Kháng cáo, cựu nhà báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản được giảm 4 năm tù
Kháng cáo và khắc phục hậu quả hơn 400 triệu đồng, trong phiên phúc thẩm, Phùng Thế Dũng (cựu nhà báo) đã được TAND tỉnh Phú Yên tuyên án 6 năm tù, giảm 4 năm so với mức án tuyên trong phiên sơ thẩm.
Ngày 2/11, TAND tỉnh Phú Yên mở phiên tòa phúc thẩm, tuyên chấp nhận kháng cáo của bị cáo Phùng Thế Dũng, cựu Phó Văn phòng đại diện báo Văn Nghệ tại miền Trung – Tây Nguyên đóng ở TP Nha Trang ( Khánh Hòa).
Tòa phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm của TAND thị xã Sông Cầu, tuyên phạt bị cáo Dũng 6 năm tù về tội “ Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.
Bị cáo Phùng Thế Dũng tại phiên tòa phúc thẩm (Ảnh: Lê Tấn).
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm của TAND thị xã Sông Cầu đã tuyên phạt bị cáo Dũng 10 năm tù về tội danh trên.
Theo bản án phúc thẩm, từ tháng 3/2019 đến 3/2020, Phùng Thế Dũng từ tỉnh Khánh Hòa đến tỉnh Phú Yên lừa đảo với mục đích lấy tiền trả nợ cho nhiều người ở Khánh Hòa.
Video đang HOT
Biết nhiều người ở thị xã Sông Cầu có nhu cầu làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng từ đất rừng sản xuất sang đất ở, Dũng tìm cách tiếp cận.
Khi gặp những người này, Dũng giới thiệu mình là nhà báo, quen biết nhiều vị lãnh đạo ở tỉnh Phú Yên, thị xã Sông Cầu có khả năng giúp làm nhanh thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Dũng yêu cầu những người có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất đưa tiền cho mình để làm thủ tục. Tin lời của Dũng, 7 người ở thị xã Sông Cầu đã đưa giấy tờ, chuyển cho Dũng tổng cộng 432 triệu đồng; trong đó người nhiều nhất 176 triệu đồng, người ít nhất 35 triệu đồng.
Sau khi lấy tiền của người dân, Dũng trả nợ, tiêu xài cá nhân mà không hề nộp hồ sơ, cũng không làm thủ tục gì. Khi người dân hỏi kết quả thì Dũng tìm nhiều lý do để hứa hẹn, né tránh.
Thấy có dấu hiệu lừa đảo, một số người dân trình báo cơ quan công an. Chiều 18/3/2020, Dũng bị Công an thị xã Sông Cầu cùng Công an xã Xuân Hải bắt quả tang khi đang nhận 60 triệu đồng của một người dân tại một quán cà phê ở xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu.
Khi bị bắt, Dũng có một thẻ nhà báo mang tên Phùng Thế Dũng, công tác tại báo Văn Nghệ…
Sau đó, vào tháng 2/2021, TAND thị xã Sông Cầu đã tuyên phạt Dũng 10 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Sau phiên tòa sơ thẩm, Dũng kháng cáo kêu oan.
Tại phiên tòa phúc thẩm sáng nay, bị cáo Dũng bất ngờ xin thay nội dung kháng cáo kêu oan thành kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Dũng xin thay đổi lời khai, thừa nhận toàn bộ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền như cáo trạng truy tố trước đây. Dũng cũng thừa nhận đã chiếm đoạt của 7 người dân tổng cộng 432 triệu đồng. Đồng thời, gia đình của bị cáo Dũng đã khắc phục toàn bộ số tiền Dũng lừa đảo.
Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử phúc thẩm cho rằng bị cáo Dũng được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ như đã khắc phục hậu quả, trả lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt. Bản án phúc thẩm giảm cho Dũng 4 năm tù từ 10 năm tù xuống còn 6 năm tù giam về tội “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.
Y án chung thân đối với 'Út trọc' trong vụ sai phạm tại cao tốc TP.HCM - Trung Lương
Ngày 21-5, TAND cấp cao tại TP.HCM đã bác tất cả kháng cáo, tuyên y án đối với 4 bị cáo có kháng cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại đường cao tốc TPHCM - Trung Lương, gây thất thoát 725 tỉ đồng.
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ tại tòa - Ảnh: T.M
Cụ thể, HĐXX đã bác kháng cáo, tuyên y chung thân đối với bị cáo Đinh Ngọc Hệ (tức "Út trọc") về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Bị cáo Phạm Văn Diệt (tổng giám đốc Công ty Đức Bình) 10 năm tù, tổng hợp hình phạt với bản án trước đó 24 năm tù; phạt bị cáo Vũ Thị Hoan (giám đốc Công ty Yên Khánh) 7 năm tù, tổng hợp hình phạt với bản án trước đó 14 năm tù; phạt bị cáo Phạm Tấn Hoàng (phó phòng kế toán Công ty Yên Khánh) 6 năm tù cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, do mối quan hệ quen biết, ông Đinh La Thăng đã giới thiệu để hai công ty của Đinh Ngọc Hệ tham gia đấu giá và trúng đấu giá quyền thu phí cao tốc TPHCM - Trung Lương. Sau đó, ông Hệ đã chỉ đạo nhân viên chiếm đoạt 725 tỉ đồng của Nhà nước.
Ngoài ra, bị cáo Hệ còn có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để yêu cầu công ty Licogi 13 bán rẻ căn biệt thự cho mình. Đổi lại, ông Hệ hứa cho công ty Licogi 13 được tham gia thi công dự án không qua đấu thầu.
HĐXX cho rằng ông Hệ đã lập khống hồ sơ của công ty Yên Khánh để tham gia đấu thầu và chiếm đoạt quyền thu phí cao tốc TPHCM - Trung Lương. Sau khi giành được quyền thu phí thì Hệ đã chỉ đạo cấp dưới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền thu phí.
HĐXX nhận định bị cáo Hệ có động cơ chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu. Hành vi của ông Hệ cùng đồng phạm diễn ra liên tục, trong một thời gian dài.
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương vẫn do Nhà nước sở hữu nên số tiền 725 tỉ đồng là tài sản phải nộp về Bộ Giao thông vận tải nên không cơ sở xác định bị cáo Hệ phạm tội trốn thuế.
Theo HĐXX phúc thẩm, cấp sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo đúng người, đúng tội, phù hợp với tích chất phạm tội cũng như hậu quả vụ án.
Vì vậy, không có cơ sở xem xét kháng cáo của các bị cáo. Tại tòa phúc thẩm, các bị cáo không đưa ra được tình tiết mới nên không chấp nhận kháng cáo.
Giám đốc lập báo cáo khống "rút" tiền của công ty Ngày 18-5, TAND tỉnh Khánh Hòa mở phiên xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Ngô Văn Giáp (1994, trú huyện MĐrăk, tỉnh Đắk Lắk) về tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Qua xem xét hồ sơ vụ án, HĐXX Tòa phúc thẩm xét thấy bị cáo đã tích cực khắc phục hậu quả, bồi thường hết số tiền cho công...