Khẩn trương xử lý các sai phạm tại Khánh Hòa
Đó là chỉ đạo được ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính T.Ư khi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng trong xử lý các vụ việc sai phạm tại tỉnh Khánh Hòa.
Trưởng Ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc làm việc với tỉnh Khánh Hòa
Ngày 8/5, ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính T.Ư, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng đã kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng về xử lý các vụ việc sai phạm tại tỉnh Khánh Hòa.
Sau khi nghe báo cáo của tỉnh và các ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Trưởng Ban Nội chính T.Ư đánh giá, thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã tích cực thực hiện các kiến nghị của UBKT T.Ư và Thanh tra Chính phủ nhưng còn nhiều tồn tại, vướng mắc, cần phải khẩn trương, quyết liệt hơn.
Video đang HOT
Trưởng Ban Nội chính T.Ư yêu cầu Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương tiếp tục thực hiện các kiến nghị của UBKT T.Ư và của Thanh tra Chính phủ.
Các cơ quan chức năng ở T.Ư bám sát để chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng địa phương phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra.
Đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng: “Tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó; có dấu hiệu phạm tội thì phải khởi tố, điều tra; kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật”; “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, “không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào”. Kết quả thực hiện báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trước ngày 30/6/2021 để phục vụ Phiên họp thứ 20 của Ban Chỉ đạo.
Chuẩn bị phương án ứng phó mùa thiên tai tại miền núi phía bắc
Ngày 27-4, tại Phú Thọ, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai (PCTT) tổ chức Hội nghị PCTT khu vực miền núi phía bắc năm 2021.
Một đoạn kè sông Cà Ty thuộc khu vực đường Trưng Trắc, TP Phan Thiết (Bình Thuận) bị sụt lún nghiêm trọng. Ảnh: HỢP PHỐ
Trong những tháng đầu năm 2021, trong khu vực đã xảy ra một số đợt rét đậm, rét hại, dông lốc, sét, mưa đá, báo hiệu một năm thiên tai diễn biến khó lường trong khu vực. Thiên tai tại khu vực từ đầu năm đến nay đã làm ba người chết, một người bị thương; 320 ngôi nhà bị hư hại, tốc mái; 1.086 con gia súc bị chết, thiệt hại về kinh tế ước tính là 25 tỷ đồng. Tại hội nghị, các đại biểu tập trung nêu bật những khó khăn, vướng mắc, cũng như chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn công tác PCTT; đồng thời đề xuất, kiến nghị những giải pháp với Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTT để nâng cao hiệu quả công tác trong thời gian tới.
Ngày 27-4, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố phía bắc và Trung tâm BVTV vùng khu 4, Trung tâm BVTV phía bắc về việc triển khai phòng, chống sinh vật gây hại cây trồng cuối vụ đông xuân. Theo dự báo, từ nay đến đầu tháng 5 tới, nguy cơ sâu bệnh trên lúa rất cao.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng -Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hội tụ gió lên đến mực 5.000 m nên từ chiều 28 đến ngày 29-4, các tỉnh vùng núi Bắc Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 50 -100 mm/24giờ, riêng các tỉnh Lai Châu, iện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang có nơi hơn 120 mm/24giờ; ở các tỉnh đồng bằng có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Từ đêm 28 đến ngày 29-4, ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to và dông, với lượng mưa phổ biến 40-80 mm/24 giờ, có nơi mưa rất to hơn 100 mm/24 giờ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh miền núi. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét và mưa đá: Cấp 1. Trong đêm 28 và ngày 29-4, ở Vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 5, phía bắc có lúc cấp 6, giật cấp 7; biển động, sóng biển cao từ 1,5-2,5 m. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: Cấp 1.
Theo báo cáo từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, từ đêm 25 đến sáng 26-4, mưa dông, lốc, sét, mưa đá làm ba người bị thương, trong đó: Thái Nguyên: hai người (5 tuổi và 13 tuổi) do tường rào đổ vào nhà; Hà Giang: một người (14 tuổi) do sét đánh khi đang ăn cơm trong nhà. Có ba nhà bị thiệt hại hơn 70% (Tuyên Quang: hai nhà; Yên Bái: một nhà); 60 nhà bị hư hỏng. Có 288,2 ha lúa và hoa màu bị ngập, thiệt hại; 40,8 ha cây lâm nghiệp bị thiệt hại. Về chăn nuôi, thủy sản: có hai con gia súc bị sét đánh chết tại Hà Giang; 0,1 ha thủy sản bị thiệt hại tại Lai Châu. Tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Yên Bái, sạt sân ình dài 400 m.
Tại Bình Thuận, trận mưa lớn kéo dài từ đêm 26-4 đã làm một đoạn kè sông Cà Ty thuộc khu vực đường Trưng Trắc, thành phố Phan Thiết bị sụt lún nghiêm trọng. oạn sụt lún dài hơn 100 m, trong đó đoạn sụt lún nghiêm trọng và thành kè nghiêng ra sông Cà Ty kéo dài khoảng 40 m. Các đơn vị chức năng đề xuất phương án xây lại vì đoạn kè này hiện không bảo đảm an toàn.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP à Nẵng vừa có Công văn số 1515/STNMT-KSTNN gửi đơn vị quản lý vận hành các hồ chứa: A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4, Sông Bung 4A, Sông Bung 5, Sông Bung 6 về việc vận hành xả nước đúng quy định, bảo đảm cấp nước an toàn trên địa bàn TP à Nẵng trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5. ể sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiếu nước có thể xảy ra liên quan đến việc vận hành các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đề nghị đơn vị quản lý vận hành các hồ chứa phải bảo đảm vận hành hồ với lưu lượng, thời gian xả đúng quy định của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.
Sáng 27-4, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị hiệp đồng ứng phó sự cố, thiên tai, TKCN với các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn năm 2021. Nội dung hiệp đồng tập trung vào các nhiệm vụ, như: Tình huống khi có bão đổ bộ, ảnh hưởng vào địa bàn tỉnh; phòng chống, khắc phục hậu quả lũ lụt; phòng chống, khắc phục hậu quả lốc xoáy; phòng chống, khắc phục hậu quả động đất, sóng thần; phòng, chống cháy nổ, cháy rừng...
Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tiếp tục bùng phát tại nhiều địa phương của tỉnh Nghệ An. Tại huyện Thanh Chương, tính đến ngày 27-4, DTLCP đã xảy ra tại 1.746 hộ, thuộc 171 thôn, bản của 36 xã, số lượng lợn bị chết, tiêu hủy 371 tấn, tăng hơn 200 tấn so với đầu tháng 4. Tại huyện Diễn Châu, tính đến ngày 27-4, toàn huyện đã có 22/37 xã có DTLCP. Tổng số lợn nhiễm dịch buộc phải tiêu hủy xấp xỉ 53 tấn lợn hơi.
Tại Hà Tĩnh, mưa lớn xảy ra đêm 26-4 cộng với gió lốc đã làm đổ ngã nhiều héc-ta lúa tại TP Hà Tĩnh, các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Hương Sơn... Theo thống kê ban đầu, trên địa bàn huyện Thạch Hà có khoảng 1.000 ha lúa bị ảnh hưởng, huyện Kỳ Anh có khoảng 550-600 ha lúa đổ.
Nông nghiệp thiệt hại lớn do giá rét Từ đầu mùa Đông 2020 - 2021 đến nay, đã có 3 đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ nước ta, gây rét đậm, rét hại kéo dài. Trong 3 đợt rét vừa qua, đợt rét kéo dài từ ngày 7 - 11/1 là đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu Đông. Nhiều khu vực...