Kháng cáo vụ nhận hối lộ của JTC ngành đường sắt
Cả 6 bị cáo trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ban Quản lý các dự án đường sắt – gọi tắt là RPMU, thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đã đệ đơn kháng cáo.
Phó giám đốc BQL Dự án đường sắt đã nhiều lần “vòi vĩnh” nhà thầu JTC để trục lợi
Trước đó, trong các ngày 26 – 27/10, TAND TP. Hà Nội đã đưa ra xét xử 6 bị cáo, gồm Phạm Hải Bằng (sinh năm 1969, nguyên Phó giám đốc RPMU), Nguyễn Nam Thái (sinh năm 1977, nguyên Trưởng phòng thực hiện Dự án 3, RPMU), Trần Văn Lục (sinh năm 1958, nguyên Giám đốc RPMU), Trần Quốc Đông (sinh năm 1964, nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc RPMU), Nguyễn Văn Hiếu (sinh năm 1962, nguyên Giám đốc RPMU), Phạm Quang Duy (sinh năm 1975, nguyên Phó giám đốc RPMU).
Theo cáo buộc, tháng 9/2009, Ban Quản lý các dự án đường sắt Việt Nam ký Hợp đồng dịch vụ tư vấn kỹ thuật Dự án tuyến số 01 với Liên danh do Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đứng đầu. Trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng, bị can Phạm Hải Bằng đã nêu khó khăn về chi phí thực hiện triển khai dự án nên được đại diện JTC đồng ý hỗ trợ.
Phạm Hải Bằng đã trực tiếp nhận hoặc chỉ đạo nhân sự dưới quyền là Phạm Quang Duy, Nguyễn Nam Thái 15 lần nhận tiền của JTC, tổng số tiền khoảng 11 tỷ đồng. Số tiền này các bị can sử dụng vào các hoạt động liên quan dự án (chi phí tổ chức lễ ký kết hợp đồng, hội họp, tiếp khách, đối ngoại…), chi phí chung cho Tổ dự án và Ban quản lý như chi nghỉ mát, thưởng lễ Tết cho cán bộ nhân viên, hỗ trợ công đoàn, thanh niên…
Trong đơn kháng cáo, cả 6 bị cáo đều xin được Tòa cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo, do các bị cáo mới phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, nhận thức được sai phạm, thái độ khai báo thành khẩn, có ý thức khắc phục hậu quả, bản thân đã có nhiều cống hiến trong hoạt động của ngành đường sắt.
Việc nhận và sử dụng tiền của JTC các bị cáo không mở sổ sách, không ghi chép theo dõi tại RPMU hay Tổ dự án và không báo cáo với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tuy nhiên, qua các thời kỳ, Phạm Hải Bằng có báo cáo giám đốc RPMU gồm Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu, nhưng ba vị giám đốc này đều không có chỉ đạo gì để chấm dứt việc tiếp nhận, sử dụng trái phép các khoản tiền từ JTC, mà để mặc cho Bằng nhận tiền trong thời gian dài. Tết Âm lịch hàng năm, 3 vị cựu giám đốc RPMU đều được nhận tiền Tết từ 30 – 100 triệu đồng tùy năm, tùy cá nhân.
Với hành vi này, Tòa án đã tuyên phạt các bị cáo: Phạm Hải Bằng lĩnh án 12 năm tù, Nguyễn Nam Thái lĩnh án 11 năm tù, Phạm Quang Duy bị phạt 8 năm 6 tháng tù, Trần Quốc Đông và Nguyễn Văn Hiếu cùng lĩnh 7 năm 6 tháng tù, Trần Văn Lục bị phạt 5 năm 6 tháng tù về cùng tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 281, khoản 3 – Bộ luật Hình sự.
Video đang HOT
Bản án sơ thẩm nhận định, hành vi của các bị cáo bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là có căn cứ. 6 bị cáo đều là những người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước, hưởng lương, nhưng vì động cơ cá nhân đã xách nhiễu để yêu cầu phía JTC nhiều lần đưa tiền. Các bị cáo không thực hiện nghiêm túc hợp đồng, chưa kiểm soát chất lượng công trình, chứng từ…
Khi mới thực hiện được 45 – 47% hợp đồng nhưng vẫn ký giải ngân, thanh toán hết 15 hóa đơn cho nhà thầu. Không làm đúng đạo đức, ứng xử trong đấu thầu. Đây là hành vi vụ lợi cá nhân, lợi ích nhóm, làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo đều đệ đơn kháng cáo. Trong đơn kháng cáo, cả 6 bị cáo đều xin được Tòa cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo, do các bị cáo mới phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, nhận thức được sai phạm, thái độ khai báo thành khẩn, có ý thức khắc phục hậu quả, bản thân đã có nhiều cống hiến trong hoạt động của ngành đường sắt.
Số tiền các bị cáo nhận hỗ trợ từ nhà thầu JTC không liên quan đến nguồn kinh phí thực hiện dự án; phần lớn đã được các bị cáo chi phí, sử dụng cho việc triển khai thực hiện dự án và sử dụng chung cho tập thể… Toàn bộ 6 đơn kháng cáo này sẽ được TAND TP. Hà Nội tập hợp cùng hồ sơ vụ án để chuyển lên Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao để xem xét, đưa ra xét xử theo thẩm quyền.
Bùi Trang
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Hôm nay (26/10), xét xử sơ thẩm 6 cựu quan chức đường sắt
Nhận tiền "lót tay" lên tới 11 tỉ đồng trong quá trình thực hiện dư an đương săt đô thi Ha Nôi (tuyên sô 1), 6 cựu quan chức ngành đường sắt sẽ phải ra tòa trong 2 ngày 26 và 27/10.
Theo tin từ báo Lao động, ngày 26/10, TAND Hà Nội sẽ mở phiên toà xét xử vụ án Trần Quốc Đông và 5 đồng phạm bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" sẽ được đưa ra xét xử sơ thẩm. Chủ toạ là ông Trương Việt Toàn.
Trước ngày mở phiên xử 6 cựu quan chức đường sắt bị cáo buộc nhận "lại quả" 11 tỷ đồng của nhà thầu Nhật Bản, 4 bị can đã bị tạm giam. Lệnh tạm giam được TAND Hà Nội đưa ra với các bị can gồm Trần Văn Lục (57 tuổi, nguyên giám đốc Ban Quản lý các Dự án đường sắt - RPMU, thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam), Trần Quốc Đông (51 tuổi, nguyên phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên giám đốc RPMU), Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi, nguyên giám đốc RPMU), Phạm Quang Duy (40 tuổi, nguyên phó giám đốc RPMU). Các bị can bị tạm giam để đảm bảo cho công tác tổ chức phiên xử.
Bốn ông Lục, Đông, Hiếu, Duy cùng với hai bị can khác Phạm Hải Bằng (56 tuổi, nguyên phó giám đốc RPMU) và Nguyễn Nam Thái (38 tuổi, nguyên trưởng phòng thực hiện Dự án 3 thuộc RPMU), bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Điều 281, khoản 3, với mức án cao nhất là 15 năm.
Các bị cáo có 8 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Theo thông báo, dự kiến phiên xử sẽ diễn ra trong hai ngày (ngày 26 và 27/10).
Đối tượng Bằng, Duy,Thái, Lục (theo thứ tự từ trái qua phải) - Ảnh: Lao động
Liên quan đến vụ việc, nguồn tin từ báo VOV cũng cho biết, cáo trạng thể hiện cuối năm 2008, Bộ GTVT có quyết định phê duyệt dự án xây dựng đường sắt đô thị tuyến số 1 và Ban quản lý các dự án đường sắt Việt Nam (RPMU) được giao nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư quản lý dự án tuyến số 1.
Đầu năm 2009, Tổ chuyên gia đấu thầu gọi thầu dịch vụ tư vấn kỹ thuật của Dự án tuyến số 1 do Phạm Hải Bằng - Tổ trưởng được thành lập.
Đầu tháng 9/2009, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam ký hợp đồng tư vấn kỹ thuật dự án với Liên doanh do JTC đứng đầu. Tổng giá trị của hợp đồng tư vấn này là hơn 2,9 tỷ Yên Nhật và 320 tỷ VNĐ.
Số tiền chi trả hợp đồng này sử dụng nguồn vốn vay ODA và vốn đối ứng của Việt Nam theo Hiệp định vay JICA lần 1 với giá trị 4.683 tỷ Yên
Sau khi hợp đồng tư vấn được ký kết thì công việc được triển khai từ tháng 10/2009. Tuy nhiên, khối lượng công việc phát sinh nên nhà thầu Nhật Bản đề xuất thay đổi một số nội dung của dự án để phù hợp với thực tế của Việt Nam. Việc điều chỉnh hợp đồng khiến giá trị tiền tư vấn tăng 7.68%.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Phạm Hải Bằng "kêu" việc chi phí triển khai thực hiện dự án RPMU gặp nhiều khó khăn. Để hợp đồng tư vấn được thuận lợi, JTC buộc phải "lót tay" 11 tỷ đồng.
Số tiền này, Bằng giao cho thuộc cấp là Phạm Quang Duy - cựu Phó giám đốc ban quản lý các dự án đường sắt và Nguyễn Nam Thái - cựu trưởng phòng thực hiện dự án nhận tiền từ JTC.
Theo lời khai của Thái, khoảng Tết âm lịch năm 2013, anh ta đã trực tiếp nhận của ông Shimada - Qyền trưởng phòng phát triển bộ phận quốc tế của JTC số tiền 2 triệu Yên Nhật. Ngoài ra, Thái chủ yếu nhận tiền từ Phạm Hải Bằng đưa cho, mỗi lần khoảng 200-300 triệu đồng.
Còn Phạm Quang Duy vào khoảng tháng 8/2009 đã tiếp nhận 3 triệu Yên Nhật từ ông Takagi - Trưởng văn phòng JTC tại Việt Nam với lý do tổ chức lễ ký kết hợp đồng với liên doanh nhà thầu.
Ngoài ra, Duy còn tiếp nhận số tiền có nguồn gốc "lót tay" của JTC từ Phạm Hải Bằng với tổng số lên đến hơn 2,2 tỷ đồng.
Còn đối với Phạm Hải Bằng, ông ta đã nhiều lần trực tiếp chỉ đạo Phạm Quang Duy và Nguyễn Nam Thái lần nhận tiền của JTC hoặc trực tiếp nhận tiền. Tổng số tiền quy đổi từ Yên Nhật sang VNĐ là 11 tỷ đồng.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nhận "lót tay" 11 tỷ đồng, 6 cựu quan chức đường sắt sắp hầu tòa Ngày 23/6, Viên KSND Tôi cao đa tông đat cao trang truy tô 6 bi can nguyên la lanh đao Ban quan ly cac dư an đương săt (RPMU) thuộc Tông công ty đường sắt Viêt Nam. Hành vi của các đối tượng đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm ngưng trệ dự án Cac bi can cung bi truy tô...