Kháng kháng sinh và nguy cơ từ chính mâm cơm người Việt
Hiện nay ở các quốc gia có thu nhập cao khoảng 2,4 triệu người có thể chết trong giai đoạn 2015 đến 2050 nếu không nỗ lực lâu dài để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh.
Các chuyên gia trả lời về việc kháng kháng sinh.
Tổ chức Y tế thế giới đã kêu gọi hãy hành động ngay từ hôm nay kẻo ngày mai không còn thuốc chữa. Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh do thầy thuốc lạm dụng, người dân tự ý mua thuốc và đặc biệt nguyên nhân tiềm ẩn đó là tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi còn rất cao.
Tại buổi họp báo về quản lý sử dụng kháng sinh cho tương lai, không lạm dụng, không dùng sai cách, ông Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng tình trạng kháng kháng sinh trong y tế của Việt Nam đang hết sức đáng lo ngại.
Hiện các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tiên phong trong việc cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, Mỹ cũng đang giảm dần, Hàn Quốc thì đã cấm hàng chục loại kháng sinh trước đây từng cho phép trong chăn nuôi…
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khuyến cáo hạn chế sử dụng kháng sinh nói chung, kể cả bên y tế hay nông nghiệp, chỉ sử dụng khi cần thiết và có kiểm soát. “Ngành y tế sẽ phối hợp với ngành nông nghiệp rà soát, cân nhắc lại danh mục các loại kháng sinh cấm trong chăn nuôi, thủy sản theo hướng giảm nguy cơ kháng thuốc đối với ngành y tế, có lộ trình kiểm soát cho từng loại kháng sinh, trên từng loại vật nuôi. Đồng thời có nghiên cứu song song với các loại chế phẩm thay thế trong chăn nuôi. Đối với kháng sinh trong thú y, cũng cần có chương trình giám sát tồn dư kháng sinh sau khi tiến hành phòng trị bệnh tại các cơ sở chăn nuôi để có sự điều chỉnh phù hợp.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Long – Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng việc cho phép sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản, nhằm mục đích kích thích sinh trưởng và phòng trừ dịch bệnh nhiều năm qua chính là nguyên nhân làm gia tăng sự hiện diện của các vi khuẩn kháng thuốc.
Đáng ngại nhất là tình trạng bán kháng sinh không theo đơn, trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi một cách bừa bãi. Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Trên mâm cơm thịt, cá, tôm, cua đều có nguy cơ tồn dư kháng sinh.
Hiện nay Cục Thú y tuyên truyền hướng dẫn người dân không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Sắp tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành văn bản ngừng sử dụng kháng sinh cho kháng sinh và chăn nuôi.
Bên cạnh đó, thời gian qua cục đã giám sát việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để đánh giá đồng bộ từng khu vực, tình trạng kháng thuốc như thế nào trên cơ sở đó có khuyến cáo với người chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Cục giám sát các cơ sở thu mua thủy sản, thực phẩm từ chăn nuôi cần lấy mẫu xét nghiệm tồn dư của kháng sinh đặc biệt là kháng sinh nguy hiểm có khả năng dẫn tới kháng kháng sinh. Nếu lô sản phẩm không còn dư lượng kháng sinh mới được đưa ra tiêu dùng và xuất khẩu. Ông Long cho rằng phải giám sát kỹ kháng sinh trong chăn nuôi mới giảm được tình trạng kháng kháng sinh.
Với thực phẩm, thủy sản nhập khẩu về Việt Nam cũng được các cơ quan lấy mẫu kiểm tra. Ngoài giám sát tình hình dịch bệnh thì kiểm soát tồn dư kháng sinh cũng được ưu tiên.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng cục Quản lý khám chữa bệnh cảnh báo, kháng thuốc là hiểm họa ngày càng lớn đối với con người và nền kinh tế Việt Nam do việc sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng và thiếu kiểm soát trong y tế cũng như trong chăn nuôi. Việc đầu tư, nghiên cứu cho ra đời các kháng sinh mới đã giảm trong nhiều thập kỷ nay, dẫn đến sự thiếu hụt các kháng sinh có hiệu quả để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn đa kháng.
Kháng thuốc ngày nay không chỉ của riêng quốc gia nào mà là vấn đề y tế toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển, thế giới mỗi năm có hàng chục ngàn người tử vong do kháng thuốc và phải chi phí hàng chục tỷ đô la cho kháng thuốc.
Tới đây, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các bệnh viện có khảo sát đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp chống kháng kháng sinh. Đồng thời kêu gọi các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng cùng chung tay chấm dứt tình trạng lạm dụng và sử dụng kháng sinh sai mục đích.
Theo infonet
Bệnh ung thư tuyến giáp tăng đột biến
"Sắp tới, chúng tôi sẽ làm thống kê để tìm hiểu lý do của tình trạng này bởi trên thế giới, đây không phải bệnh phổ biến", PGS Tùng cho hay.
Tại Lễ khai trương khu điều trị I131 của Bệnh viện K Trung ương, PGS.TS Ngô Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm xạ trị quốc gia, Trưởng khoa xạ đầu cổ, phụ trách khoa y học hạt nhân, Bệnh viện K Trung ương, cho biết thực tế khám, điều trị tại bệnh viện trong thời gian gần đây, cho thấy số lượng bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp tăng đột biến.
"Sắp tới, chúng tôi sẽ làm thống kê để tìm hiểu lý do của tình trạng này bởi thực tế trên thế giới, đây không phải bệnh phổ biến. Ở nước ta, trước đây, ung thư tuyến giáp nằm ngoài top 10 bệnh ung thư phổ biến. Hiện, nó đã nằm trong top 10", PGS Tùng cho hay.
Từ đầu tháng 12, bệnh viện chính thức đưa vào sử dụng máy BQSV thế hệ mới, theo tiêu chuẩn của Đức. Ảnh: PV.
Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp được xem là bệnh ung thư nhẹ nhất. Theo PGS Tùng, có tới 80-90% thuộc thể biệt hóa. Trước tiên, bệnh nhân được phẫu thuật, sau đó, điều trị bằng dược chất phóng xạ I131.
"Đây là bệnh có tiên lượng tốt, có thể chữa khỏi. Thậm chí, có bệnh nhân đã di căn phổi, vẫn điều trị khỏi, sau 5-6 năm sau mới tái phát", PGS Tùng cho biết.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho hay ung thư không phải căn bệnh khủng khiếp như nhiều người đang lo sợ. Nếu người dân có lối sống lành mạnh và phát hiện bệnh sớm, đa phần đều có thể chữa khỏi.
"Hiện tại, chúng ta có rất nhiều kỹ thuật để điều trị ung thư, bao gồm nội khoa, hóa, xạ trị, i-ốt, điều trị miễn dịch chuyển giao từ nước ngoài. Bộ Y tế đang giao các bệnh viện đầu ngành để chuyển giao những kỹ thuật tiên tiến về ung thư", PGS Khuê cho hay.
TS.BS Nguyễn Tiến Quang, Phó giám đốc Bệnh viện K Trung ương, cho biết ung thư đang là một vấn đề lớn của xã hội khi mỗi năm có gần 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.000 người bệnh đang phải chiến đấu với căn bệnh này.
"Việc đưa vào sử dụng khu điều trị I131 giúp nâng cao khả năng và chất lượng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến ung thư, mở ra những hy vọng mới cho người bệnh được tiếp cận với các phương pháp điều trị hiện đại, tiên tiến trên thế giới, giúp bệnh nhân yên tâm lựa chọn điều trị trong nước", TS Quang cho hay.
Đầu tháng 12, bệnh viện chính thức đưa vào sử dụng máy BQSV. Đây là thiết bị hiện đại đầu tiên tại Việt Nam dùng cho chiết tách dược chất phóng xạ trong điều trị I131, hoạt động chia liều tự động và bán tự động bằng hệ thống máy tính, độ chính xác cao, tránh được các sự có bức xạ, an toàn cho nhân viên y tế cũng như môi trường.
Theo Zing
Trẻ viêm mũi, nghẹt mũi: Mẹ cần làm gì để không vô tình lạm dụng kháng sinh? Các mẹ có biết, đa số trường hợp trẻ bị viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi sẽ không cần phải dùng đến kháng sinh nếu tình trạng bệnh không ảnh hưởng đến việc ăn uống và ngủ bình thường của trẻ! TS. BS Nguyễn Hữu Dũng, Giảng viên Khoa Tai Mũi Họng - ĐH Y Dược TP. HCM, Phó khoa Tai Mũi Họng...