Khẳng định thương hiệu chè đặc sản Shan tuyết
Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang hiện có trên 1.300 ha chè Shan tuyết, được trồng chủ yếu ở các xã Sinh Long, Hồng Thái và Sơn Phú.
Người dân xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang thu hái chè Shan tuyết. Ảnh: Vũ Quang/TTXVN
Niềm vui lớn đến với người trồng chè nơi đây khi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa ký quyết định chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm chè Shan tuyết Na Hang, qua đó, mở ra hướng phát triển “đột phá” mới cho người trồng chè nơi đây.
Theo tìm hiểu những cây chè Shan tuyết ở huyện Na Hang có từ rất lâu đời. Năm 2000, để phát huy tiềm năng, đồng thời thực hiện phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện dự án trồng rừng bằng chè Shan tuyết. Đến nay, những vùng trồng chè nơi đây đang phát triển rất tốt, đặc biệt có những cây chè cổ thụ cao từ 5 đến 7 m, tán rộng hàng chục m2…
Nhận thấy giá trị và tiềm năng của vùng chè Shan tuyết nơi đây, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm, đầu tư dây chuyền chế biến chè… Hợp tác xã Sơn Trà, xã Hồng Thái (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) là một điển hình. Năm 2014, Hợp tác xã Sơn Trà, xã Hồng Thái được thành lập, hoạt động 2 lĩnh vực là sản xuất, chế biến chè và sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2020, Hợp tác xã sản xuất và bán ra thị trường hơn 9 tấn chè khô các loại, thu về khoảng 4,4 tỷ đồng. Hiện hợp tác xã đang liên kết sản xuất, tạo công ăn, việc làm, thu nhập ổn định cho 136 hộ dân trên địa bàn huyện Na Hang; thu nhập bình quân của các hộ đạt từ 5 – 9 triệu đồng/hộ/tháng.
Ông Đặng Ngọc Phố, Giám đốc Hợp tác xã Sơn Trà cho biết, điều đặc biệt về sản phẩm chè Shan tuyết của Hợp tác xã Sơn Trà là “ba không”, cây chè của địa phương được thiên nhiên ưu ái không có sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt; không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; không pha chế, ướp hương liệu. Do vậy, chè sản xuất ra đến đâu đều được tiêu thụ hết.
Video đang HOT
Còn theo ông Vi Ngọc Quý, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Na Hang, do được trồng ở độ cao 800-1.000 m so với mực nước biển, với tiểu vùng khí hậu quanh năm mát mẻ, bốn mùa mây phủ, nên cây chè Shan tuyết ở huyện Na Hang (Tuyên Quang) có mùi thơm rất đặc trưng, vị đậm, nước xanh. Đặc biệt, toàn bộ các khâu sản xuất từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến… đều đảm bảo chất lượng chè sạch. Chè Shan tuyết cũng đang là cây trồng chủ lực của địa phương và trở thành một trong những sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) 4 sao của tỉnh Tuyên Quang.
Sản phẩm chè Shan tuyết của HTX Sơn Trà, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Vũ Quang/TTXVN
Ông Tô Viết Hiệp, Chủ tịch UBND huyện Na Hang cho biết, việc sản phẩm chè Shan tuyết Na Hang được đón nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ là tiền đề cho việc phát triển bền vững sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương và trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng, thương hiệu chè Shan tuyết hơn nữa, huyện sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong và ngoài huyện tham gia hỗ trợ đầu tư và liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, tạo dựng được mô hình doanh nghiệp xuất khẩu chè gắn với người trồng chè, lợi nhuận của doanh nghiệp gắn với lợi ích người trồng chè.
Đồng thời, quản lý vùng nguyên liệu chè tập trung trên cơ sở thực hiện liên kết sản xuất giữa người dân với các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến chè thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh, có xác nhận của chính quyền địa phương. UBND các xã chịu trách nhiệm tổ chức việc phân vùng nguyên liệu và chỉ đạo hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa tổ chức, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh chè với người trồng chè, có như vậy các sản phẩm chè Shan tuyết Na Hang mới tạo chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, chinh phục được cả các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu trong tương lai…
Cùng với đó, huyện khuyến khích người dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất, đồng thời, tăng cường quảng bá thương hiệu, tuyên truyền và quản lý việc trồng, chăm sóc, chế biến theo tiêu chuẩn chè sạch… đưa cây chè Shan tuyết phát triển bền vững và là cây trồng chủ lực của địa phương, qua đó góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp huyện Na Hang từ nay đến năm 2025 tăng trưởng bình quân trên 4%/năm.
Ninh Thuận: Giá dê hơi, giá cừu hơi tăng cao nhất từ đầu năm đến nay, thương lái tiết lộ điều gì?
Hơn một tháng nay, giá dê, cừu tại tỉnh Ninh Thuận liên tục tăng cao, có thời điểm giá dê lên tới 160.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất từ đầu năm đến nay khiến người chăn nuôi rất phấn khởi.
Hiện, thương lái thu mua dê tại chuồng với mức giá từ 140.000 - 160.000 đồng/kg, cừu thịt có giá dao động từ 130.000 - 140.000 đồng/kg (dê, cừu tùy theo trọng lượng, con đực hay cái có mức giá khác nhau).
Mô hình nuôi dê bổ sung thêm thức ăn cỏ xay giúp dê mau lớn ở xã Phước Hải (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN
So với thời điểm đầu năm, giá dê, cừu hiện đã tăng từ 10.000 - 20.000 đồng/kg. Theo dự báo giá dê, cừu có khả năng còn tăng và duy trì ở mức cao trong thời gian tới.
Anh Nguyễn Văn Năm ở xã Phước Hải, huyện Ninh Phước cho biết, gia đình đã chăn nuôi dê nhiều năm nay nhưng đợt này dê bán được giá cao nhất. Vừa qua, gia đình xuất chuồng 10 con dê thịt với tổng trọng lượng trên 250 kg, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 35 triệu đồng. Hiện còn hơn 20 chục con dê đang được gia đình anh tiếp tục lựa đàn để bán lấy vốn xoay vòng chăn nuôi.
Do giá dê hơi, giá cừu thịt tăng mạnh nên nhu cầu mua con giống của các hộ chăn nuôi, chủ trang trại để nhân rộng đàn cũng tăng theo. Hiện dê, cừu giống có giá dao động từ 185.000 - 190.000 đồng/kg. Sau khoảng thời gian từ 6 - 8 tháng nuôi, mỗi con dê, cừu đạt trọng lượng từ 20 kg trở lên có thể xuất bán.
Các thương lái cho hay, những tháng qua, do thời tiết ở Ninh Thuận tương đối thuận lợi, nhiều vùng nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh có mưa nên đồng cỏ phát triển tốt, tạo nguồn thức ăn dồi dào cho đàn cừu, dê phát triển. Hơn nữa, thị trường tiêu thụ, các nhà hàng, quán ăn ở các tỉnh, thành trong cả nước đang hút sản phẩm thịt dê, cừu là nguyên nhân giúp các loại gia súc này tăng giá.
Ninh Thuận là địa phương có tổng đàn dê, cừu lớn nhất cả nước với số lượng trên 132.000 con dê và gần 117.000 con cừu. Chăn nuôi dê, cừu ở Ninh Thuận chủ yếu theo hình thức chăn thả tự do trên các đồng cỏ, kết hợp nuôi nhốt bán tự nhiên cho ăn cỏ và các phụ phẩm trồng trọt nên cho chất lượng thịt tốt, an toàn.
Mô hình nuôi cừu ở xã Phước Trung (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, giá dê hơi, giá cừu thịt ở mức khá cao giúp người chăn nuôi có được mức lợi nhuận tốt.
Để giúp người chăn nuôi tiếp tục đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, ngành nông nghiệp địa phương đang tăng cường tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, cải tạo đàn dê, cừu gắn với quy hoạch vùng đồng cỏ. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn đẩy mạnh liên kết chăn nuôi, sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm thịt dê, cừu.
Sản phẩm thịt dê Ninh Thuận được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận "Dê Ninh Thuận"; sản phẩm thịt cừu được cấp bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thịt cừu có xuất xứ từ "Ninh Thuận" nhằm khẳng định chất lượng và uy tín sản phẩm đặc thù của địa phương.
Triển vọng phát triển cây quế ở vùng núi Quảng Nam Việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp, hy vọng rằng, thời gian tới, đời sống người dân miền núi Quảng Nam được nâng lên từ loài cây bản địa. Tại Quảng Nam còn có nhiều vườn quế với tuổi thọ từ hàng chục đến hàng trăm năm. Ảnh: N.T.M. Nói đến cây quế ở Quảng Nam thì không...