Khẩn trương tháo gỡ những nút thắt về vận tải trong mùa dịch
Người dân phản ánh có tình trạng siêu thị bán hàng cao hơn giá niêm yết (và có nơi đã bị lập biên bản). Siêu thị phản ánh tình trạng gom hàng trong siêu thị đem ra ngoài bán thu lời.
Đó là một vài lát cắt, dù không mang tính đại diện, phần nào cho thấy những vấn đề cần phải giải quyết rốt ráo khi có thêm nhiều địa phương áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16.
Khi các chợ dân sinh, các điểm bán hàng tự phát phải ngừng hoạt động, việc cung ứng hàng hóa phụ thuộc vào các siêu thị. Theo lý thuyết, kể cả trường hợp cầu giữ nguyên (chưa nói là tăng), nguồn cung bị bó hẹp thì đương nhiên giá cả bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, người dân bị thiếu hụt nguồn thu nhập, đặc biệt những hộ gia đình có nguồn tích lũy hạn chế, họ sẽ cảm nhận rõ rệt tác động tăng giá lên đời sống. Muốn người dân sống được, “yên tâm ở nhà” (như lời của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung), ngoài sự hỗ trợ trực tiếp của những gói giải cứu thì đảm bảo thị trường bình ổn là điều cấp thiết.
Chuyên gia kinh tế thương mại Vũ Vinh Phú nhận xét, sự “bấn loạn” về mớ rau, cọng hành ở TPHCM trong những ngày đầu giãn cách theo Chỉ thị 16 cho thấy, công tác chuẩn bị để đón đợt dịch bùng phát lớn chưa được đầy đủ nên dẫn tới những lúng túng trong điều hành tổ chức nguồn hàng, gắn kết chuỗi sản xuất phân phối, tổ chức bán ra cho người tiêu dùng… Hàng hóa đôi lúc, đôi nơi bị thiếu một cách giả tạo, mua bán bị đứt đoạn phiền hà.
Ông Phú cho rằng, từ bài học ở TPHCM những ngày qua, các địa phương khi có dịch phát sinh, cần nắm vững những nguyên tắc định hướng quan trọng để tổ chức tốt hệ thống phân phối của địa phương nhằm phục vụ người tiêu dùng một cách chắc chắn, hiệu quả, nhân văn nhất trong bất kể tình huống nào xảy ra trên các địa bàn. Đó là: “Khơi thông nguồn hàng, tổ chức lại hệ thống phân phối, tăng cường dự trữ hàng hóa, kiểm soát quản lý thị trường”.
Về nguyên lý, nếu nguồn hàng được cung ứng đầy đủ dồi dào thì tâm lý tích trữ của người dân cũng sẽ giảm bớt và cũng không xảy ra khan hiếm. Sự căng thẳng về cái ăn cái mặc sẽ được giải tỏa.
Video đang HOT
Lý thuyết là vậy, song trên thực tế, để làm được điều đó cần có sự phối hợp liên ngành, sự thống nhất của địa phương này với địa phương khác…
Từ hơn 10 ngày trước, trong công văn gửi UBND các địa phương, Bộ Công Thương đã lưu ý về việc tập trung đẩy mạnh việc bảo đảm hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là nguồn cung hàng hóa cho Chương trình Bình ổn thị trường đã được ký kết.
Việc tạo luồng “ưu tiên đặc biệt” cho các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu; thiết lập các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa thiết yếu có kiểm soát an toàn dịch bệnh để thay thế các chợ đầu mối và các điểm trung chuyển đã bị đóng cửa nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời hàng hóa cho người dân… cũng đã được Bộ Công Thương đề nghị triển khai.
Thế nhưng, như ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, hiện vẫn còn một số địa phương chưa thực sự chủ động lên phương án tổ chức “luồng xanh” trên địa bàn của tỉnh nên khi áp dụng giãn cách xã hội việc điều tiết, tổ chức vận chuyển hàng hóa rơi vào thế bị động.
Chúng ta thông cảm với áp lực của các địa phương khi biến chủng delta của dịch Covid-19 lan rất nhanh. Một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình đang siết chặt yêu cầu, như xe vào phải dán logo 3 cấp độ, không chấp nhận test nhanh… Sự thận trọng là dễ hiểu.
Thế nhưng, “nút thắt” này nếu không được tháo gỡ nhanh chóng sẽ ảnh hưởng lớn đến thành công của công tác khoanh vùng chống dịch và an sinh xã hội.
Do vậy, những đề xuất như đưa lực lượng vận chuyển, cung ứng hàng hóa; lực lượng bán hàng, tiểu thương vào diện ưu tiên tiêm vắc xin sớm… cần được xem xét. Hàng hóa, đặc biệt là lương thực, thực phẩm toàn tuyến bắc – nam cần lưu thông thuận lợi, xuyên suốt, người dân phải an tâm, công cuộc chống dịch mới thành công như mong đợi.
Hàng xóm nhậu nhẹt, tụ tập... mùa dịch, dân chụp hình gửi Help 114 để báo phường xử lý
Ứng dụng Help 114 của Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.HCM gần đây nhận được nhiều phản ảnh của người dân về việc hàng xóm nhậu nhẹt, người buôn bán tụ tập đông người... trong mùa dịch.
Sáng 9-7, ngày đầu tiên TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, tại trung tâm chỉ huy của Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TP.HCM nhận được tin phản ảnh của người dân bằng hình ảnh thông qua ứng dụng Help 114 với nội dung:
"Ảnh chụp lúc 6h22 ngày 9-7-2021, TP.HCM đang áp dụng chỉ thị 16 rồi nhưng cô này vẫn bán đồ ăn sáng ở khu vực ngã 3 Hồ Huấn Nghiệp giao với Công Trường Mê Linh, phường Bến Nghé, quận 1".
Đi kèm với thông tin là hình ảnh nhiều người tụ tập đông xung quanh người phụ nữ này để mua đồ ăn, không đảm bảo phòng chống dịch theo chỉ thị 16.
Thông qua thông tin và hình ảnh người dân phản ảnh, trung tâm chỉ huy đã gửi cho Công an phường Bến Nghé nắm vụ việc. Ngay lập tức, Công an phường Bến Nghé đã cử lực lượng phối hợp cùng cán bộ trật tự đô thị đến xử lý trường hợp này.
Trước đó, cũng thông qua ứng dụng Help 114, trung tâm nhận được thông tin kèm hình ảnh của người dân phản ảnh hàng xóm đang tổ chức nhậu nhẹt, tụ tập đông người ở phường Tân Thuận Đông, quận 7 trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp. Sau đó, lực lượng chức năng địa phương đã nhanh chóng xử lý.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , thượng tá Nguyễn Mạnh Trưởng - phó trưởng phòng - cho biết tổng đài 114 của phòng có liên thông với 113 và 115 nên khi người dân báo các phản ảnh lên trung tâm sẽ tiếp nhận hết và chuyển tiếp ngay đến 113 và 115.
"Hiện tại do TP chưa hợp nhất được một đầu số khẩn cấp nên tạm thời mình phải dùng liên thông ba đầu số, để khi có bất cứ một tai nạn, sự cố khẩn cấp nào thì người dân chỉ cần nhớ một đầu số và gọi một lần.
Ngoài ra, từ trước đến nay người dân dùng điện thoại thông thường gọi tới, không chụp hình hoặc video call trực tiếp được, nên nhiều khi gọi xong tội phạm bỏ chạy mất hoặc người vi phạm giải tán đi chỗ khác.
Lúc đó công an tới thì không có bằng chứng..., nay có cái Help 114 rồi, các hành vi trên sẽ được ghi hình lại, thuận lợi cho việc phạt nguội và truy tìm", thượng tá Trưởng nói.
Help 114 thuận tiện, chính xác
Dễ sử dụng, báo tin nhanh... là những đánh giá của nhiều người dân sau khi cài đặt ứng dụng Help 114.
Người dùng có thể dễ dàng vào kho ứng dụng App Store và CH Play trên điện thoại để tìm ứng dụng bằng tên "Help 114", tải và cài đặt.
Sau khi cài đặt, khi người dùng bấm nút "114" có thể vừa gọi để báo tin cho lực lượng 114, đồng thời lực lượng 114 cũng biết ngay vị trí người dân trên bản đồ số theo tọa độ GPS mà không cần phải hỏi họ đang ở đâu.
Khi bấm nút "Video call", người dân có thể vừa quay vừa truyền video sự cố cháy, nổ... ngay thời gian thực cho lực lượng chữa cháy. Qua đó, các thông tin này giúp ích cho việc xử lý sự cố cháy, nổ... một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả nhất.
Bên cạnh việc báo cháy, ứng dụng còn có chức năng gửi thông tin kêu cứu tới người thân, kèm theo vị trí người dùng đến các số điện thoại người thân đã lưu trong ứng dụng. Đồng thời, người dân có thể phản ảnh những vấn đề khác thông qua gửi hình ảnh, thông tin.
Chàng trai đi khắp TP.HCM phát cơm chay trong mùa dịch Lâm Quách cùng bạn bè rong ruổi khắp thành phố để trao tặng những phần cơm cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát. Từ ngày TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội đến nay, Lâm Quách (lifestyle influencer, biệt danh: Sư Tử Ăn Chay) cùng những người bạn của mình đã trao...