Kháng nghị bản án phúc thẩm “bất thường” của Tòa án tối cao
Trước những “bất thường” của bản án phúc thẩm của TANDTC xét xử vụ án trốn thuế tại Vĩnh Phúc, VKSNDTC đã “điểm mặt” những uẩn khúc của bản án này.
Theo đơn kêu cứu của bà Hà Thị Nội, trú tại số 10, ngõ 266 Đội Cấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP Hà Nội gửi đến các cơ quan Nội chính trung ương và Báo điện tử Dân trí nêu rõ:
Công ty TNHH Việt Thắng (Công ty Việt Thắng) có trụ sở tại Thôn Thắng Lợi, xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc, do Hà Hữu Hiển là người đại diện trước pháp luật đã bị xét xử về tội “trốn thuế” theo điều 161 Bộ Luật hình sự, với mức hình phạt 36 tù cho hưởng án treo và truy thu số tiền thuế là 3.376.669.812 đồng.
Án sơ thẩm “thấu tình đạt lý”
Ngày 29/01/2010, Hà Hữu Hiển là Giám đốc đại diện cho Công ty Việt Thắng và bà Nội đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh số 388 thỏa thuận: Công ty Việt Thắng đại diện làm hồ sơ xin cấp phép khai thác cát, sỏi tại sông Lô thuộc địa bàn xã Bạch Lưu và Hải Lựu huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc; tỷ lệ góp vốn mỗi bên là 50%, lợi nhuận sau khi được trừ đi chi phí thì Công ty Việt Thắng được hưởng 10% pháp nhân, số còn lại chia đều cho 2 bên là 50/50; Công ty Việt Thắng chịu trách nhiệm nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên, thuế môn bài, phí bảo vệ môi trường và thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định của pháp luật.
Tháng 8/2010, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra các Quyết định phê duyệt đề án kết quả thăm dò và cấp phép khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng Sông Lô cho Công ty Việt Thắng, tổng diện tích cấp mỏ khai thác là 52,6 ha.
Ngày 20/9/2010, Hiển và bà Hà Thị Nội tiếp tục ký hợp đồng hợp tác đầu tư số 2467 về việc cùng đầu tư, quản lý, khai thác mỏ khoáng sản. Vốn đầu tư ban đầu là 4.460.000.000 đ tại thời điểm ký hợp đồng bà Nội đã nộp cho Công ty Việt Thắng 2.230.000.000 đồng. Do không đủ tiền đóng góp theo kỷ phần nên ngày 06/6/2010 Hiển đã mời một số người quen tham gia, chia lợi nhuận trên cơ sở góp vốn. Tại biên bản thỏa thuận ngày 06/6/2010: (Nguyễn Tiến Hải góp 10%, bà Phạm Thị Bích Nhiễn (Bốn) góp 15%, bà Phan thị Minh góp 15%, Hà Hữu Hiển góp 10%, công ty Việt Thắng 5% (nộp vào lợi nhuận của Công ty), bà Hà Thị Nội góp 45%.
Từ ngày 09/10/2010 đến ngày 17/11/2010, Công ty Việt Thắng khai thác được 160.000m3 thu được tổng số tiền 8.997.650.000 đồng, trong đó chi phí tại mỏ là 659.828.000 đồng, trích 13% giao cho công ty Việt Thắng nộp thuế là 396.892.000 đồng; chia cho các cá nhân góp vốn là 7.916.920.000 đồng tồn quỹ là 23.987.000 đồng. Ngoài số tiền ăn chia Hiển còn nhận 389.892.000 đồng trích lại để công ty Việt Thắng nộp thuế nêu trên nhưng Hiển đã không kê khai nộp thuế mà sử dụng cá nhân. Tổng cộng số tiền Hiển được ăn chia và nhận là 2.026.422.000 đồng.
Từ ngày 18/11/2010 đến ngày 29/12/2010 Công ty Việt Thắng đã khai thác được khoảng 79.291m3, thu được tổng số tiền là 4.762.634.000 đồng, đến ngày 29/12/2010 công ty Việt Thắng và các cá nhân góp vốn phải nộp thuế GTGT là 10%; thuế tài nguyên 10%, phí môi trường là 2000 đồng/m3 với số tiền là 1.100.877.000 đồng để công ty Việt Thắng kê khai nộp thuế cho nhà nước. Toàn bộ doanh thu bán cát, trích nộp thuế, chi phí, ăn chia giai đoạn này được hạch toán chung trong hệ thống sổ kế toán của Công ty Việt Thắng.
Bản giám định tài chính số 7 ngày 31/8/2011 của tỉnh Vĩnh phúc kết luận: Từ ngày 9/10 đến 29/12/2010 tiền bán cát của Công ty Việt Thắng là 13.746.079.000 đồng, đã hạch toán kê khai kỳ 11, kỳ 12 năm 2010 là 5.407.765.895 đồng; số tiền không hạch toán trong năm 2010 là 8.341.280.105 đồng, vì vậy phải thu vào ngân sách nhà nước số tiền: 3.376.669.812 đồng.
Video đang HOT
Tại bản án sơ thẩm số 03/2012/ HSST ngày 17/01/2012 TAND Vĩnh Phúc quyết định: xử phạt Hà Hữu Hiển 36 tháng tù về tội “trốn thuế” nhưng cho hưởng án treo, buộc công ty Việt Thắng phải nộp thuế cho chi cục thuế huyện Sông Lô số tiền thuế và chi phí là: 3.376.669.812 đồng. Xác nhận gia đình Hà Hữu Hiển đã nộp số tiền 990.000.000 đồng còn lại Công ty Việt Thắng phải nộp tiếp số tiền 2.386.669.812đồng. Ngày 31/10/2012 Hiển kháng cáo cho rằng số tiền Công ty Việt Thắng trốn thuế chia cho các thành viên là bà Nội, bà Bốn, Bà Minh, và ông Hải nên đề nghị truy thu từ những người này để trả ngân sách.
Bản án phúc thẩm “bất thường” bị VKSNDTC kháng nghị
Kháng nghị của VKSND Tối cáo với bản án phúc thẩm của TAND Tối cao
Tại bản án phúc thẩm số 209/2010/ HSPT ngày 27/4/2012, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội quyết định: truy thu số tiền trốn thuế và phí của công ty Việt Thắng để nộp vào ngân sách nhà nước, tổng số tiền là: 3.376.669.812 đồng, trong số tiền này các cá nhân chịu trách nhiệm là bà Nội 1.606.324.968 đồng, bà Minh 295.011.656 đồng, bà Nhiễn (Bốn) 295.011.656 đồng; ông Hải 193.537.876 đồng. Ghi nhận ông Hải đã nộp 40.000.000 đồng; bị cáo Hiển 996.783.657 đồng ghi nhận bị cáo Hiển đã nộp 990.000.000 đồng.
Ngày 22/10/2012 Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm số 22/QĐ-VKSTC-V3 đề nghị Hội đồng thẩm phán TANDTC Giám đốc thẩm, hủy bản án phúc thẩm số 209/2012/HSP ngày 27/04/2012 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội.
Trao đổi với PV Dân trí, luật sư Hoàng Văn Doãn, Phó trưởng Trưởng Văn phòng luật sư Hoàng Hưng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho hay: Việc VKSND Tối cao ra quyết định kháng nghị đề nghị hủy bản án phúc thẩm nêu trên là hoàn toàn có căn cứ và đúng theo các quy định của pháp luật, bởi vì Hà Hữu Hiển là đại diện pháp luật và là giám đốc Công ty Việt Thắng đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư và biên bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh với là bà Nội, bà Minh, bà Nhiễn (Bốn) và ông Hải để khai thác cát, sỏi sông Lô. Công ty Việt Thắng khai thác cát, sỏi thu được số tiền là 13.749.076.000 đồng, nhưng Hiển đã không kê khai nộp thuế số tiền 8.341.280.105 đồng, trốn thuế là 3.376.666.821 đồng.
Về truy thu số tiền Công ty Việt Thắng đã trốn thuế và phí là 3.376.669.812 đồng là hoàn toàn đúng. Theo giấy phép kinh doanh thay đổi lần thứ 7 ngày 04/10/2010 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp thì Công ty Việt Thắng gồm 3 thành viên là Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Văn Sáng và Hà Hữu Hiển, trong đó Hà Hữu Hiển là người đại diện pháp luật.
Theo qui định của luật doanh nghiệp và luật thuế thì Công ty Việt Thắng có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế nhà nước. Phù hợp với qui định của pháp luật, hợp đồng liên doanh số 388 ngày 29/01/2010 giữa công ty Việt Thắng và bà Hà Thị Nội và biên bản thỏa thuận tham gia cổ phần khai thác cát, sỏi ngày 6/6/2010 giữa công ty Việt Thắng với bà Nội, bà Minh, bà Bốn, ông Hải và Hiển đều thỏa thuận Công ty Việt Thắng chịu trách nhiệm nộp các loại phí và thuế cho nhà nước.
Công ty Việt Thắng phải có nghĩa vụ truy nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo qui định pháp luật thuế, sau đó Công ty Việt Thắng với các cá nhân hợp tác kinh doanh tự thỏa thuận giải quyết với nhau về số tiền thuế và phí còn thiếu hoặc giải quyết bằng quan hệ dân sự khác. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định: “Buộc Công ty Việt Thắng phải nộp số tiền thuế và phí là 3.376.669.812 đồng” là phù hợp với qui định của luật Doanh nghiệp, luật Thuế và thỏa thuận giữa công ty Việt Thắng với bà Nội, bà Minh, bà Bốn, ông Hải, và Hiển.
Tòa án cấp phúc thẩm quyết đinh: “Truy thu số tiền thuế và phí của công ty Việt Thắng để nộp vào ngân sách nhà nước. Tổng số tiền là 3.376.669.812 đồng “. Nhưng không buộc công ty Việt Thắng phải truy nộp số tiền này vào ngân sách nhà nước mà lại quyết định: “Trong số tiền này các cá nhân phải chịu trách nhiệm là: bà Hà Thị Nội 1.606.324.968 đồng, bà Phạm Thị Minh 295.011.656 đồng, bà Phạm Thị Bích Nhiễn (Bốn) 295.011.656 đồng, ông Nguyễn Tiến Hải 193.537.856 đồng và Hà Hữu Hiển 989.783.656 đồng” là không phù hợp với qui định của pháp luật và Công ty Việt Thắng đối với các bên tham gia hợp tác kinh doanh.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Hà Thị Nội phản ánh, Bà đã góp đầy đủ tiền và tài sản theo hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Việt Thắng, Bà Nội chưa hề nhận được khoản tiền lợi nhuận nào từ việc kinh doanh khai thác cát sỏi như các bản án đã nêu, do bà không tham gia được các phiên tòa nên việc tố tụng vụ án là chưa khách quan và đúng đắn với sự thật. Việc chưa nhận được tiền lợi nhuận mà phải chịu truy thu thuế với mức hơn 1,6 tỷ đồng thật là một sự vô lý. Dư luận cho rằng phiên tòa phúc thẩm ngày 27/4/2012 do một vị thẩm phán chủ tọa đã có dấu hiệu tiêu cực để rồi 03 ngày sau vị chủ tọa này nhận quyết định nghỉ hưu.
Hiện nay, dư luận đang hết sức quan tâm đến vụ án, mong chờ quyết định áp dụng pháp luật sáng suốt của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao trong phiên Giám đốc đốc thẩm tới đây.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Bị kịch người vợ bị chồng sát hại trong lần nhậu "định mệnh"
Vốn là một người đàn ông hiền lành, ít nói, từ khi sa đà rượu chè, Nguyễn Văn Hải (28 tuổi) thường vô cớ hành hạ vợ con. Trong lần nhậu định mệnh, Hải trở về nhà cầm dao điên cuồng lao vào chém chết vợ.
Vốn đã quá quen với cảnh Nguyễn Văn Hải (28 tuổi, trú tại Hải Lựu - Sông Lô - Vĩnh Phúc) cứ mỗi khi say rượu về nhà lại lôi vợ con ra chửi mắng, đánh đuổi ầm ĩ nên khuya ngày 21/4, nghe thấy tiếng gào khóc và kêu cứu của chị Phạm Thị Th (29 tuổi, vợ Hải), người dân thôn Dừa Cả, xã Hải Lựu, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) chỉ thở dài, thương cho phận đàn bà bầm dập của chị Th mà chẳng ai buồn đến can ngăn.
Những tưởng chỉ là cuộc đánh cãi nhau như cơm bữa tại nhà Hải, thế nhưng ông Hà Văn Nghĩa, người dân trong thôn đến giờ còn chưa hết kinh hãi khi chứng kiến chị Th kêu cứu trong tình trạng khắp người bị đâm chém. Ông Nghĩa kể lại khi nghe tiếng va chạm tại gia đình Hải, ông vẫn đang ngủ chập chờn. Sau một hồi yên lặng, ông bị giật mình bởi tiếng kêu cứu đứt hơi của một người phụ nữ.
Di ảnh chị Phạm Thị Th sau khi bị người chồng vũ phu sát hại.
Vội mở cửa ra, ông kinh hãi thấy chị Th người đầy máu me, dựa vào cột nhà. Chỉ kêu cứu được vài câu, chị Th đổ gục xuống. Ông Nghĩa vội gọi bà con chòm xóm cùng người thân chị Th đến đưa nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) trong tình trạng có nhiều vết chém vào đầu, tay và lưng. Nhưng vết thương quá nặng cùng với mất nhiều máu, chị Th đã tử vong sau đó.
Về phần gã chồng táng tận lương tâm, sau khi ra tay giết vợ, hắn sực tỉnh rượu lo sợ phải trả giá về tội ác gây ra nên đã nhanh chân bỏ trốn. Tuy nhiên, mới đến bến đò xã Đôn Nhân, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc), y đã bị bắt.
Trở lại hiện trường vụ án mạng, chứng kiến những vết dao chém vợ hụt của hung thủ vẫn còn hằn rõ trên cảnh cửa, sàn nhà... ai cũng phải phẫn nộ bởi kẻ thủ ác đã quyết truy sát đến cùng người vẫn đầu gối tay ấp cùng y.
Vụ án mạng kinh hoàng đã khiến cả vùng quê trung du Hải Lựu vốn yên bình trở nên thê lương, tang tóc. Không ai có thể nghĩ rằng một người đàn ông như Hải đi bộ đội, xuất ngũ về quê làm ruộng hiền như đất lại có thể nhanh chóng chở thành ác quỷ bị "ma men" dẫn đường sai khiến như vậy.
Ngôi nhà nơi Nguyễn Văn Hải ra tay sát hại vợ.
Trong trí nhớ của nhiều người dân thôn Dừa , Nguyễn Văn Hải cần cù, chịu khó, rất hiền lành. Sau một thời gian làm quen với chị Th, năm 2007, 2 người lập gia đình và sinh một cậu con trai kháu khỉnh. Dù không dư dật cho lắm nhưng trong nhà luôn đầy ắp tiếng cười. Gia đình Hải cũng hạnh phúc như bao gia đình bình thường khác.
Thế nhưng, không hiểu sao khoảng 2 năm trở lại đây. Hải thường xuyên rượu chè rồi thay đổi hẳn tâm tính. Hắn làm thì ít, uống thì nhiều. Hơn thế nữa, mỗi lần uống xong là y lại về lôi vợ con ra chửi bới, hành hạ. Hàng xóm ban đầu còn can ngăn nhưng chuyện xảy ra như cơm bữa nên ai cũng lắc đầu ngao ngán.
Mới đây bố mẹ Hải đã cất cho vợ chồng Hải một ngôi nhà và cho ra ở riêng. Sang nhà mới, không những Hải không tu chí làm ăn mà còn rượu chè nhiều hơn.
Mẹ chết, bố bị bắt, cháu Lê Duy H, mới 5 tuổi vẫn hồn nhiên nô đùa trong đám tang của mẹ khiến những người đến chia buồn không cầm lòng được. H còn qua nhỏ để hiểu bi kịch, nỗi bất hạnh tột cùng mà cháu vừa phải gánh chịu.
Theo Dantri
"Hung thần" sông Lô chuyên dùng súng "bảo kê" Hành vi phạm tội của Nguyễn Tuấn Minh, 29 tuổi, Hà Nội; Trịnh Xuân Giang, 29 tuổi, Vĩnh Phúc; và Nguyễn Văn Đăng, 18 tuổi, Vĩnh Phúc, lộ rõ qua bản kết luận điều tra vừa được Cục CSHS Bộ Công an hoàn tất, chuyển đến Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố. Tang vật vụ việc (ảnh minh họa) Theo đó,...