Kháng cáo quyết định đình chỉ tranh chấp khối tài sản 1.000 tỷ
Cho rằng, quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp căn nhà trong khối tài sản 1.000 tỷ của bà bán bún để lại là chưa đúng căn cứ pháp luật gây thiệt thòi cho mình nên em trai của bà này đã làm đơn kháng cáo.
TAND TP HCM vừa tiếp nhận đơn kháng cáo của nguyên đơn – ông Thạch Vũ Phương đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp căn nhà và đất tại 110/1 Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú giữa ông và người cháu nuôi Thạch Huệ Lan. Ông Phương là em ruột, còn chị Lan là con nuôi của bà bán bún quá cố Thạch Kim Phát.
Theo đơn kháng cáo, ông Phương cho rằng tòa đã nhận định sai về mối quan hệ pháp luật tranh chấp, tính chất tài sản đang tranh chấp và thời điểm mở thừa kế. Đồng thời, tòa không xem kỹ nội dung khởi kiện, chứng cứ ông đã cung cấp cũng như tòa thu thập được. Nội dung yêu cầu khởi kiện chính của ông là đòi lại tài sản là căn nhà nói trên do bà Thạch Huệ Lan đang quản lý chứ không phải tranh chấp thừa kế tài sản mà mẹ ông để lại.
Ông Phương cho rằng căn nhà đang tranh chấp là tài sản của cha mẹ để lại chứ không phải tài sản của bà Phát. Ảnh: Q. T.
Ông Phương cho biết, căn nhà và mảnh đất số 110/1 Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP HCM là do bố mẹ ông mua lại một thửa ruộng với diện tích 3.000 m2 để cất nhà và làm cơ sở sản xuất bún vào năm 1973. Sau khi bố ông mất, còn mẹ là bà Hà Kim Liên thì già yếu, thấy bà Thạch Kim Phát là chị gái sống độc thân, một số anh em khác thì đang ở nước ngoài nên mọi người thống nhất ủy quyền cho bà Phát quản lý, sử dụng toàn bộ nhà đất này.
Sau khi mẹ mất, các anh chị em trong gia đình không ai yêu cầu phân chia di sản thừa kế mà tiếp tục để cho bà Phát quản lý, sử dụng. Vì vậy không có sự tranh chấp di sản thừa kế phát sinh từ khi mẹ ông chết. Nhà đất này do gia đình ông ủy quyền cho người chị gái sử dụng và quản lý. Đến năm 2004, bà Phát được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất đối với căn nhà trên đường Tô Hiệu. Ngày 10/3/2011, bà Phát chết và sau đó người con gái nuôi duy nhất đã làm thủ tục kê khai di sản thừa kế đối với căn nhà này.
Video đang HOT
Theo ông Phương, vấn đề thừa kế chỉ phát sinh sau khi bà Phát chết chứ không phải thời điểm mẹ ông chết. Vì vậy, không thể tính thời hiệu khởi kiện phải là từ ngày người chị gái mất.
Trước đó, quyết định đình chỉ của tòa xác định, căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự, thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế là 10 năm. Tuy nhiên, đến năm 2012, ông Phương mới làm đơn khởi kiện nên thời hiệu khởi kiện đã hết, tòa không thể thụ lý vụ việc. Đồng thời, nếu coi tranh chấp trên của ông Phương là tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thì theo quy trình giải quyết phải tiến hành hòa giải tại UBND phường, nơi có đất tranh chấp. Song, tại biên bản làm việc, hai bên đều xác nhận chưa tiến hành hòa giải nên từ đó, tòa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Liên quan đến việc tranh chấp khối tài sản nghìn tỷ của bà làm bún để lại còn có 2 vụ kiện khác do một người em khác của bà này đứng đơn khởi kiện Huệ Lan để đòi lại một phần tài sản được cho là do các anh chị em nhờ bà Phát giữ hộ.
Hải Duyên
Theo VNE
Cuối tháng 11 xét kháng cáo của bầu Kiên
Dự kiến từ ngày 28/11 đến 8/12, TAND Tối cao sẽ mở phiên phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm theo yêu cầu của 6 trong 8 người bị kết tội trong vụ án cố ý làm trái xảy ra tại Ngân hàng ACB.
Theo nguồn tin của VnExpress, bị cáo Nguyễn Đức Kiên (cựu phó chủ tịch HĐQT ACB) mời thêm luật sư Nguyễn Huy Thiệp tham gia bào chữa, bên cạnh 4 luật sư đã tham gia từ phiên sơ thẩm.
Trong đơn kháng cáo, bị cáo Kiên cho rằng không phạm 4 tội (Kinh doanh trái phép, Trốn thuế, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng) như quy kết với mức án bị tuyên 30 năm tù. Bị cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét toàn diện các chứng cứ buộc tội và gỡ tội.
Bị cáo Lý Xuân Hải (cựu tổng giám đốc ACB) chống án cho rằng không phạm tội "Cố ý làm trái" gây thiệt hại cho ACB gần 688 tỷ đồng theo cáo buộc của các cơ quan tố tụng. Tại phiên sơ thẩm, ông Hải bị phạt 8 năm tù.
Các bị cáo gồm ông Huỳnh Quang Tuấn (cựu phó tổng giám đốc ACB, bị phạt 2 năm tù), Trịnh Kim Quang (cựu phó chủ tịch HĐQT ACB, án 4 năm), Lê Vũ Kỳ (nguyên phó chủ tịch HĐQT ACB, án 5 năm), Phạm Trung Cang (nguyên phó chủ tịch HĐQT ACB, án 3 năm) cũng đề nghị xem xét lại việc bị kết tội Cố ý làm trái, xin giảm nhẹ hình phạt và xem xét xét lại bản án sơ thẩm.
Hai bị cáo còn lại là Trần Ngọc Thanh (nguyên giám đốc ACBI, án 5 năm 6 tháng), Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên kế toán trưởng ACBI, án 5 năm) không chống án.
Bầu Kiên lên xe về trại giam sau khi nhận 30 năm tù. Ảnh: Quý Đoàn.
Theo bản án sơ thẩm tuyên ngày 9/6 của TAND Hà Nội, từ ngày 15/5/2007 đến 3/8/2008, bị cáo Kiên thông qua 6 công ty (trong đó có ACBI) do mình làm chủ tịch HĐQT hoặc chủ tịch hội đồng thành viên đã tổ chức hoạt động kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng trái quy định với tổng số tiền gần 21.500 tỷ đồng.
Cũng thông qua một trong các công ty này, bị cáo Kiên bị cáo buộc đã trốn thuế hơn 25 tỷ đồng trong thương vụ kinh doanh giá vàng trên tài khoản ngoài lãnh thổ Việt Nam với ngân hàng ACB. Ông ta cũng bị kết tội lừa đảo bán 20 triệu cổ phần của Công ty thép Hoà Phát (đã thế chấp tại ngân hàng) cho Công ty TNHH Một thành viên thép Hoà Phát, chiếm đoạt 264 tỷ đồng.
Tòa kết luận, bị cáo Kiên còn cùng cựu tổng giám đốc Lý Xuân Hải, 3 cựu phó chủ tịch HĐQT ACB là Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, cựu phó tổng giám đốc Huỳnh Quang Tuấn đã cố ý làm trái khi thống nhất chủ chương uỷ thác cho các cá nhân gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Trong số này có 718 tỷ đồng gửi vào Vietinbank và đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank TP HCM) chiếm đoạt.
Theo bản án, những người này còn ra chủ trương đầu tư cổ phiếu ngân hàng ACB trái quy định của nhà nước, gây thiệt hại gần 688 tỷ đồng.
Tại buổi tuyên án sơ thẩm, TAND Hà Nội đã đọc quyết định khởi tố vụ án "kinh doanh trái phép tại ngân hàng ACB và Vietbank" và khởi tố vụ án "đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với Huỳnh Thị Huyền Như của Huỳnh Thị Bảo Ngọc - Phó phòng quản lý quỹ Ngân hàng ACB.
Mai Chi
Theo VNE
Đình chỉ tranh chấp tài sản nghìn tỷ của bà bán bún Cho rằng việc tranh chấp di sản thừa kế giữa em trai và con gái nuôi của bà Phát đã hết thời hiệu khởi kiện, TAND TP HCM ra quyết định đình chỉ giải quyết. TAND TP HCM hôm 7/11 đã quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tranh chấp tài sản thừa kế giữa nguyên đơn Thạch Vũ Phương...