Khẩn trương phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm: nhiệm vụ không của riêng ai
Việt Nam cũng có trường hợp nhiễm cúm gia cầm và lây truyền từ gia cầm sang người cao so với các quốc gia khác trên thế giới.
Dịch cúm gia cầm đang có sự gia tăng trên diện rộng
Không chỉ Trung Quốc, giờ đây một loạt quốc gia trên thế giới đã có tên trong bản đồ dịch cúm gia cầm H7N9, H5N1 như Campuchia, Malaysia, Hàn Quốc, Hy Lạp, Ai Cập, Việt Nam…
Tính từ năm 2003 đến nay trên thế giới ghi nhận 15 nước có người nhiễm cúm A(H5N1) với 648 ca mắc và 384 trường hợp tử vong. Đầu năm 2003 lần đầu tiên xuất hiện cúm A(H5N1) ở Việt Nam.
Từ đầu năm 2013 đến nay, tình hình dịch cúm A(H7N9) diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, tính đến ngày 21/3/2014 đã ghi nhận 394 trường hợp mắc, 121 trường hợp tử vong, tỷ lệ chết trên mắc là 30,7%. Trong những tháng đầu năm 2014 dịch cúm A(H7N9) có sự gia tăng đột biến ở Trung Quốc, riêng trong gần 3 tháng đầu năm 2014 đã ghi nhận 247 trường hợp mắc tăng gấp 1,6 lần so với cả năm 2013.
Cho đến nay, Việt Nam ghi nhận 125 trường hợp mắc, 62 trường hợp tử vong. Số mắc rải rác qua các năm, tuy nhiên giai đoạn từ năm 2003-2009 số người mắc cúm A(H5N1) khá cao với 112 trường hợp mắc, 57 trường hợp tử vong.
Video đang HOT
Khử trùng vệ sinh môi trường để phòng chống cúm. Ảnh minh họa
Việt Nam mặc dù chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm cúm A(H7N9) ở trên người cũng như trên gia cầm, nhưng nguy cơ dịch bệnh cúm A(H7N9) có thể xâm nhập và gây dịch tại Việt Nam là rất lớn nhưng bệnh dịch này vẫn là những nguy cơ tiềm ẩn rất lớn.
Tính đến chiều ngày 27/2, các tỉnh Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Trà Vinh, Nghệ An… đều phát sinh thêm ổ dịch mới. Hiện cả nước còn 78 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 21 tỉnh, thành. Các ổ dịch cúm gia cầm đang “nở” từng ngày, đe dọa đến sức khỏe và ngành chăn nuôi ở nước ta.
Hiện nay cộng đồng chưa có cách nào giúp miễn dịch, chưa có vắc xin phòng bệnh và không có thuốc điều trị đặc hiệu nên nếu tiếp xúc với mầm bệnh, người dân dễ bị nhiễm bệnh và khó khăn trong điều trị.
Phòng chống dịch bệnh cúm bắt đầu từ ý thức người dân
Chính vì thế, hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ kép về cúm A(H7N9) và cúm A(H5N1) vì dịch cúm gia cầm trong nước đang xảy ra một số tỉnh, thành phố có nguy cơ cao lây truyền sang người, bên cạnh đó Việt Nam là quốc gia có đường biên giới trải dài với Trung Quốc, việc buôn bán gia cầm, nhập lậu gia cầm qua biên giới khó kiểm soát.
Trước tình hình dịch cúm gia cầm đang hoành hành mỗi người dân hãy là một virus cúm chỉ có ở các khu vực có nhiều gia cầm hay chốn đông người như chợ, trường học, bệnh viện… Tuy nhiên, đôi khi, “ổ bệnh” lại tiềm ẩn ngay chính trong nhà. Ngay những nơi như bồn vệ sinh, bồn rửa bát, khu vực đổ rác, thang máy và trong những vật dụng như khăn lau bát, tay vòi nước nhà bếp, đồ chơi trẻ nhỏ, ghế salon… thường tập trung nhiều ổ vi khuẩn và không loại trừ có virus cúm len lỏi.
Khi virus cúm gia cầm tồn tại ở mọi nơi thì rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn chính là bước bản lề để giữ được thói quen vệ sinh cá nhân tốt để ngừa cúm. Nó được ví như liều vắc xin ngừa cúm hiệu quả.
Rửa tay với xà phòng Lifebuoy để phòng bệnh cúm.
Đứng trước thực trạng bệnh cúm A(H7N9) và cúm A (H5N1) đang có những biến khó lường Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân: Người dân cần chủ động phòng chống bệnh cúm A(H7N9) và (H5N1) ở người bằng các biện pháp như: thường xuyên rửa tay với xà phòng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh; không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc.
Khi phát hiện có gia cầm bệnh, chết, người dân phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Đặc biệt, khi có các biểu hiện cúm (như: sốt, ho, đau ngực, khó thở) cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Riêng đối với người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương.
Theo VNE
Việt Nam còn 8 tỉnh có dịch cúm gia cầm
Dịch cúm gia cầm H5N1 đang có những dấu hiệu tích cực, khi cả nước chỉ còn 19 ổ dịch tại 8 tỉnh, thành.
Dịch cúm gia cầm đang có chiều hướng suy giảm. Ảnh minh họa: Trí Tín.
Theo Cục thú y (Bộ Nông nghiệp), thêm 4 địa phương là Hưng Yên, Sóc Trăng, Hải Dương và Cần Thơ đã qua 21 ngày không phát sinh gia cầm mắc bệnh mới. Trong ngày 26/3, Cục thú y không nhận được báo cáo dịch mới phát sinh thêm.
Cả nước có 19 ổ dịch tại 8 tỉnh, thành gồm: Khánh Hòa, Vĩnh Long, Gia Lai, Đồng Nai, Hà Giang, Quảng Nam, Bến Tre, Bình Thuận.
Cục Thú y nhận định, các ổ dịch xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại các hộ gia đình và đã được chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn thú y phát hiện và xử lý kịp thời. Riêng các tỉnh Khánh Hòa, Đồng Nai có số lượng lớn gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy.
Theo Cục Thú y, thời tiết từ tháng 1 đến tháng 3 lạnh là môi trường thuận lợi để virus H5N1 tồn tại và lây lan. Trong Tết Nguyên đán, việc đi lại mua bán gia cầm, sản phẩm từ gia cầm của người dân gia tăng cũng là điều kiện để virus phát tán. Bên cạnh đó, nhiều địa phương không triển khai việc tiêm phòng định kỳ, việc vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi cũng không được thực hiện.
Hương Thu
Theo VNE
Phát động chiến dịch phòng, chống cúm gia cầm Ngày 22-3, Bộ Y tế phối hợp UBND tỉnh Lạng Sơn cùng Quỹ Unilever Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy đã tổ chức phát động "Chiến dịch truyền thông phòng chống dịch, bệnh cúm gia cầm A/H7N9, cúm A/H5N1 lây sang người" khu vực phía Bắc. Rửa tay thường xuyên đề phòng lây nhiễm dịch bệnh Theo thống kê của Cục Y tế...