Khẩn trương khắc phục thiệt hại sau bão số 8
Ban chỉ đạo PCLB Trung ương cho biết, tính đến hôm qua 30-10, bão số 8 đã làm 7 người chết và 5 người mất tích, thiệt hại về tài sản ước tính lên tới vài nghìn tỷ đồng. Trong đó, nặng nề nhất là tỉnh Thái Bình thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng, TP Hải Phòng khoảng 400 tỷ đồng…
Cũng trong hôm qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các Tập đoàn và Bộ NN&PTNT nhanh chóng khắc phục sự cố sau bão, ổn định đời sống cho bà con. Công điện nêu rõ, do ảnh hưởng của bão số 8, hệ thống thông tin liên lạc tại nhiều khu vực thuộc các tỉnh Nam Định, Thái Bình và TP Hải Phòng đã bị sự cố.
Để phục vụ công tác khắc phục hậu quả, đảm bảo đời sống nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai lực lượng, trang thiết bị khẩn trương khôi phục hệ thống điện, đảm bảo nguồn điện vận hành các trạm bơm tiêu chống úng, ngập và phục vụ đời sống nhân dân. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam và Tập đoàn Viễn thông quân đội khẩn trương khôi phục hệ thống thông tin, đảm bảo phục vụ công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông NN&PTNT chỉ đạo các địa phương thực hiện tiêu nước chống úng bảo vệ sản xuất
Theo ANTD
Hàng trăm tỷ đồng thiệt hại do bão số 8
Dù không đổ bộ thẳng sâu vào các tỉnh Đông Bắc bộ, nhưng bão số 8 đã gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình. Các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra đến Quảng Ninh đã tổ chức sơ tán, di dời gần 80.000 dân, trong đó, nhiều nhất là Thanh Hóa di dời 53.000 dân. Cũng bởi vậy, người dân các tỉnh cho rằng, do công tác dự báo bão số 8 không sát thực tế, nên dân cư tỉnh Thanh Hóa bị sơ tán "oan", còn các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng trở tay không kịp.
Nhiều tuyến phố chính trong khu vực nội thành Hải Phòng (Cầu Đất, Lê Lợi, Tô Hiệu...)
bị ngập úng gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. (Ảnh: Báo Hải Phòng)
Thống kê của BCĐ PCLB Trung ương cho biết, tính đến ngày hôm qua, sau khi sạt qua dọc các tỉnh từ Ninh Bình đến Quảng Ninh, bão số 8 đã làm 4 người chết 4 người mất tích và 9 người bị thương.
Bão số 8 với sức gió cấp 11 giật cấp 14 đã đổ bộ trực tiếp vào Thái Bình trong đêm qua. Bão kèm mưa to đến rất to với lượng mưa trung bình trên 400 mm. Có nơi như thành phố Thái Bình lượng mưa tới 403 mm, huyện Đông Hưng 377 mm, Hưng Hà 213mm. Theo thống kê ban đầu của BCH PCLB, toàn tỉnh có khoảng trên 7.000ha lúa mùa chưa kịp thu hoạch, trong đó huyện Tiền Hải là 5.200ha. Toàn tỉnh đã trồng được gần 30.000ha cây vụ đông và rau màu, gió to kèm mưa lớn đã làm toàn bộ diện tích vụ đông và rau màu bị hư hỏng. Toàn tỉnh vẫn bị mất điện hệ thống thông tin liên lạc bị tê liệt hoàn toàn. Đến chiều tối hôm qua 29-10, việc liên lạc trên địa bàn huyện vẫn rất khó khăn. Anh Vũ Trần Đại, quê quán xã Tây Phong, huyện Tiền Hải cho biết, sáng 29-10, anh gọi điện về hỏi thăm tình hình bão lũ ở quê nhưng không thể liên lạc được. Khu vực TP Thái Bình có thể liên lạc bằng điện thoại di động nhưng chập chờn.
BCH PCLB TP Hải Phòng nhận định, đây là cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất về tài sản tại Hải Phòng trong 10 năm qua. Theo thống kê ban đầu, bão số 8 làm 1 người chết, 1 người mất tích và 9 người bị thương. Số người bị chết và mất tích chủ yếu là ngư dân nuôi trồng thủy sản và thủy thủ đang làm việc và neo đậu tàu thuyền tại huyện Cát Hải. Diện tích lúa bị ngập lụt tại các huyện: Tiên Lãng (1.200ha), Vĩnh Bảo (3.000ha). Có khoảng gần 1.000 nhà dân bị tốc mái hệ thống các trang trại chăn nuôi khu vực ngoại thành thiệt hại nặng nề hệ thống điện trên địa bàn thành phố bị mất trên diện rộng. Có 400 - 500 cột điện khu vực ngoại thành bị đổ gẫy.
Tháp truyền hình cao 180m tại Nam Định bị đổ do bão
(Ảnh: Báo Nam Định)
Bão số 8 cũng đã gây ra mất điện và mất nước toàn thành phố. Giàn khoan GSF KEY HAWAI của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại Hải Phòng cũng bị trôi, làm mắc kẹt 39 người. Trong sáng 29-10, Bộ Quốc phòng đã điều trực thăng của Bộ Quốc phòng cùng với trực thăng của Công ty Dịch vụ bay miền Bắc đưa 39 người trên giàn khoan bị trôi dạt về Hải Phòng an toàn. Cũng theo đại diện BCH PCLB TP Hải Phòng, việc dự báo đường đi và cường độ của bão chưa sát với diễn biến bão trong một số bản tin dẫn đến việc tổ chức phòng chống bão còn khó khăn đặc biệt là việc kêu gọi tàu thuyền về nơi trú tránh. Tổng thiệt hại ước tính do bão số 8 gây ra trên địa bàn Hải Phòng khoảng 400 tỷ đồng. Còn tại Nam Định, gió lớn đã làm gãy đổ cột truyền hình cao 180m, cao nhất khu vực miền Bắc 500 cột điện cao thế bị gãy đổ.
Theo ANTD
7 người chết, 48 người mất tích và bị thương do bão số 8 Báo cáo mới nhất vào ngày 30.10 của BCĐ PCLBT.Ư cho biết, bão số 8 đã làm 7 người thiệt mạng, 5 người mất tích cùng 43 người bị thương. Cột tháp truyền hình Nam Định cao 180m trở thành đống sắt rúm ró sau cơn gió giật cấp 12 của bão Sơn Tinh. Đã có hơn 13.200 ngôi nhà bị tốc mái,...