Khẩn trương lên kế hoạch chống ngập úng
UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị chức năng, các địa phương phối hợp xử lý thoát nước, chống ngập úng trên địa bàn thành phố khi mùa mưa đang bắt đầu.
Cụ thể, giao Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên khẩn trương chỉ đạo nhà thầu và các đơn vị liên quan thực hiện các phương án đảm bảo thoát nước tạm, đồng thời tập trung nhân vật lực thi công hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước các tuyến đường Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong trước ngày 30/10.
Đối với khu vực đường Lý Tự Trọng, Hải Hồ, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan đơn vị liên quan và chỉ đạo Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải bố trí nhân lực trực khơi thông cửa thu nước và vận hành Trạm bơm Thuận Phước đảm bảo thoát nước tại khu vực khi có mưa lớn.
UBND quận Hải Châu chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc tuyên truyền, vận động người dân tháo dỡ vật cản cửa thu nước, để khắc phục tình trạng ngập úng trong mùa mưa; Xử lý nghiêm theo đúng quy định các trường hợp vi phạm.
Nhiều tuyến đường của Đà Nẵng bị ngập mỗi khi trời mưa
Video đang HOT
Đối với khu vực hạ lưu tuyến cống Khe Cạn (lân cận nút giao thông Ngã Ba Huế), Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên theo dõi, chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các phương án thoát nước tạm và có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn và thoát nước tại khu vực khi trời mưa.
UBND quân Liên Chiêu chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố và các đơn vị liên quan khân trương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đê bàn giao mặt bằng cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp triển khai thi công và xư ly việc ngâp úng cuc bô, nhât la trong mua mưa năm nay.
Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, xử lý kiến nghị về việc tiếp tục đầu tư Trục I Tây Bắc (đoạn còn lại từ đường Hồ Tùng Mậu đến cống Khu Công nghiệp Hòa Khánh) để xử lý thoát nước tổng thể tại khu vực cổng vào Khu Công nghiệp Hòa Khánh, báo cáo UBND thành phố trước ngày 15/10.
Sở Xây dựng khẩn trương triển khai việc di dời các đường ống gây cản trở dòng chảy ra khỏi hệ thống thoát nước. Tiến hành nghiên cứu mẫu cửa thu nước, lưới chắn rác khắc phục những khiếm khuyết cửa thu nước hiện nay; báo cáo UBND thành phố xem xét, xử lý theo quy định. Đồng thời, phối hợp với Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải thường xuyên theo dõi, chủ động xử lý tình trạng ngập úng trên địa bàn thành phố.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Biên Hòa loay hoay với dự án chống ngập 8.400 tỷ đồng
Dù đã phê duyệt từ nhiều năm nhưng dự án chống ngập ở Đồng Nai vẫn chưa thể tiến hành do phía tỉnh và JICA Nhật Bản có nhiều điểm chưa thống nhất.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Trần Văn Vĩnh hôm 6/10 chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp thành phố Biên Hòa gấp rút hoàn thiện, điều chỉnh hồ sơ và làm việc với đối tác Nhật để sớm triển khai dự án chống ngập, quy hoạch hệ thống thoát nước, xử lý nước thải cho toàn thành phố.
Người dân khốn khổ vì ngập nặng trên đường Đồng Khởi cuối tháng 8. Ảnh: Hoàng Trường
Để thực hiện giải pháp chống ngập, theo Sở Xây dựng, cần tổng nguồn vốn lên đến 8.400 tỷ đồng từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Trung tâm thoát nước Đồng Nai (chủ đầu tư dự án) cho biết mặc dù dự án đã được phê duyệt nhiều năm, song hai bên vẫn chưa thống nhất một số điểm trong thiết kế dự án như: vị trí đặt tuyến cống chính, cống bao đi kèm bờ kè dọc sông Cái, công nghệ xử lý nước thải...
Sau khi làm việc với phía JICA vào tháng 8, UBND tỉnh có văn bản thống nhất phương án khoan kích ngầm đặt tuyến ống theo dọc bờ sông Cái (một nhánh sông Đồng Nai đi qua TP Biên Hòa) kết hợp xây dựng bờ kè. Phía JICA thống nhất phương án khoan kích ngầm nhưng vẫn chưa có ý kiến về việc xây dựng bờ kè kết hợp với tuyến cống chạy dọc sông Cái.
"Tháng tới, phía JICA sẽ cử phái đoàn đi thực tế để đánh giá xem việc xây dựng bờ kè có cần thiết cho dự án thoát nước hay không", lãnh đạo Trung tâm thoát nước Đồng Nai cho biết.
Người dân xã Phước Tân, TP Biên Hòa thường chống chọi với ngập khi mưa lớn. Ảnh: Hoàng Trường
Trước vướng mắc này, ông Vĩnh cho rằng cần sớm điều chỉnh, hoàn thiện hồ sơ, linh hoạt tách một số vướng mắc nhỏ chưa thống nhất được thành dự án riêng. "Chúng ta không thể vì một số vướng mắc nhỏ mà để dự án 8.400 tỷ đồng treo từ năm này qua năm khác", ông Vĩnh nhấn mạnh.
Theo Ban quản lý đô thị, Biên Hòa hiện có 25 điểm ngập nặng mỗi khi mưa lớn. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng của thành phố đã quá cũ kỹ nên khi mưa lớn, nước không thoát kịp. Ngoài ra, việc đô thị hóa nhanh như hiện nay cũng khiến các hồ chứa nước, kênh mương bị xâm chiếm nghiêm trọng.
Hoàng Trường
Theo VNE
Vì sao đầu tư gần 29.000 tỷ đồng TP HCM vẫn ngập Quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu, thiếu vốn... là các nguyên nhân khiến công tác chống ngập tại TP HCM chưa hiệu quả. Trong 10 năm qua TP HCM đã đầu tư gần 29.000 tỷ đồng cho công tác chống ngập. Ảnh: An Nhơn Để giải quyết vấn đề thoát nước, từ năm 2001 TP HCM đã quy hoạch tổng...