Khẳng định mất vị giác, khứu giác là triệu chứng mới Covid-19
Covid-19 trước đây được xác định thông qua triệu chứng ho, sốt kéo dài. Nay, thêm triệu chứng mất khứu giác và vị giác.
Mất khứu giác vừa được Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) thêm vào danh sách các triệu chứng Covid-19, bên cạnh sốt cao và ho liên tục.
Jonathan Van-Tam, Phó giám đốc y tế NHS, cho biết các cố vấn hàng đầu của chính phủ đã phân tích rất chi tiết, chỉ ra việc bổ sung mất khứu giác, vị giác vào triệu chứng sẽ giúp xác định 94% ca nhiễm, thay vì 91% khi sàng lọc dựa trên ho và sốt.
Trước đó, Tim Spector, giáo sư dịch tễ học di truyền tại Trường Đại học King London, bày tỏ lo ngại các ca nhiễm nCoV có thể bị bỏ sót vì danh sách các triệu chứng Covid-19 của Anh quá hẹp.
Tuần trước, giáo sư Spector chỉ trích chính phủ khuyến cáo người dân “hãy c ảnh giác” nhưng “không nói cho họ biết điều gì về dịch bệnh”. Ông cho rằng “thật là xấu hổ” khi mất vị giác và khứu giác chưa được thêm vào danh sách triệu chứng, và ý tưởng về “một dịch bệnh ngắn ngủi với bộ tiêu chí khắt khe” là “gây nguy hiểm cho cả đất nước”.
Vào tháng 5, nhóm nghiên cứu của giáo sư Spector đã công bố kết luận về mối liên hệ chặt chẽ giữa Covid-19 và mất mùi vị. Tuy nhiên, nhóm cũng cho biết: “Chúng tôi không biết liệu mất khứu giác có trước hay sau các triệu chứng khác, xảy ra trong hay sau khi bị bệnh”.
Ngày 18/5, giáo sư Van-Tam cho biết từ ngày 27/3 các cố vấn y tế của chính phủ đã bắt đầu xem xét khả năng mất khứu giác là triệu chứng Covid-19, từ đó liên tục đánh giá trước khi kết luận.
Video đang HOT
“Bổ sung triệu chứng về khứu giác, vị giác giúp xác định chính xác hơn các ca nhiễm”, giáo sư Van-Tam cho biết.
Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đưa ra bảy triệu chứng của Covid-19 bao gồm đau cơ, mất vị giác hoặc khứu giác. Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê 6 triệu chứng, phân loại thành phổ biến nhất, ít phổ biến và nghiêm trọng.
Giáo sư Spector cho biết ông đã xác định được ít nhất sáu mô hình triệu chứng khác nhau của những người nghi mắc Covid-19, dựa trên dữ liệu từ ứng dụng theo dõi được hơn ba triệu người trên toàn thế giới tải về.
Nhóm cố vấn của chính phủ Anh cũng xem xét một loạt triệu chứng khác trong vài tuần qua. Tuy nhiên hiện chỉ thêm những triệu chứng “không quá phổ biến và không đặc hiệu” vào danh sách chính thức vì “chúng có thể gây nhầm lẫn nhiều hơn”
Nhân viên y tế Anh bị đuổi khỏi nhà trọ vì sợ lây lan dịch bệnh
Nhiều nhân viên y tế cộng đồng ở Anh bị yêu cầu rời đi vì lo sợ họ đem mầm bệnh về nhà. Chính phủ Anh đã ra bộ luật khẩn cấp, cấm chủ nhà không được làm vậy trong 3 tháng tới.
Zing.vn trích dịch bài viết trên The Guardian, phản ánh tình trạng các nhân viên y tế cộng đồng ở Anh liên tục bị chủ nhà trọ đuổi đi do mối lo ngại lây nhiễm virus.
Đại dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp ở Anh, làm tăng thêm mối lo ngại về việc các nhân viên y tế bị kỳ thị bởi đặc thù công việc phải tiếp xúc với virus.
Joseph Hoar là một nhân viên y tế thuộc bộ phận xe cứu thương khu vực Tây Nam của Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS).
Tối 21/3, anh đã đăng tải một bài viết trên Twitter, kể rằng mình nhận được tin nhắn yêu cầu dọn đi trong vòng 24 giờ từ chủ nhà trọ ngay trong giờ làm việc. Lý do là họ lo sợ anh sẽ đem theo virus về nhà.
Joseph Hoar - một nhân viên y tế thuộc bộ phận xe cứu thương khu vực Tây Nam của Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS). Ảnh: The Guardian.
"Sớm muộn gì cậu cũng sẽ tiếp xúc với virus. Làm ơn hãy liên lạc với Airbnb (dịch vụ cho thuê phòng) và dọn đồ đi trong ngày mai được không? Xin lỗi, bình thường tôi sẽ không bao giờ làm thế này nhưng tình hình hiện giờ không cho phép tôi mạo hiểm", Joseph chia sẻ những dòng tin nhắn của chủ nhà qua WhatsApp.
Bổ sung cho bức ảnh chụp màn hình là dòng tâm sự của Joseph: "Khi bạn là một nhân viên y tế của NHS và bị bà chủ nhà trọ đuổi đi vì công việc ấy. Giờ thì tôi không thể trực ca đêm ngày mai, điều đó có nghĩa là sẽ bớt đi một nhân viên y tế hỗ trợ cộng đồng. Vào những thời điểm như thế này, đáng lẽ mọi người cần giúp đỡ những nhân viên y tế như chúng tôi hơn bao giờ hết".
Hồ sơ LinkedIn của Joseph Hoar cho thấy anh đã phục vụ trong quân đội và dịch vụ xe cứu thương London và hiện là một trong số những nhân viên y tế tuyến đầu.
Đáng buồn thay, Joseph cũng là một trong những nhân viên NHS đầu tiên báo cáo về việc bị đuổi khỏi nơi tạm trú ngay trong thời dịch.
Nhân viên y tế là những người xứng đáng nhận được sự quan tâm và ưu tiên vào lúc này. Ảnh: R News.
Sarah-Jane Marsh, Giám đốc điều hành quỹ tín thác NHS ở Birmingham, cho biết nhiều y tá của NHS đã bị đuổi khỏi ký túc xá vì mọi người không muốn sống chung với họ.
Tổ chức từ thiện cho người vô gia cư, Shelter, cũng cho biết họ đã nhận được lời kêu gọi giúp đỡ từ những người thuê nhà sắp bị đuổi đi vì cuộc khủng hoảng Covid-19, bao gồm các nhân viên từ NHS.
Hầu hết nhân viên y tế đang phải đối mặt với việc bị đuổi khỏi nhà trọ đều cho biết lý do là chủ nhà lo ngại về nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Polly Neate, giám đốc điều hành của Shelter, cho biết: "Hiện tại, chúng tôi nhận thức được sự hoang mang của những người đang bị chủ nhà dọa đuổi đi, bao gồm cả những nhân viên NHS. Điều này là không thể chấp nhận được! Chúng tôi sẽ cố gắng không để chuyện đó xảy ra".
Thủ tướng Boris Johnson đã công bố các biện pháp bảo vệ người thuê nhà và cấm chủ nhà đuổi họ trong đại dịch. Bộ luật khẩn cấp cũng sắp được ban hành, yêu cầu chủ nhà không được đuổi người thuê nhà trong ít nhất ba tháng tới.
Chính phủ nước này xác nhận sẽ hỗ trợ chủ nhà khi người thuê nhà không thể thanh toán vì mất thu nhập do ảnh hưởng từ đại dịch.
Dịch corona và những 'chuyên gia' gieo rắc virus sợ hãi Mỗi lần dịch bệnh truyền nhiễm bộc phát là cơ hội cho vài người hay vài nhóm người sản xuất ra những thông tin gây sợ hãi trong công chúng và cùng lúc phê phán nhà chức trách. Nguyễn Văn Tuấn - Giáo sư dịch tễ học Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn là giáo sư dịch tễ học thuộc Đại học Notre Dame,...