hệ thống tiêu thoát nước còn lạc hậu khiến hàng triệu người tại các nước đang phát triển mắc bệnh. Nhiều người trong số họ quá nghèo để có khả năng đi khám. Thay vào đó, họ tự mua thuốc kháng sinh giá rẻ để chữa bệnh. Tuy nhiên, đôi khi họ vô tình mua phải thuốc giả. Đây là vấn nạn vẫn thường xảy ra tại châu Phi, là nguyên nhân của hàng triệu ca tử vong mỗi năm.
Việt Nam thuộc nhóm nước kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Trong khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn hiệu quả thì Việt Nam đã phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. Đáng lo ngại hơn, nước ta đã xuất hiện một số loại siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột. Từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra cộng đồng đã tăng gấp hai lần. Có tới 88% kháng sinh tại thành thị được bán mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỷ lệ này lên đến 91%.
Nguyên nhân chủ yếu, do người bệnh tự ý mua thuốc kháng sinh, dùng kháng sinh không đủ ngày, đủ liều… Ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm; dược sỹ tự bán thuốc kháng sinh cho bệnh nhân mà không có đơn của bác sĩ cùng với những bất cập trong nhiễm trùng bệnh viện… cũng góp phần làm cho tình trạng kháng thuốc ngày càng trầm trọng.
Theo tuoitrethudo.com.vn
Cảnh báo: Kiểu hôn lãng mạn cặp đôi nào cũng đã thử qua có thể là nguyên nhân khiến bạn lây bệnh lậu ở cổ họng
Nghiên cứu mới đây lại báo cáo rằng bệnh lậu có thể lây lan chỉ qua con đường... hôn miệng.
Bệnh lậu là một trong những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Không những thế, nó còn được đánh là nguy hiểm bởi mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một chủng đặc biệt của căn bệnh này có khả năng kháng thuốc và lây lan nhanh chóng, trở thành vấn đề cực kì lo ngại. Nếu như trước đây các giả định cho rằng bệnh lậu chỉ có thể lây truyền qua quan hệ tình dục trực tiếp (có sự tiếp xúc với bộ phận sinh dục) thì nghiên cứu mới đây lại báo cáo rằng bệnh lậu có thể lây lan chỉ qua con đường... hôn miệng.
Bệnh lậu là một trong những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến.
Theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ở Melbourne (Úc) được công bố trên tạp chí Sexually Transmitted Infections (Nhiễm trùng tình dục), hôn sâu (hay còn gọi là hôn kiểu Pháp hoặc hôn bằng lưỡi) có thể là con đường làm lây lan bệnh lậu.
Để phân tích xem bệnh lậu ở cổ họng có thể được truyền qua nụ hôn sâu hay không, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 3.091 người đàn ông tại một trung y tế công cộng lớn ở Melbourne từ năm 2016-2017. Tất cả những người bao gồm là đồng tính hoặc lưỡng tính. Phó giáo sư Eric Chow của Trung tâm sức khỏe tình dục Melbourne nói với tờ The Independent rằng việc lựa chọn các đối tượng như trên là có chủ ý vì bệnh lậu phổ biến ở cộng đồng này hơn là ở người dị tính ở Úc.
Bệnh lậu có thể phát triển ở trực tràng, cổ họng hoặc mắt và ngày càng trở nên khó điều trị do một số chủng nhiễm trùng có khả năng kháng kháng sinh.
Theo truyền thống, các nhà vận động y tế công cộng luôn khuyên mọi người sử dụng bao cao su để giảm nguy cơ mắc bệnh lậu. Nhưng sau phát hiện mới thì có thể thấy lời khuyên này có vẻ không đủ.
Những người tham gia được yêu cầu điền vào một cuộc khảo sát mô tả các hành vi tình dục của họ với các đối tác nam trong 3 tháng qua và phải nói rõ 3 vấn đề:
- Có hôn nhưng không quan hệ tình dục,
- Quan hệ tình dục nhưng không hôn,
- Hôn và quan hệ tình dục.
Kết quả thu được cho thấy số người chỉ có hôn mà không có quan hệ tình dục là thấp nhất (1,4%) nhưng tỉ lệ những người đàn ông này cho kết quả dương tính với bệnh lậu cổ họng cao hơn hẳn so với những người chỉ quan hệ tình dục mà không hôn.
Điều này khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng bệnh lậu ở cổ họng có thể lây lan chỉ qua việc hôn lưỡi. Nhưng họ nói rõ rằng nghiên cứu này chỉ mang tính quan sát và do đó, có thể xác nhận nguyên nhân và kết quả.
Bệnh lậu ở cổ họng có thể lây lan chỉ qua việc hôn lưỡi.
Nhận xét rằng bệnh lậu có thể lây truyền qua nụ hôn, ông Chow Chow cho biết thêm rằng sử dụng nước súc miệng sát trùng có thể là một cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh lậu họng. "Điều này đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh bệnh lậu có khả năng kháng thuốc cao (hay còn gọi là siêu lậu)", ông nói thêm.
Tuy nhiên, Chow giải thích rằng cần nghiên cứu thêm và nhóm của ông hiện đang thực hiện một thử nghiệm lâm sàng kiểm tra xem liệu sử dụng nước súc miệng hàng ngày có thể ngăn ngừa bệnh lậu hay không. Nếu nó hoạt động, nó có thể là một cách can thiệp đơn giản và rẻ tiền cho mọi người.
Các triệu chứng bệnh lậu ở phụ nữ có thể bao gồm:
- Đau khi đi tiểu.
- Tiết dịch âm đạo bất thường.
- Ra máu giữa các kì kinh nguyệt.
Đối với nam giới, các triệu chứng mắc bệnh lậu có thể bao gồm:
- Viêm bao quy đầu.
- Tiết dịch bất thường từ đỉnh dương vật.
Theo Helino
Thay đổi thời tiết khiến cho căn bệnh này trở nên tồi tệ hơn Ô nhiễm nguồn nước, không khí, thời tiết trở nên khắc nghiệt không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người mà còn tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Do nhiệt độ toàn cầu tiếp tục gia tăng, biến đổi khí hậu càng ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng tới hành tinh của chúng ra. Ô...