“Khẩn trương tìm nguyên nhân các vụ tai nạn nghiêm trọng”
“Mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng và nhiều giải pháp đồng bộ nhưng liên tiếp trong những ngày vừa qua, TNGT xảy ra rất nghiêm trọng. Đây là một khuyết điểm cần phải tìm ra nguyên nhân để có những giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn, đến nơi đến chốn hơn”.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia – đã có cuộc trao đổi nhanh với báo chí về các giải pháp tăng cường an toàn giao thông, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải hành khách, bên lề kỳ họp Quốc hội sáng nay 11/6.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi bên hành lang nghị trường (ảnh: Việt Hưng).
Trong những ngày qua, trên nhiều địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) cực kỳ nghiêm trọng. Phó Thủ tướng đánh giá tình hình vi phạm thế nào và chính sách sắp tới của Chính phủ?
Mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng và nhiều giải pháp đồng bộ nhưng liên tiếp trong những ngày vừa qua, tai nạn giao thông xảy ra rất nghiêm trọng. Đây là một khuyết điểm cần phải tìm cho ra nguyên nhân để có những giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn, đến nơi đến chốn hơn để giảm thiểu TNGT.
Trước tính hình trên, tôi đã giao Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải họp với các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cơ quan chức năng để tìm ra nguyên nhân chính thức, có giải pháp thiết thực, cụ thể, quyết liệt hơn. Trước hết là phải rà soát lại việc tuyên truyền (đã đến lái xe, chủ xe, người sử dụng phương tiện hay chưa), dựa vào tiêu chí nào để nói rằng phải nâng cao ý thức và đặc biệt phải gắn trách nhiệm của người lái xe, người sử dụng phương tiện trong vấn đề an toàn giao thông. Ý thức, ý thức và ý thức phải được nhắc nhở một cách quyết liệt và thường xuyên hơn.
Thứ ba là phải tổ chức lại giao thông, đặc biệt là phải gắn các thiết bị hành trình, kiểm tra thường xuyên những người sử dụng phương tiện để biết được những hành vi vi phạm. Ví dụ, lái xe khách 4 giờ trong ngày phải được nghỉ, mỗi lần như vậy phải được nghỉ bao nhiêu phút, một ngày lái xe được bao nhiêu tiếng… phải được qui định, thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt, phải gắn trách nhiệm của chủ xe, lái xe trong quá trình vi phạm và phải xử lý cả lái xe, giám đốc công ty nếu vi phạm.
Video đang HOT
Ngoài ra, phải có những biện pháp để xóa các điểm đen thường xảy ra tai nạn. Cuối cùng là phải gắn các thiết bị theo dõi để giám sát những hoạt động của người điều khiển phương tiện, đặc biệt là lái xe khách.
Nhiều ý kiến cho rằng, khi đã lắp camera theo dõi thì nên định kỳ công khai hình ảnh để người dân nắm rõ?
Chúng tôi rất hoanh nghênh nhiều địa phương đã lắp camera theo dõi ở nhiều ngã ba, ngã tư. Chúng tôi khuyến khích việc làm này trên toàn quốc, trong phạm vi kinh phí chúng ta hiện có. Nhưng trước hết, các thiết bị hành trình giám sát hộp đen phải gắn lên các phương tiện một cách chính xác để giám sát người điều khiển phương tiện. Đó là biện pháp cần thiết trong bảo đảm an toàn phương tiện, nhất là vận tải hành khách.
Trên các quốc lộ có rất nhiều trạm kiểm soát của công an giao thông nhưng tại sao những phương tiện không đủ điều kiện vẫn hoạt động, thưa Phó Thủ tướng?
Đó là một khuyết điểm, chúng ta phải rút kinh nghiệm. Tất cả các cơ quan kiểm định phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Phải xử lý các cơ sở đào tạo, đặc biệt là việc kiểm định trong phạm vi toàn quốc về thiết bị, đặc biệt là lưu thông trên đường… đều có đánh giá chất lượng phương tiện trước khi cho xuất bến, xuất bãi và đưa vào vận hành.
Theo đánh giá của Phó Thủ tướng, trách nhiệm của doanh nghiệp thế nào khi vẫn đưa vào sử dụng phương tiện giao thông hết hạn lưu hành?
Kể cả lái xe và chủ phương tiện, đặc biệt là chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm về thiết bị, phương tiện. Cho nên, nếu vi phạm thì xử lý cả lái xe và cả chủ phương tiện, chủ công ty; kể cả đơn vị kiểm định..
Tình trạng mãi lộ chúng ta đã nói nhiều nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn dứt điểm. Và ý thức lái xe kém một phần do mãi lộ, tiêu cực. Vậy theo Phó Thủ tướng, thời gian tới cần có những giải pháp gì để ngăn chặn thực trạng này?
Bên cạnh việc tuần tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm khắc, chúng ta phải tổ chức việc giám sát tốt hơn để chống mãi lộ, tiêu cực, hối lộ đối với lực lượng chức năng, đặc biệt là cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông.
Mỗi tổ công tác phải được giám sát, nhân dân phải được giám sát, công khai minh bạch vấn đề này. Đồng thời với đó, chúng ta phải đặt vấn đề bồi dưỡng, tạo điều kiện cho anh em về mặt chính sách để anh em hoạt động.
Chống tiêu cực, chống mãi lộ là một yêu cầu trong toàn ngành cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông.
Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!
Theo Dantri
Các ngân hàng đã trả nợ dân hơn 100 tấn vàng
Tính đến đầu tháng 5, các tổ chức tín dụng đã tất toán trên 80% số dư huy động vốn bằng vàng (hơn 100 tấn), tạo nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Hơn 100 tấn vàng vừa được ngân hàng trả về cho người dân (ảnh minh họa).
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 3/5/2013, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tất toán trên 80% số dư huy động vốn bằng vàng (hơn 100 tấn) tạo nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Theo đánh giá từ Ngân hàng Nhà nước, việc các ngân hàng trả nợ một khoản vàng lớn huy động từ dân cư đã "loại trừ cơ bản rủi ro về huy động và cho vay vốn bằng vàng trong hoạt động của hệ thống TCTD, từ đó loại trừ khả năng đổ vỡ TCTD, làm ảnh hưởng dây chuyền đến toàn hệ thống có nguồn gốc từ hoạt động huy động và cho vay bằng vàng".
Thực tế trên, theo dẫn chứng từ Ngân hàng Nhà nước là đã được chứng minh qua sự kiện người dân ồ ạt rút vàng ra khỏi ACB và một số TCTD khác vào giữa năm 2012, góp phần kiềm chế đầu cơ và tình trạng "vàng hóa".
Ngoài ra, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, hiện tại, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán về cơ bản đã chấm dứt. Sau gần một năm thực hiện khuôn khổ pháp lý mới về quản lý thị trường vàng nói chung và Nghị định 24 nói riêng, quyền sở hữu, tích trữ, mua, bán vàng miếng hợp pháp của người dân được bảo vệ; thị trường vàng đã được sắp xếp lại một cách cơ bản và ngăn chặn được ảnh hưởng của biến động giá vàng đến tỷ giá, lạm phát, tăng Dự trữ ngoại hối và ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo đánh giá của trưởng Đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam Sanjay Kalra, trong suốt giai đoạn 2011-2013, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp liên quan đến thị trường vàng. Các biện pháp này bắt đầu từ tháng 4/2011 bằng việc chấm dứt cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng. Tiếp đó, tháng 4/2012, Chính phủ ban hành nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Các biện pháp đã thực hiện của Chính phủ Việt Nam, theo đánh giá của đại diện IMF, được thúc đẩy bởi một số yếu tố nhằm nâng cao khả năng vận hành của thị trường.
Thứ nhất là tăng cường ổn định tài chính bằng cách giảm mức độ rủi ro của các ngân hàng liên quan đến tài sản nợ và có bằng vàng trên bảng cân đối tài sản của mình. Thứ hai, giảm mức độ biến động trên thị trường ngoại hối và vàng và qua đó nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ.
Thứ ba là giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Thứ tư, về lâu dài, kỳ vọng là thị trường vàng và ngoại hối ổn định hơn, và ổn định kinh tế vĩ mô nói chung sẽ góp phần giảm mức độ nắm giữ vàng, cải thiện cán cân vãng lai và chuyển đổi từ vàng sang các tài sản "phục vụ sản xuất".
Theo Dantri
Vì sao Quốc hội "siết" Luật Biểu tình? Sau khi khai mạc kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, người thay mặt cho Ủy ban Pháp luật của cơ quan dân cử tối cao này là ông Phan Trung Lý đã lập tức "bác" khá nhiều đề xuất từ phía Chính phủ. Những đề xuất trên nằm trong 7 nhóm vấn đề của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và thuộc...