Khẩn trương ngăn chặn sâu đầu đen gây hại vườn dừa
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống nhằm ngăn chặn dịch bệnh sâu đầu đen gây hại vườn dừa lây lan trên diện rộng.
Sâu đầu đen gây hại trên cây dừa. Ảnh: Công Trí/TTXVN
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh cho biết, UBND tỉnh Bến Tre yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức thông tin, tuyên truyền về tác hại và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật (biện pháp quản lý tạm thời theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp) để quản lý phòng trừ sâu đầu đen hại dừa cho người dân và cán bộ các ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, khuyến nông; đồng thời, thực hiện tốt việc điều tra, thống kê mức độ, diện tích nhiễm trên địa bàn tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, vận chuyển các loại giống cây trồng nhập khẩu trái phép, chưa qua kiểm dịch…, theo đúng quy định pháp luật nhằm hạn chế việc lây lan sâu đầu đen gây hại và những mầm bệnh mới.
Sử dụng thiết bị bay, phun thuốc diệt sâu đầu đen trên vườn dừa. Ảnh: Công Trí/TTXVN
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành có liên quan tích cực phối hợp, tranh thủ sự hỗ trợ các viện, trường, ngành bảo vệ thực vật thực hiện các nghiên cứu để đánh giá xác định mức độ gây hại, đề xuất các giải pháp quản lý và phòng trừ theo hướng sinh học an toàn, bền vững.
UBND tỉnh Bến Tre yêu cầu UBND các huyện, thành phố trong tỉnh tăng cường điều tra phát hiện, thống kê mức độ, diện tích nhiễm sâu đầu đen hại dừa và các cây trồng khác; thông tin tình hình gây hại của sâu đầu đen và hướng dẫn biện pháp quản lý loài sâu hại này theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp.
Video đang HOT
Cùng với đó, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các ngành, địa phương thuộc quyền quản lý phối hợp với các cơ quan chức năng, các ngành có liên quan nhanh chóng khoanh vùng những khu vực đã xuất hiện sâu đầu đen, đồng loạt thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu đầu đen gây hại trên dừa và cây ký chủ phụ khác (các cây họ cau, chuối…) để hạn chế thiệt hại, không lây lan ra diện rộng.
Mặt khác, thực hiện nghiêm các biện pháp khuyến cáo của ngành chức năng như: không săn bắt các loài động vật hoang dã là thiên địch của sâu đầu đen (các loài chim, bò sát,…); hạn chế vận chuyển cây giống dừa, các cây ký chủ phụ khác của loài sâu hại này trong vùng nhiễm sang các vùng khác để hạn chế lây lan; không lạm dụng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phun ngừa, phun định kỳ thuốc hóa học hoặc sử dụng thuốc có độ độc cao, phối trộn nhiều loại thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, vật nuôi, thiên địch và gây ô nhiễm môi trường.
Sử dụng thiết bị bay, phun thuốc diệt sâu đầu đen trên vườn dừa. Ảnh: Công Trí/TTXVN
UBND tỉnh Bến Tre cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền hướng dẫn sâu, rộng về biện pháp quản lý sâu đầu đen hại dừa nhằm giúp nông dân nắm vững thông tin, nâng cao nhận thức phòng trừ và yên tâm sản xuất.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, từ tháng 7 năm 2020, trên địa bàn tỉnh ghi nhận sự xuất hiện gây hại của sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella Walker tại xã Phú Long, huyện Bình Đại, với diện tích ban đầu khoảng 2,4 ha.
Đến nay, sâu đầu đen đã được ghi nhận gây hại tại các huyện Bình Đại, Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách và thành phố Bến Tre. Diện tích xuất hiện gây hại từ trung bình đến nặng là 49,2 ha và lây lan mức độ nhẹ 12,6 ha.
Đáng chú ý, các vườn dừa bị sâu đầu đen gây hại nặng, toàn bộ tàu lá, lá chét bị khô dẫn đến suy giảm năng suất và nguy cơ chết cây, làm ảnh hưởng đến sản lượng dừa toàn tỉnh và thu nhập người trồng dừa.
Bến Tre là “thủ phủ” cây dừa của cả nước với diện tích hơn 72.000 ha, sản lượng trên 600 triệu trái/năm. Cây dừa là một trong những cây trồng chủ lực gắn với đời sống và thu nhập của người dân trên địa bàn tỉnh. Do vậy, việc sớm ngăn chặn sâu đầu đen gây hại ra diện rộng trên vườn dừa là rất cần thiết, nhằm bảo vệ sản xuất của người trồng dừa trên địa bàn tỉnh.
Bến Tre đề ra mục tiêu xuất khẩu năm 2021 tăng hơn 6,2%
Giám đốc Sở Công Thương Bến Tre Nguyễn Văn Bé Sáu cho biết, năm 2021, Bến Tre tiếp tục phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD, tăng 6,23% so với năm 2020.
Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Đồng Khởi
Theo Sở Công Thương Bến Tre, tháng 1/2021, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 117,1 triệu USD, tăng 38,43% so cùng kỳ năm trước; trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 83,5 triệu USD, các doanh nghiệp trong nước đạt 33,6 triệu USD. Đáng chú ý, ngoài sản phẩm than hoạt tính giảm 52,22%, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, nhóm hàng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ước đạt 91,6 triệu USD, chiếm 78,24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh; nhóm hàng rau quả với 16,8 triệu USD; nhóm hàng thủy hải sản chế biến ước đạt 8,66 triệu USD.
Theo nhận định của Sở Công Thương tỉnh Bến Tre, trong năm 2021, các nhà đầu tư đang tiếp tục đến Bến Tre tìm hiểu cơ hội và đăng ký đầu tư. Ngoài ra, các doanh nghiệp quan tâm cải thiện, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường.
Một số dự án đang được triển khai sẽ đi vào sản xuất thử và hoạt động chính thức; các ưu đãi của Hiệp định CPTPP, EVFTA..., sẽ tác động tích cực thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của tỉnh thời gian tới.
Để đạt mục tiêu xuất khẩu đề ra trong năm 2021, tỉnh Bến Tre tập trung xuất khẩu các mặt hàng đặc thù của địa phương và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa thị trường, tránh lệ thuộc vào một thị trường.
Sở Công Thương Bến Tre cập nhật, thông tin kịp thời các quy định về hàng rào kỹ thuật của nhà nhập khẩu để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch và áp dụng tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu; cập nhật thông tin thị trường, thông tin về hoạt động thương mại của các nước, nhu cầu đối với sản phẩm, các doanh nghiệp nhập khẩu, các thay đổi về chính sách..., để cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm giúp doanh nghiệp tránh bị rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Ngành chức năng tỉnh triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các văn bản của Nhà nước về quản lý xuất nhập khẩu; tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế; triển khai, phổ biến thông tin về hội nhập cho các doanh nghiệp, nhất là yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, thủ tục xuất nhập khẩu tại các thị trường.
Giám đốc Sở Công Thương Bến Tre Nguyễn Văn Bé Sáu cho hay, tỉnh đã xây dựng kế hoạch phát triển xuất khẩu giai đoạn 2021-2025, phấn đấu đến năm 2025 đạt kim ngạch xuất khẩu 2,6 tỷ USD; giai đoạn 2021-2025 tăng trưởng bình quân 13%/năm.
Theo đó, Bến Tre hướng đến mục tiêu phát triển xuất khẩu, tăng tỷ trọng xuất khẩu những hàng hóa có giá trị gia tăng cao, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thân thiện với môi trường, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa thô, hàng có hàm lượng công nghệ thấp, thâm dụng tài nguyên.
Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu của tỉnh có bước tăng trưởng khá tốt, cơ cấu hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng hàng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng nhanh phù hợp với định hướng phát triển.
Mặt hàng xuất khẩu có sự đa dạng về chủng loại, hàng hóa qua chế biến tăng dần và giảm xuất khẩu hàng thô; thị trường xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao, đảm bảo duy trì được thị trường truyền thống và phát triển các thị trường mới có nhiều tiềm năng.
Đến nay, thị trường xuất khẩu của tỉnh Bến Tre được mở rộng đến 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, với khoảng 130 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu; trong đó các nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất.
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất, phát triển thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh đạt hơn 1,4 tỷ USD, đạt 100,86% kế hoạch năm./.
Phà tạm Rạch Miễu hoạt động Bến phà Rạch Miễu có tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng được xem là giải pháp tạm thời nhằm giảm thiểu tình trạng quá tải, ùn tắc giao thông trên cầu Rạch Miễu. Sáng 27/1, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức lễ công bố hoạt động bến phà tạm Rạch Miễu. Bến phà này kết nối đường tỉnh 864 của tỉnh...