Khẩn trương sửa chữa hư hỏng đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa lũ 2019
Để bảo đảm an toàn giao thông trong mùa mưa bão và lũ lụt còn diễn biến phức tạp từ nay tới cuối năm, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị liên quan chỉ đạo khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, khắc phục hư hỏng đường bộ.
Sửa chữa hư hỏng đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa lũ 2019 (Ảnh minh họa)
Cụ thể, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ, các Sở Giao thông vận tải (GTVT); các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án BOT;… chủ động đề ra các giải pháp cụ thể, tăng cường kiểm tra, theo dõi, sớm phát hiện các hư hỏng đường bộ để kịp thời xư lý.
Bên cạnh đó, các đơn vị quản lý đường và nhà thầu bảo dưỡng phải cập nhật ngay thông tin hư hỏng vào ” Nhật ký tuần đường “, hồ sơ quản lý đường, các phần mềm GOV.ONE và các công cụ lưu trữ quản lý đường khác.
Đối với nhà thầu quản lý bảo dưỡng đường bộ nếu không thực hiện đúng hợp đồng, tiêu chuẩn bảo dưỡng, quy trình bảo trì, Thông tư 04/2019/TT-BGTVT về tuần đường và tuần kiểm đường bộ, thì phải kiên quyết xử lý hành chính, xử lý tài chính (trừ tiền), báo cáo để Tổng cục ĐBVN xem xét cấm hoặc trừ điểm khi lựa chọn thực hiện các gói thầu sau này.
Đối với đơn vị, cá nhân thuộc Cục, Sở, Doanh nghiệp làm chủ dự án (chủ sở hứu hoặc người quản lý sử dụng công trình) thì các cơ quan, đơn vị này phải tự xử lý tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ.
Video đang HOT
Đặc biệt, Tổng cục đường bộ Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải hoàn thành sửa chữa trong phạm vi 2 ngày đối với hư hỏng đường ô tô cao tốc. Riêng các hố sâu hơn 10 cm phải dặm vá ngay bằng vật liệu để khắc phục mất an toàn giao thông do xe chạy tốc độ cao trên cao tốc.
Phải sửa chữa bằng kết cấu mặt đường hiện hữu hoặc theo tiêu chuẩn quy định, thời gian hoàn thành trong phạm vi 3 – 5 ngày đối với quốc lộ, riêng các hố sâu trên 10 cm không để tồn tại quá 1 ngày (trường hợp đặc biệt chưa khắc phục được hố sâu thì phải có biện pháp cảnh báo).
Trường hợp mặt đường xuất hiện hư hỏng nhưng trời mưa trên các quốc lộ phải sử dụng kết cấu chống được nước hoặc dùng cấp phối đá dăm, đá dăm tiêu chuẩn, cấp phối cuội sỏi để lấp vào các hố lún lõm, ổ gà để đảm bảo giao thông tạm.
Khi hết mưa trong 3 – 5 ngày phải hoàn thành việc sửa chữa (cắt, dùng máy nén khí làm khô miếng vá, tưới dính bám, vá, lu lèn móng mặt đường) như kết cấu hiện hữu hoặc theo tiêu chuẩn quy định.
Nếu xảy ra những hư hỏng lớn như sạt, lở nền đường, ta luy dương, ta luy âm và các hư hỏng khác do thiên tai thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định về công tác phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai trong ngành đường bộ.
Đối với các gói thầu sửa chữa trên đường đang khai thác, Tổng cục đường bộ Việt Nam đề nghị các nhà thầu triển khai thi công nhanh, gọn, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
Nếu không thực hiện biện pháp đảm bảo giao thông phải trừ một phần hoặc toàn bộ dự toán chi phí “hạng mục chung” tùy theo mức độ vi phạm, đồng thời kiên quyết xử lý nhà thầu vi phạm.
Theo Congluan
Thừa Thiên Huế diễn tập phồng chống bão lụt
Để đối phó với mùa mưa bão sắp tới, sáng ngày 9/9, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức diễn tập phòng, chống lụt bão và tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, nhằm nâng cao khả năng phối hợp của các đơn vị, ý thức của người dân trong công tác phòng chống bão lụt.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh diễn tập cứu hộ cứu nạn.
Tình huống giả định bão số 5 đổ bộ vào tỉnh Thừa Thiên Huế với sức gió cấp 10-11 giật trên cấp 13. Trong đất liền, lượng mưa đo được trên 500mm, lũ đổ về làm cho vùng hạ lưu sông Bồ, thị xã Hương Trà chìm trong biển nước.
Trong khi đó, có hàng trăm ngôi nhà dân có nguy cơ bị triều cường, lũ lớn cô lập, có hàng trăm người dân phải di chuyển từ vùng sâu lên vùng cao, có 10 ngư dân bị lũ cuốn trôi, đê sông Bồ sạt lỡ nghiêm trọng, một số nhà dân bị tốc mai, sập đổ...
Diễn tập sơ cứu cho người bị đuối nước.
Trước tình hình đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã điều động lực lượng, phương tiện tham gia sơ tán nhân dân từ vùng thấp trũng đến nơi an toàn; tổ chức chằng chống nhà cửa; kê kích tài sản; tổ chức tìm kiếm cứu nạn ngư dân bị lũ cuốn trôi, gia cố đê kè sông Bồ; giúp nhân dân khắc phục thiệt hại và đảm bảo an ninh trật tự trong vùng xảy ra thiên tai.
Sơ tán dân trong mùa mưa bão.
Cuộc diễn tập là đợt sát hạch nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy chính quyền; sự phối hợp hiệp đồng của các lực lượng trong việc tổ chức cứu hộ cứu nạn, di chuyển con người, tài sản đến nơi an toàn, đồng thời, giúp người dân chủ động hơn trong các tình huống xấu do thiên tai gây ra./.
Trần Tình
Theo HNM
Khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có Công điện khẩn số 34/CĐ-BGTVT gửi các ban ngành chức năng, đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả mưa lũ, bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường tại các tỉnh miền Trung. Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, sửa chữa cầu đường,...