Khẩn trương xử lý sai phạm trong quản lý, bảo vệ rừng ở Lâm Đồng
Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương báo cáo kết quả kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các sai phạm, vi phạm liên quan đến dự án do Công ty trách nhiệm hữu hạn Khánh Vân ( Công ty Khánh Vân) làm chủ đầu tư tại xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương.
Khu vực hành lang an toàn sông Đa Nhim bị lấn chiếm. Ảnh TTXVN phát
Được biết, các sai phạm này liên quan đến nhiều thế hệ lãnh đạo của nhiều sở, ngành qua các thời kỳ.
Cụ thể, tại văn bản số 1317/UBND-LN ngày 5/3/2021, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ khẩn trương tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra những tồn tại, sai phạm qua thanh tra tại các dự án do Công ty Khánh Vân làm chủ đầu tư tại xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương.
Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao lãnh đạo Sở Nội vụ tham dự kiểm điểm với các Sở Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh; đồng thời tổng hợp kết quả kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các sở, địa phương, đơn vị liên quan, báo cáo đề xuất UBND tỉnh trước ngày 20/3/2021 xem xét, chỉ đạo.
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 12/2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã thành lập hội đồng kỷ luật kiểm điểm, xử lý trách nhiệm 11 cán bộ kiểm lâm do thiếu trách nhiệm trong thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, không kịp thời phát hiện, ngăn chặn, báo cáo các vụ vi phạm tài nguyên rừng tại dự án của Công ty Khánh Vân trên địa bàn huyện Lạc Dương. Trong số đó có 1 Hạt trưởng, 2 Phó Hạt trưởng, 6 cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dương và 2 cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh với hình thức phê bình, khiển trách.
Gia đình hộ vi phạm đang phải tháo dỡ công trình trái phép dưới sự giám sát của chính quyền địa phương. Ảnh TTXVN phát
Được biết, năm 2010, UBND tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng nhận đầu tư Dự án “Nuôi cá nước lạnh kết hợp quản lý bảo vệ rừng” tại xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương cho Công ty Khánh Vân. Dự án trên có quy mô 175 ha, trong đó có 145 ha rừng thông 3 lá tự nhiên, 5 ha đất được khai phá để nuôi cá hồi, cá tầm thương phẩm… Đồng thời, Công ty Khánh Vân được miễn tiền thuê diện tích mặt nước nuôi cá cũng như diện tích sử dụng vào mục đích khác 11 năm, cùng nhiều ưu đãi khác…
Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện dự án trên, Công ty Khánh Vân đã không thực hiện dự án theo tiến độ, sang nhượng lại dự án trên cho đơn vị khác. Nghiêm trọng hơn, dự án này đã để mất hơn 12 ha rừng thông tự nhiên đầu nguồn tại 11 lô, tổng khối lượng thiệt hại trên 3.550 m3 gỗ, giá trị thiệt hại lên tới gần 11 tỉ đồng.
Đến ngày 7/8/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng ra Văn bản số 4.904/UBND-LN, giao cơ quan chức năng và UBND huyện Lạc Dương “kiểm tra, rà soát xác định rõ diện tích, khối lượng lâm sản bị thiệt hại tại từng thời điểm gắn với trách nhiệm của chủ dự án”…
Xác định các đối tượng cưa hạ hàng loạt cây thông rừng phòng hộ
Ngày 13-11, cơ quan chức năng huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), gồm công an, kiểm lâm và đơn vị chủ rừng đưa các đối tượng được xác định đã thực hành vi phá rừng tại tiểu khu 132, địa bàn xã Đạ Sar, vào hiện trường để xác nhận các vị trí cưa hạ cây rừng, phục vụ công tác điều tra.
Đưa đối tượng phá rừng vào hiện trường xác định vị trí đã cưa hạ thông
Theo Công an huyện Lạc Dương, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng công an đã nhanh chóng khoanh vùng, sàng lọc và bước đầu xác định sáu đối tượng đã thực hiện hành vi phá rừng tại tiểu khu 132, gồm: Cil Phi Criêu Ha Dũng (39 tuổi), Kon Sơ Ha Khuyn (28 tuổi), Kon Sơ Ha Khuynh (26 tuổi), Đơng Gor Ha Bri (26 tuổi), Cil Ha Đan (25 tuổi), đều ngụ xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương và một đối tượng hiện đang lẩn trốn.
Tại cơ quan điều tra, bước đầu các đối tượng khai nhận đã thực hiện hành vi phá rừng tại khu vực trên.
Thông bị cưa hạ nằm ngổn ngang giữa rừng
Như báo Nhân Dân điện tử đã thông tin, qua thực tế hiện trường, phát hiện hàng trăm cây rừng tự nhiên, chủ yếu là thông ba lá, tại tiểu khu 132, địa bàn xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương bị đốn hạ hàng loạt, nằm xếp lớp giữa rừng, nhiều gốc thông vừa bị cưa hạ còn ứa nhựa.
Một gốc thông cổ thụ vừa bị cưa hạ
Sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo huyện Lạc Dương đã chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan, phối hợp cùng chủ rừng tổ chức kiểm tra hiện trường, xác minh thông tin báo chí phản ánh. Đồng thời, chỉ đạo công an huyện phối hợp Hạt Kiểm lâm Lạc Dương, UBND xã Đạ Sar vào cuộc điều tra, truy tìm các đối tượng phá rừng để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Lực lượng chức năng đo kiểm hiện trường vụ việc
Theo Hạt Kiểm lâm Lạc Dương, kết quả kiểm tra bước đầu tại khoảnh 1 và khoảnh 2, tiểu khu 132, có sáu vị trí thuộc đối tượng rừng phòng hộ là rừng tự nhiên bị phá trái phép. Trong đó, tại khoảnh 1, thuộc đất dự án Công ty TNHH thủy điện và du lịch sinh thái Thác Rồng, có năm điểm rừng bị phá, với tổng diện tích hơn 5.560 m2, 56 cây thông ba lá và một cây dẻ bị cưa hạ, lâm sản bị thiệt hại hơn 73,5m3.
Tại khoảnh 2, có 38 cây thông ba lá, đường kính gốc từ 18 đến 66cm bị cưa hạ, trên diện tích 1.200m2, khối lượng lâm sản thiệt hại hơn 67,6m3; khu vực rừng đã giao khoán cho tổ ông Ha So Ly quản lý, bảo vệ; thuộc lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim quản lý.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng huyện Lạc Dương điều tra, làm rõ.
Cuộc rượt đuổi quyết liệt truy bắt xe chở gỗ lậu ở Cổng trời Bị truy đuổi gắt gao trên đường Trường Sơn Đông, những người ngồi trên xe chở gỗ lậu đã trút gỗ xuống để ngáng đường lực lượng kiểm lâm. Khi chiếc xe chở gỗ lậu gặp nạn, bị lật nghiêng, các đối tượng nhanh chân chạy thoát. Sáng 10/11, các cơ quan chức năng huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đang phối hợp điều...