Khẩn trương khắc phục sạt lở trên các tuyến đường huyết mạch miền Trung
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày suốt thời gian qua, đặc biệt là trong bão số 9 đã khiến nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch như đường Hồ Chí Minh, cao tốc La Sơn – Túy Loan, các tuyến đường liên huyện, liên xã ở miền Trung bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc lưu thông, hỗ trợ người dân sau bão. Các đơn vị chức năng hiện đang nỗ lực khắc phục với khối lượng công việc rất lớn.
Huy động máy móc khắc phục sạt lở trên cao tốc La Sơn – Túy Loan.
Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều cung đường như quốc lộ 1, quốc lộ 49 đi qua tỉnh Thừa Thiên – Huế, quốc lộ 15D qua Quảng Trị, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, tuyến cao tốc La Sơn – Túy Loan… bị sạt lở, hư hỏng rất nhiều điểm. Không chỉ bị nước lũ gây xói lở mặt đường, nhiều nơi còn bị sạt taluy, hộ lan, kèm theo đó hệ thống biển báo, cầu cống cũng bị hư hỏng nghiêm trọng. Đến ngày 2-11, tuyến cao tốc La Sơn – Túy Loan có 8 điểm sạt lở, hư hỏng nặng. Các vị trí như Km25 350, 25 700, 31 300, 42 800, 43 900… xuất hiện tình trạng sạt taluy kèm theo các vết nứt có dấu hiệu phát triển thêm nếu không được khắc phục trước đợt mưa bão tới. Theo Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh, đơn vị đang tích cực đôn đốc phía tư vấn giám sát, nhà thầu theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa bão, rà soát thường xuyên các điểm xung yếu để có giải pháp xử lý, ứng phó kịp thời. Các vị trí sạt lở hoặc có nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở, các đơn vị thi công tiến hành cắm biển cảnh báo và triển khai thi công dọn dẹp. Về các giải pháp xử lý kỹ thuật đối với các vị trí đã sạt lở mái taluy, Ban quản lý dự án, Công ty BT đã chỉ đạo đơn vị tư vấn thiết kế khẩn trương khảo sát, lập hồ sơ thiết kế xử lý các vị trí sạt lở. Mặc dù vậy, những ngày qua trời mưa liên tục khiến công tác xử lý bị gián đoạn.
Đất núi sạt xuống gây hư hỏng hộ lan, đất tràn ra đường trên cao tốc La Sơn – Túy Loan.
Video đang HOT
Trong khi đó, Cục Quản lý đường bộ III cũng cho biết, nước lũ lên cao bất thường gây thiệt hại lớn cho hạ tầng giao thông trong khu vực quản lý. Tại Quảng Nam, ảnh hưởng mưa lớn sau báo số 9 và thủy điện Đắk Mi 4 xả tràn khiến nhiều khu dân cư, hạ tầng giao thông và đặc biệt đoạn Km 1353 800 bị sạt trượt taluy âm, xói lở kết cấu nền, mặt đường với chiều dài khoảng 200m, lưu thông ách tắc. Sự cố này buộc Cục quản lý đường bộ III phải cấm đường để đảm bảo an toàn cho người dân, phương tiện. Sau hơn 2 ngày nỗ lực khắc phục, hiện đoạn đường này mới chỉ thông xe một vệt. Theo Cục Quản lý đường bộ III, đơn vị đã yêu cầu nhà thầu duy tu sửa chữa để đẩy nhanh tiến độ khắc phục, hoàn trả nền mặt đường để thông xe trong những ngày tới. Cũng trên đường Hồ Chí Minh, tại đoạn Km 1332 800 – Km 1334 xuất hiện 3 vị trí bị nước lũ ngập sâu 60cm, ách tắc giao thông. Khu vực Cầu Xơi Km 1340 368 bị nước ngập sâu khoảng 1m suốt chiều dài 1km, uy hiếp sự an toàn của cầu. Cục đã yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường lực lượng cảnh báo, điều tiết giao thông, cắm biển cấm đường, ngăn không cho phương tiện qua lại các vị trí xói lở, đứt đường nguy hiểm. Tại đây những ngày qua thường xuyên phải có lực lượng cảnh báo, hướng dẫn giao thông hai đầu từ xa để phương tiện không lưu thông qua khu vực này.
Khắc phục sạt lở trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn H. Phước Sơn, Quảng Nam.
Cũng tại Quảng Nam, tuyến đường DH2 tại H. Phước Sơn bị sạt lở, đứt gãy hàng chục vị trí khiến việc cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân, tìm kiếm các nạn nhân trong vụ sạt lở ở xã Phước Lộc đang gặp rất nhiều khó khăn. Lãnh đạo H. Phước Sơn cho biết, nếu thời tiết bình thường cũng có thể phải mất cả tháng mới có thể chắp vá để lưu thông tạm thời. Trong điều kiện liên tục có mưa thì phải mất vài ba tháng mới có thể khắc phục, vì xe cơ giới gần như chưa thể tiếp cận được các vị trí sạt lở nằm giữa 2 xã Phước Công và Phước Lộc.
Điều dầm cầu thép di động khắc phục cầu bị lũ cuốn ở Kon Tum
Bộ GTVT đã điều động 120 m dầm cầu thép di động kép để khắc phục tạm cầu dàn thép Pne bị lũ cuốn trôi, gây cô lập, chia cắt ở xã Đăk Pne (huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum).
Hàng chục tấn gạo, thuốc men vận chuyển qua sông cứu trợ cho người dân. Ảnh: Báo Lao động
Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện công tác bàn giao dầm cầu và phụ kiện từ kho vật tư dự phòng của Bộ tại Cục Quản lý đường bộ III theo đúng các quy định hiện hành.
UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo Sở GTVT tiếp nhận bàn giao, sử dụng theo quy định và hướng dẫn đơn vị quản lý, xây dựng lắp đặt đảm bảo an toàn. Chi phí vận chuyển, tiếp nhận tài sản do đơn vị tiếp nhận tài sản thực hiện theo quy định.
Sau khi tỉnh Kon Tum xây dựng cầu mới, hoặc có phương án đảm bảo giao thông khác thay thế, Sở GTVT có trách nhiệm sơn, sửa vận chuyển bàn giao đầy đủ dầm cầu và phụ kiện về kho dự phòng của Bộ GTVT tại Cục Quản lý đường bộ III.
Sáng nay (3/11), ông Phan Mười, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Kon Tum cho VOV biết, đơn vị đã sẵn sàng tiếp nhận dầm cầu từ Cục Quản lý đường bộ III và sẽ triển khai ngay việc lắp đặt. Thời gian hoàn thành dự kiến trước ngày 15/12 để phục vụ việc đi lại, nhất là nhu cầu vận chuyển tiêu thụ nông sản của người dân trong xã.
Sáng 2/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Văn Hòa cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra công tác khắc phục thiệt hại do mưa lũ và chỉ đạo công tác cứu trợ tại huyện Kon Rẫy.
Kiểm tra trực tiếp tại vị trí cầu dàn thép Pne bị lũ cuốn trôi, gây chia cắt, cô lập 3 thôn với trên 1.400 khẩu ở xã Đăk Pne, lãnh đạo tỉnh yêu cầu Sở GTVT phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền huyện Kon Rẫy khẩn trương có phương án tạm thời phù hợp để đảm bảo việc đi lại của người dân hai bên bờ trong thời gian sớm nhất.
Hiện tại, huyện Kon Rẫy đã mở đường tiếp cận với các thôn bằng xe máy.
Phó Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu các lực lượng cứu trợ tăng cường sử dụng canô để tiếp tế lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men cho người dân 3 thôn của xã Đăk Pne đang bị cô lập, không để người dân bị đói, rét. Hiện tỉnh Kon Tum duy trì 3 canô để vận chuyển người và nhu yếu phẩm thiết yếu qua sông cho người dân.
Cấp ủy, chính quyền huyện, xã, thôn cần tuyên truyền, động viên người dân khắc phục khó khăn để sớm ổn định cuộc sống. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, đặc biệt là cơn bão số 10, để chủ động ứng phó, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.
Theo báo cáo của lãnh đạo huyện Kon Rẫy, chính quyền đã vận động di dân sống gần dòng sông A Kôi, Đăk Snghé, Đăk Bla và Đăk Pne... lên nơi an toàn, đảm bảo nhu yếu phẩm cần thiết để đáp ứng những ngày tránh lũ. Thời gian tới, chính quyền sẽ làm cầu phao tạm thời giúp bà con qua lại an toàn.
Quảng Nam: Tìm thấy thi thể Phó Bí thư Đoàn xã bị vùi lấp khi giúp dân chống bão Lưc lượng chức năng vừa tìm thấy thi thể anh Hồ Văn Độ - Phó Bí thư Đoàn xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam bị sạt lở vùi lấp trong khi đang giúp dân chống bão. Sạt lở nghiêm trọng gây chia cắt tại huyện Phước Sơn, Quảng Nam. Chiều tối 2/10, ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch...