Kháng nghị hình phạt trong vụ chuyển nhượng đất “vàng” ở phố Bà Triệu
Viện KSND TP Hà Nội vừa ra quyết định kháng nghị phúc thẩm vụ tranh chấp hàng trăm m2 đất “vàng” ở phố Bà Triệu (phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Đây là vụ án thu hút sự quan tâm của dư luận trong thời gian qua.
Trước đó, trong các ngày từ 18/4 đến 4/5, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án này và tuyên phạt bị cáo Lương Thế Hiển (tức Lương Xuân Hiển, Lương Đức Hiển, SN 1960, cựu Phó Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội, đã nghỉ hưu) 18 năm tù và bị cáo Nguyễn Thị Liên (SN 1960, vợ bị cáo Hiển) 8 năm tù về cùng tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Theo bản án sơ thẩm, tháng 9/2017, ông Nguyễn Thanh Thủy (ở Hà Nội) nhờ bị cáo Hiển làm thủ tục mua nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước với giá thấp, chuyển đổi đất sử dụng chung và góp các giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất tại số 296, 298, 300 phố Bà Triệu. Hiển đồng ý giúp với mức giá “ngoại giao” là 7 tỷ đồng.
Để hợp thức việc nhờ đứng tên làm giúp làm các thủ tục trên, bị cáo Hiển và ông Thủy đã thống nhất thực hiện việc ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với bị cáo Liên (do Hiển nhờ ký), viết các giấy nhận tiền góp vốn và chuyển nhượng lại phần vốn đã góp, ký các hợp đồng công chứng chuyển nhượng nhà đất tại phố Bà Triệu với bị cáo Liên và bị cáo Hiển.
Bị cáo Hiển và bị cáo Liên tại phiên tòa sơ thẩm.
Tuy nhiên, sau khi làm xong thủ tục mua nhà, bị cáo Hiển không trả lại nhà đất cho ông Thủy mà chiếm đoạt, đem bán cho anh Lê Hải An (con ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh) với giá hơn 320 tỷ đồng. Hành vi của bị cáo Hiển đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt khu đất “vàng”của ông Thủy với giá trị hơn 127 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Liên thừa nhận hành vi phạm tội. Bị cáo Hiển không thừa nhận và cho rằng, có việc hợp tác kinh doanh với ông Thủy, có việc thanh lý hợp đồng và việc ông Thủy nhượng lại 50% cổ phần. Bị cáo Hiển khai đã đưa 200 tỷ đồng cho ông Thủy, do đó bị cáo có quyền bán tài sản trên.
Trong quyết định kháng nghị, Viện KSND TP Hà Nội nhận định, bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Hiển 18 năm tù là phù hợp, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo. Đối với bị cáo Liên, Viện Kiểm sát nhận thấy, tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 8 năm tù là chưa phù hợp với vai trò, tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo và chưa thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của pháp luật.
Theo Viện Kiểm sát, trong vụ án này, bị cáo Liên tham gia với vai trò giúp sức có mức độ và có quan hệ là vợ – chồng với bị cáo Hiển, nên việc bị cáo Liên phải ký vào các hợp đồng, giấy tờ liên quan đến việc mua bán nhà đất số 296, 298, 300 phố Bà Triệu trên là để đảm bảo đúng thủ tục pháp lý, khi chồng bị cáo Liên là bị cáo Hiển nhờ ký và bị cáo Liên không hưởng lợi từ tài sản mà bị cáo Hiển chiếm đoạt được của bị hại.
Bị cáo Liên không tham gia, trao đổi, thỏa thuận, giao dịch liên quan đến ký các giấy tờ mua bán nhà đất trên với bị cáo Hiển, với ông Thủy và anh An. Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo Liên đã nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật, thấy được sai phạm và trách nhiệm của mình, khai báo thành khẩn nói lên sự thật khách quan của vụ án, ăn năn, hối cải; tích cực hợp tác với cơ quan tố tụng trong việc phát hiện tội phạm và giải quyết vụ án, thu hồi tài sản do hành vi phạm tội mà có và hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Từ quan điểm trên, Viện kiểm sát quyết định kháng nghị một phần bản án sơ thẩm, đề nghị TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng, sửa bản án sơ thẩm cho bị cáo Liên được hưởng án treo.
Liên quan đến vụ án này, bị cáo Liên cũng kháng cáo xin được hưởng án treo; bị cáo Hiển kháng cáo toàn bộ bản án.
Bị hại trong vụ án là ông Nguyễn Thanh Thủy có đơn kháng cáo đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo Hiển, đồng thời Tòa cấp phúc thẩm bổ sung kiến nghị cơ quan đăng ký đất đai có thẩm quyền thực hiện cấp lại “sổ đỏ” các mảnh đất trên cho ông Thủy.
Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án cũng làm đơn kháng cáo, trong đó anh Lê Hải An kháng cáo toàn bộ phần dân sự liên quan đến quyền lợi của anh. Ba người con của bị cáo Hiển kháng cáo về việc kê biên một số nhà đất, căn hộ chung cư liên quan đến họ
2 cựu giáo viên hầu tòa vì liên quan lộ đề thi
2 cựu giáo viên Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội bị đưa ra xét xử trong vụ án vi phạm về xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi môn Sinh học kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
TAND TP.Hà Nội mới đây đã ban hành quyết định đưa ra xét xử vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, liên quan đến việc lộ đề thi THPT năm 2021.
Theo dự kiến, phiên tòa sẽ mở vào ngày 29.6. 2 bị cáo hầu tòa cùng về tội danh nêu trên, gồm bà Phạm Thị My (60 tuổi) và ông Bùi Văn Sâm (74 tuổi), đều là cựu giáo viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Bà My đang bị tạm giam, sẽ có 3 luật sư bào chữa tại phiên tòa sắp tới; còn ông Sâm được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
TAND TP.Hà Nội, nơi xét xử vụ án vi phạm về xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi môn sinh học kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh TUYẾN PHAN
Hồi tháng 6.2022, cả hai người bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố để điều tra vụ việc có dấu hiệu vi phạm trong công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi môn sinh học kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Liên quan đến vụ việc này, Thanh Niên cũng từng có phản ánh về việc ông Phan Khắc Nghệ, Hiệu phó Trường THPT chuyên Hà Tĩnh, bị tố cho học sinh ôn luyện môn sinh trùng 85% nội dung đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Sau đó, Bộ GD-ĐT ra quyết định thành lập tổ công tác liên ngành xác minh. Tổ công tác đã có biên bản chi tiết về sự việc. Theo đó, đánh giá các câu hỏi trong 4 mã đề thô xuất ra từ máy tính được tổ ra đề môn sinh học lựa chọn cho thấy các câu hỏi trong 4 mã đề đều trùng nhau theo thứ tự các câu tương ứng và khác biệt hẳn với các câu hỏi trong 12 mã đề không được chọn. Đây là điều bất thường vì nếu tổ hợp đề được chọn ngẫu nhiên từ máy tính không thể có hiện tượng này.
Đánh giá số câu hỏi trùng và khác nhau giữa đề thô được chọn, đề duyệt chốt với nội dung ôn tập của ông Nghệ cho thấy các câu hỏi trong 4 mã đề thô được chọn với các câu hỏi xuất hiện trong các nội dung ôn tập của ông Nghệ có sự trùng lặp rất lớn.
Cụ thể, trong tổng số 40 câu của từng mã đề thô được chọn có 39 câu trùng (chiếm tỷ lệ 97,5%) với các câu trong nội dung ôn tập của ông Nghệ. Trong số 39 câu trùng nói trên thì có 37 câu trùng ở cả 4 mã đề (chiếm 94,87%); riêng câu 81 chỉ trùng với mã đề 210; câu 105 trùng hoàn toàn với mã đề 210 và 212, trùng một phần với 2 mã đề 211 và 213.
Đặc biệt, có một câu về diễn thế sinh thái (câu số 106 đề thô được chọn) có cả 4 mã đề là câu ra ngoài chương trình với dạng đồ thị chưa từng có trong sách giáo khoa. Tuy vậy, câu hỏi này cũng được xuất hiện trong video của ông Nghệ.
Đánh giá câu hỏi trong 4 mã đề duyệt chốt với các câu hỏi xuất hiện trong các nội dung ôn tập của ông Nghệ cho thấy có sự trùng lặp rất lớn. Cụ thể, tổng số 40 câu của từng mã đề duyệt chốt có 37 câu trùng, chiếm 92,5% với các câu trong nội dung ôn tập của ông Nghệ.
Dù Bộ GD-ĐT có thông tin "đã cho xác minh, làm rõ" nhưng sự việc rơi vào im lặng từ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đến nay. Trong khi kỳ thi vẫn được Bộ GD-ĐT đánh giá "thành công", "an toàn".
Đến cuối tháng 12.2021, đại diện Cục An ninh chính trị nội bộ Bộ Công an cho biết phối hợp với Bộ GD-ĐT xác minh dấu hiệu lộ, lọt đề thi THPT qua hoạt động ôn thi ở Hà Tĩnh, và bước đầu đã phát hiện vi phạm.
Tài xế xe tải lãnh án chung thân vì... 3 triệu đồng tiền công Mai Văn Kiếm dùng xe ôtô tải BKS 43C-222.13 vận chuyển trái phép ma tuý có khối lượng 1178,42 gam ma túy loại Methamphetamine từ thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đưa vào tỉnh Thừa Thiên-Huế để nhận tiền công thì bị bắt. Ngày 15/6, TAND tỉnh Thừa Thiên-Huế mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án "Vận chuyển...