Kháng thể nhân tạo: Hy vọng mới trong điều trị Covid-19
Trong lúc thế giới đang chờ các loại vaccine ngừa Covid-19, một bước tiến lớn trên mặt trận phòng chống dịch bệnh này rất có thể đến từ một liệu pháp công nghệ sinh học đang được sử dụng rộng rãi trong phòng chống ung thư và những bệnh rối loạn khác: các kháng thể được “thiết kế” đặc biệt để tấn công virus.
Các kháng thể được kích hoạt trong máu của một bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc. (Nguồn: Shutterstock)
Việc phát triển những kháng thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm để nhắm vào virus là hoạt động nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà khoa học hàng đầu. Bác sĩ Anthony Fauci, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, gọi những kháng thể này là “một ván cược gần như chắc thắng” nhằm chống lại Covid-19.
Khi một virus vượt qua được hệ thống phòng vệ đầu tiên của cơ thể, cơ chế miễn dịch được kích hoạt, dẫn đến việc sản sinh những tế bào nhắm vào “kẻ xâm nhập”. Những tế bào này gồm những kháng thể nhận dạng và xâm nhập virus, ngăn ngừa nguy cơ lây lan nhiễm trùng. Các kháng thể đơn bào là bản sao của các protein phát sinh tự nhiên này.
Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu vai trò chính xác của những kháng thể trung tính trong cơ thể người bình phục từ Covid-19, song nhiều hãng dược tin rằng, đây chính là các kháng thể, hoặc là nền tảng cho những nghiên cứu nhằm ngăn chặn đà tiến triển của loại dịch bệnh hiện đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người trên khắp thế giới.
Giám đốc điều hành hãng dược Regeneron Christo Kyratsous cho biết: “Kháng thể có thể chặn đứng nhiễm trùng. Đó là một thực tế. Regeneron đang thử nghiệm một hỗn hợp gồm 2 kháng thể, mà chúng tôi tin là có thể hạn chế khả năng lây lan và xâm nhập của virus hơn là chỉ có một kháng thể đơn lẻ. Nghiên cứu và những dữ liệu hữu hiệu của loại hỗn hợp này hy vọng sẽ được hoàn thành vào cuối mùa Hè hoặc đầu mùa Thu tới”.
Tháng 6 vừa qua, chính phủ Mỹ đã ký hợp đồng với Regeneron trị giá 450 triệu USD nhằm cung cấp thuốc điều trị Covid-19 nếu các thử nghiệm lâm sàng cho kết quả tích cực. Các công ty như Eli Lilly và Co. LLY.N, AstraZeneca, Amgen, và GlaxoSmithKline đã được chính phủ Mỹ cho phép huy động các nguồn sản xuất nhằm gia tăng nguồn cung cấp nếu bất cứ loại nào trong số thuốc mà họ nghiên cứu chứng tỏ được hiệu quả điều trị.
Dư luận cũng đang bùng phát những tranh cãi rằng, liệu một kháng thể duy nhất có đủ mạnh để ngăn chặn Covid-19 hay không. Astrazeneca cho biết, công ty này đang có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người bằng hỗn hợp gồm 2 kháng thể trong vòng vài tuần tới.
Tháng 6 vừa qua, Công ty Lilly, đơn vị đã bắt đầu thử nghiệm trên người hai “ứng cử viên” kháng thể trong những cuộc thử nghiệm riêng, hiện đang chú trọng đến khuynh hướng chỉ dùng một loại thuốc.
Không giống như vaccine, vốn kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, tác động của kháng thể sẽ dần phai nhạt. Các công ty dược cho biết, kháng thể đơn bào có thể tạm thời làm ngưng nguy cơ nhiễm trùng và bội nhiễm ở những người có nguy cơ cao như nhân viên y tế và những người lớn tuổi. Kháng thể này cũng có thể được dùng như một biện pháp chữa trị tạm thời cho tới khi vaccine có thể được dùng rộng rãi.
Video đang HOT
Phil Pang, nhà nghiên cứu hàng đầu của tập đoàn công nghệ sinh học Vir Biotechnology cho biết, doanh nghiệp này sẽ cùng đối tác GSK bắt đầu thử nghiệm một kháng thể đối với những người nhiễm Covid-19 nhưng không cần phải nằm việc trong tháng tới. Ông cho biết, cuộc thử nghiệm dự kiến kéo dài 6 tháng.
Mark Brunswick, Phó Chủ tịch tập đoàn dược phẩm Sorrento Therapeutics nói: “Kháng thể có lợi thế ở chỗ, về căn bản là sẽ tạo ra một hệ miễn dịch tức thì”.
Trước lo ngại về việc virus corona chủng mới SARS-CoV-2 có thể kháng lại một kháng thể cụ thể nào đó, các nhà nghiên cứu đã bắt tay vào nghiên cứu các hợp chất thế hệ thứ hai có mục tiêu khác hơn là chỉ nhắm vào gai protein hình vương miện mà Covid-19 dùng để xâm nhập các tế bào.
Tạp chí Nature mới đây vừa đăng tải một bài viết của các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã phát hiện một vài kháng thể mới và rất mạnh nhắm vào một vị trí khác của virus cũng như các gai protein mà chưa ai chú ý tới.
Một trong số các tác giả của nghiên cứu, Giáo sư David Ho – làm việc tại Đại học Colombia (Mỹ), nói: “Để ngăn chặn khả năng kháng thuốc của virus, người ta cần phải nhắm vào những vị trí khác nhau của loại virus này”.
Thời gian để người ta sử dụng loại “vũ khí mới” cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Giáo sư vi sinh học Florian Krammer, Trường Y Icahn, New York, nói: “Việc dùng kháng thể sau khi bị nhiễm bệnh có thể không giúp được gì. Sử dụng kháng thể sớm có thể sẽ đem lại hiệu quả cao hơn”.
Dùng huyết tương người khỏi điều trị bệnh nhân Covid-19 như thế nào?
Theo chuyên gia, đây là phương pháp điều trị duy nhất để ngay lập tức cung cấp kháng thể cho người bệnh, nhằm khống chế hoặc tiêu diệt virus.
Hướng đi mới trong điều trị Covid-19
Sau khi được Bộ Y tế phê duyệt, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiến hành vận động những bệnh nhân Covid-19 đã điều trị khỏi hiến huyết tương, để phục vụ nghiên cứu phương pháp điều trị mới.
Theo TS Đinh Văn Tráng, Phụ trách khoa Vi sinh - Sinh học Phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cũng là điều phối chính của Đề tài, trong bối cảnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho Covid-19, phương pháp dùng huyết tương của người bệnh đã hồi phục được đánh giá là một hướng đi mới có tiềm năng, nhằm bổ sung thêm công cụ cho bác sĩ trong điều trị, đặc biệt là những trường hợp bệnh tiến triển trung bình và nặng.
TS Đinh Văn Tráng, Phụ trách khoa Vi sinh - Sinh học Phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
"Nhiều loại thuốc kháng virus, từ thuốc kháng HIV cho đến thuốc sốt rét đều đã được thử nghiệm lâm sàng ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, chúng không thực sự hiệu quả trong điều trị Covid-19. Do đó, người ta phải nghĩ đến phương án mới" - TS Tráng phân tích.
Về nguyên lý của phương pháp này, TS Tráng giải thích, truyền huyết tương có thể làm tăng phản ứng chống lại virus ở người, giúp hệ thống miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn. Đây là liệu pháp kháng thể thụ động, liên quan đến việc sử dụng kháng thể chống lại 1 tác nhân để phòng ngừa hoặc điều trị bệnh truyền nhiễm do tác nhân đó gây ra.
Huyết tương là máu khi đã tách hết các tế bào máu. Huyết tương có màu vàng nhạt, lỏng, chiếm 55% thể tích máu. Huyết tương chứa rất nhiều protein, hormone và các chất khác.
Chuyên gia này nêu dẫn chứng: " Ví dụ tác nhân là virus SARS-CoV-2, chúng ta dùng huyết tương của người mắc bệnh đã hồi phục, vốn đã chứa kháng thể, truyền vào bệnh nhân Covid-19, để trung hòa virus trong cơ thể người đó".
Kháng thể thụ động là phương pháp điều trị duy nhất để ngay lập tức cung cấp kháng thể cho người bệnh, nhằm khống chế hoặc tiêu diệt virus.
Huyết tương người khỏi bệnh: Cứu cánh của nhiều đại dịch
Trên thực tế, đây là phương pháp không hề mới mẻ. Vào đầu thế kỉ 20, huyết tương người bệnh đã hồi phục đã được sử dụng để ngăn chặn sự bùng phát của các dịch bệnh gây ra bởi virus như viêm đa cơ, sởi, quai bị và cúm.
Phương pháp này cũng đã chứng minh được tính hiệu quả với các dịch bệnh gây ra bởi virus thuộc họ corona như dịch SARS (bùng phát năm 2003) và dịch MERS (bùng phát năm 2012).
"Nhìn từ lịch sử, kháng thể thụ động là cứu cánh rất lớn cho các đại dịch" - TS Tráng nhấn mạnh.
Hiện tại, cũng đã có một vài báo cáo nhỏ lẻ về thành công bước đầu của phương pháp kháng thể thụ động được thực hiện ở Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.
"Nhìn từ lịch sử, kháng thể thụ động là cứu cánh rất lớn cho các đại dịch. Hiểu đơn giản, với một lượng người khỏi bệnh thì bằng phương pháp này cũng sẽ có thêm một lượng như vậy bình phục" - TS Tráng nhấn mạnh.
Đã có 5 người đăng kí hiến huyết tương
Nhóm nghiên cứu kì vọng huyết tương của người khỏi sẽ có thể cứu các bệnh nhân nghiên trọng thoát khỏi nguy cơ tử vong. Đồng thời, ngăn chặn bệnh nhân ở mức độ nặng hoặc trung bình nặng tiến triển trầm trọng hơn.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả những người đã từng mắc Covid-19 hiến huyết tương, để hỗ trợ cho công tác điều trị bệnh nhân, nói rộng ra là chung tay cùng cả nước chống lại đại dịch" - TS Tráng nhấn mạnh.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kêu gọi những bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi tham gia hiến huyết tương
Cũng theo chuyên gia này, từ thời điểm bắt đầu vận động đến nay, đã có 5 người đăng kí hiến huyết tương. Qua sàng lọc, hiện có 2 người đã đủ điều kiện để hiến, trong đó có 1 bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã từng bị lây nhiễm chéo virus SARS-CoV-2 trong quá trình điều trị bệnh nhân Covid-19.
Người đủ điều kiện hiến huyết tương phải từng mắc Covid-19 nhưng đã khỏi (xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, không còn triệu chứng lâm sàng...), sau xuất viện 14 ngày trở lên, tuổi từ 18 đến 65, nặng trên 50 kg với nam và trên 45kg với nữ. Người hiến sẽ được khám sàng lọc trước để đảm bảo không mang các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV, giang mai...
Đề tài nghiên cứu mang tên: "Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân bị Covid-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương của người bệnh đã phục hồi"
TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương làm đồng chủ nhiệm đề tài.
Hy vọng mới trong điều trị Covid-19 bằng thuốc viêm khớp Các bác sĩ đang tiến hành nghiên cứu về thuốc viêm khớp có thể giúp ngăn chặn tình trạng hệ miễn dịch tấn công cơ thể do Covid-19, từ đó giảm nguy cơ tử vong. Đại dịch Covid-19 vẫn đang là cơn ác mộng cho tất cả mọi người trên toàn thế giới. Cuộc chiến chống lại loại virus này dù chưa có...