Kháng thể suy giảm sau khi tiêm mũi nhắc lại vaccine ngừa COVID-19
Theo nghiên cứu công bố ngày 19/7 tại Mỹ, các mũi tiêm nhắc lại vaccine ngừa COVID-19 tạo ra lượng kháng thể trung hòa cao đối với biến thể Omicron, song lượng kháng thể này suy giảm đáng kể trong vòng 3 tháng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho giáo viên tại một trường học ở Dayton, Ohio, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Cell Reports Medicine, các nhà khoa học đã thử nghiệm và đánh giá hiệu quả bảo vệ của hệ thống miễn dịch qua thời gian ở những người trên 18 tuổi đã hoàn thành liều cơ bản vaccine ngừa COVID-19. Kết quả cho thấy gần như tất cả loại vaccine đang lưu hành tạo ra lượng kháng thể trung hòa cao đối với dòng phụ BA.1 của biến thể Omicron. Tuy nhiên, số lượng kháng thể suy giảm từ 2,4 đến 5,3 lần trong vòng 3 tháng kể từ khi tiêm các mũi nhắc lại.
Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này phù hợp với các báo cáo công bố gần đây cho thấy, ở những người đã tiêm liều cơ bản vaccine ngừa COVID-19 và tiêm một mũi nhắc lại, khả năng bảo vệ chống lại virus SARS-CoV-2 đã suy yếu trong đợt lây nhiễm Omicron.
Giới chuyên gia Australia công bố chiến lược điều chỉnh vaccine phòng COVID-19
Ngày 2/11, các nhà nghiên cứu tại Viện Nhiên cứu y khoa Garvan của Australia đã công bố nghiên cứu mới, trong đó đưa ra chiến lược điều chỉnh vaccine ngừa COVID-19 nhằm ngăn ngừa sự phát triển của các biến thể của virus SARS-CoV-2.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho sinh viên tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí Immunity, các nhà khoa học đã đánh giá mức độ kháng thể có thể được sản sinh sau khi tiêm các loại vaccine trong tương lai, đồng thời đánh giá mức độ hiệu quả của các kháng thể đối với những biến thể của virus SARS-CoV-2 trong tương lai.
Giáo sư Chris Goodnow, Giám đốc điều hành Phòng thí nghiệm Viện Garvan, đồng tác giả nghiên cứu trên, cho biết chiến lược phòng ngừa virus SARS-CoV-2 của các loại vaccine hiện nay có thể giảm dần hiệu quả theo thời gian. Cụ thể, các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay, nhằm vào các protein đột biến SARS-CoV-2, mang lại hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng cũng như giảm mức độ lây nhiễm. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các biến thể mới trong tương lai do sự lây lan rộng của virus có thể đảo ngược hiệu quả chiến lược ngăn ngừa của các loại vaccine hiện nay.
Nhóm nghiên cứu đã tìm ra một phát hiện đáng chú ý khi xem xét các kháng thể được tạo ra bởi một loại virus có liên quan là virus SARS-CoV-1 - loại virus gây ra dịch SARS năm 2003. Các kháng thể trên có khả năng nhằm vào các khu vực nhiễm virus SARS-CoV-2 trên cơ thể ít nhạy cảm với các đột biến của virus hơn. Điều này được cho là có thể mở ra việc nghiên cứu các kháng thể này nhằm phát triển một loại vaccine hiệu quả với các biến thể mới.
Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị ứng phó với các biến thể có khả năng "lẩn tránh vaccine" hiện nay. Các chuyên gia đã phát triển một liệu pháp kháng thể có khả năng ngăn chặn bằng phương pháp vật lý đối với thụ thể trên cơ thể người mà virus SARS-CoV-2 cần bám vào trước khi có thể lây nhiễm.
Các nhà khoa học khẳng định mục tiêu cuối cùng của nhóm là phát triển một loại vaccine có thể ngăn ngừa tất cả biến thể trong tương lai.
Phát hiện mới về lượng kháng thể giảm sau một thời gian tiêm vaccine Đài truyền hình Thụy Điển ngày 28/9 đưa tin nghiên cứu mới tại một bệnh viện ở thủ đô Stockholm cho thấy lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 giảm nhanh hơn so với các kết quả phân tích trước đây. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Cairo, Ai Cập ngày 26/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN Nghiên...