Khẳng định chắc chắn virus Zika gây ra chứng teo não
Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ CDC khẳng định virus Zika chính là thủ phạm khiến hàng ngàn trẻ em mắc chứng teo não.
Một em nhỏ mắc chứng teo não.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng có mối liên hệ giữa chứng teo não và virus Zika, tuy nhiên không có bằng chứng xác thực. Những trẻ em sinh trong vùng dịch thường bị phát hiện có thể tích não nhỏ hơn bình thường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tư duy các em khi trưởng thành.
Giám đốc Trung tâm CDC khẳng định không còn nghi ngờ gì khi virus Zika chính là thủ phạm khiến rất nhiều em nhỏ ở Nam Mỹ mắc chứng teo não. Giám đốc Tom Frieden nói: “Virus Zika chính là thủ phạm khiến các em bị teo não”.
Virus Zika được tìm thấy ở mô não, dịch tủy và nước màng ối ở những trẻ sơ sinh. Trung tâm y tế khắp các nước trên thế giới cảnh báo virus Zika có thể khiến trẻ sơ sinh teo não và khuyến cáo phụ nữ mang thai sử dụng thuốc xịt muỗi hoặc thuốc bôi tránh côn trùng, tránh vào những khu vực virus Zika lan tràn và tránh quan hệ tình dục.
Video đang HOT
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh CDC khẳng định virus Zika gây teo não ở trẻ em.
Các nhà khoa học từ CDC hy vọng rằng phát hiện này sẽ giúp quan điểm của các nước và người dân về virus Zika thay đổi, giống như nghiên cứu gây tranh cãi năm 1964 cho thấy hút thuốc lá gây ra ung thư phổi.
Tom nói: “Chúng tôi rất cẩn thận khi thực hiện nghiên cứu này. Có mối liên hệ trực tiếp giữa virus Zika và chứng teo não”. Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ đã đăng tải kết quả nghiên cứu mới nhất trên tạp chí New England Journal of Medicine.
Mới đây, Việt Nam cũng phát hiện 2 ca lây nhiễm virus Zika đầu tiên ở TP.HCM và Khánh Hòa.
Theo_Dân việt
Mỹ đề nghị ngừng kê đơn thuốc kháng sinh cho các bệnh hô hấp
Mới đây nhất, trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo các bác sĩ nên hạn chế kê đơn thuốc kháng sinh cho các bệnh nhân mắc bệnh hô hấp như cảm lạnh và cúm.
Cúm, cảm lạnh là những bệnh đường hô hấp phổ biến mà cả người lớn và trẻ nhỏ đều mắc phải. Đặc biệt, trong tiết trời mùa đông như hiện nay thì nguy cơ mắc bệnh sẽ ngày một tăng cao. Và khi mắc các bệnh đường hô hấp đó, đa số mọi người thường có xu hướng tìm đến thuốc kháng sinh để kiềm chế bệnh.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu tại CDC thì việc bổ sung thuốc kháng sinh trong những trường hợp này là không tốt bởi lẽ các bệnh đường hô hấp chủ yếu do virus gây ra, trong khi đó thuốc kháng sinh không hoàn toàn có tác dụng chống tại virus đó.
Mới đây nhất trên tạp chí Annals of Internal Medicine, CDC và Trường Đại học Y Hoa Kỳ ACP đã công bố một bản hướng dẫn cụ thể đối với việc sử dụng các loại kháng sinh ở những bệnh nhân trưởng thành bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính (ARTIs).
Theo các nhà nghiên cứu, sử dụng quá liều và không cần thiết thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn (Ảnh minh họa)
Theo các nhà nghiên cứu, sử dụng quá liều và không cần thiết thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, tiêu chảy và dẫn đến hiện tượng kháng thuốc kháng sinh - một mối đe dọa lớn cho sức khỏe cũng như tính mạng của mọi người. Theo ứớc tính của CDC thì có ít nhất một nửa các đơn thuốc kháng sinh tại Mỹ hiện nay là "không cần thiết", khiến các bệnh nhân phải tiêu tốn khoảng 3 tỷ USD mỗi năm cho việc điều trị bệnh.
Chủ tịch Đại học ACP, tiến sĩ Wayne J. Riley khẳng định: "Kháng sinh là một thứ rất tuyệt vời, nó là giải pháp tốt giúp chúng ta trong những trường hợp xấu nhất. Thế nhưng cái gì cũng có hai mặt lợi hại của nó, nên chúng ta cần hết sức cẩn thận khi sử dụng kháng sinh".
Để giảm tải liều lượng sử dụng thuốc kháng sinh, ACP và CDC cũng công bố một số cách điều trị cơ bản đối với một số bệnh nhân mắc những triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính (ARTIs) như:
Đối với bệnh nhân mắc cảm cúm thông thường: CDC và ACP khuyến cáo các bác sĩ không được kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân mắc cảm cúm thông thường. Hãy giải thích với họ biết rằng các triệu chứng cảm cúm có thể kéo dài đến 2 tuần nên việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Nếu triệu chứng kéo dài quá lâu thì lúc đó bệnh nhân cần đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất.
CDC và ACP khuyến cáo các bác sĩ không được kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân mắc cảm cúm thông thường (Ảnh minh họa)
Đối với bệnh nhân viêm phế quản: Viêm phế quản cấp tính là viêm đường hô hấp, khiến bạn bị ho, đôi khi tình trạng này có thể kéo dài lên đến 6 tuần. Trong trường hợp này, CDC và ACP khuyến cáo không nên sử dụng thuốc kháng sinh trừ khi có nghi vấn liên quan đến bệnh viêm phổi đi kèm với nhịp tim nhanh, sốt và nhịp thở bất thường. Thay vào đó, các bác sỹ có thể sử dụng những dược phẩm như thuốc chữa ho, thuốc thông mũi, thuốc chống dị ứng mũi.
Đối với bệnh nhân được nghi ngờ mắc liên cầu khuẩn nhóm A: Nếu bệnh nhân có các triệu chứng như sốt kéo dài, đổ mồ hôi ban đêm, amidan sưng, có đờm trong họng thì thường sẽ được chuẩn đoám mặc liên cầu khuẩn nhóm A. Khi ấy, các bệnh nhân này được phép sử dụng thuốc kháng sinh
Đối với những người bị viêm họng: CDC và ACP khuyến cáo các bác sỹ nên cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen...
Đối với bệnh nhân bị viêm mũi xoang: Trong trường hợp này, nếu các bác sĩ thấy bệnh nhân không có dấu hiệu cải thiện sau 10 ngày, kèm theo sốt cao trên 39 độ C, xuất hiện nhiều mủ từ mũi hoặc có những biểu hiện tồi tệ hơn thì cần phải cho sử dụng thuốc kháng sinh.
Theo_Eva
Italia tái khẳng định Việt Nam muốn mua tàu tuần tra OPV Phát ngôn viên Công ty quốc phòng Fincanteri (Italia) vừa tái khẳng định rằng Hải quân Việt Nam quan tâm đặc biệt đến tàu tuần tra xa bờ (OPV) của hãng này. Việt Nam muốn mua tàu OPV Đại diện của Công ty quốc phòng Fincanteri (Italia) cho biết công ty này đang đẩy nhanh mở rộng sự hiện diện của mình trong...