Khẩn trương hỗ trợ những nông dân đang trắng tay, ngập nợ vì hồ tiêu chết
UBND huyện Chư Pưh ( Gia Lai) vừa có công văn khẩn số 1383/UBND-NL gửi các cơ quan ban ngành, xã thị trấn chỉ đạo về việc khẩn trương kiểm tra, rà soát diện tích hồ tiêu bị ảnh hưởng hạn năm 2016, dịch bệnh chết để có hướng giúp đỡ.
Trong nhiều đợt tiếp xúc cử tri bà con nhân dân nhiều ý kiến cho rằng do nắng hạn xảy ra trong năm 2016 cũng như dịch bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu chưa xử lý triệt nên khiến nhiều diện tích hồ tiêu bị chết dần. Do đó, người dân không có khả năng trả nợ ngân hàng nên đã đề nghị ngân hàng cần có chính sách khoanh nợ, giảm nợ để dân tái sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, ngày 12/12/2017, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Gia Lai có công văn số 1121/NHNoGL-HSX về việc hỗ trợ người dân có diện tích trồng hồ tiêu bị dịch bệnh chết.
Dân nhổ trụ tiêu để bán nhằm “vớt vát” lại vốn
Để có cơ sở đề xuất các ban, ngành của tỉnh, Trung ương có chính sách khoanh nợ, UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn cần khẩn trương triển khai công tác kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các hộ có diện tích trồng tiêu bị ảnh hưởng hạn trong năm 2016, bị dịch bệnh chết, trong đó, cần xác định thêm hộ có vay vốn để trồng tiêu nhưng bị chết.
Các địa phương cần gửi danh sách về UBND huyện qua Phòng NN&PTNT huyện tổng hợp trước ngày 31/12/2017. Phòng NN&PTNT trên cơ sở báo cáo của UBND các xã có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, tổng hợp danh sách các hộ có tích trồng tiêu bị dịch bệnh chết trên địa bàn để tham mưu, đề xuất UBND huyện báo cáo và đề xuất các ban, ngành của tỉnh, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Gia Lai có cơ chế, chính sách gia hạn, tháo gỡ khó khăn cho người dân khôi phục sản xuất (phải xong trước ngày 5/1/2018). UBND huyện nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ rất quan trọng, yêu cầu UBND các xã, thị trấn nghiên túc triển khai, thực hiện.
Video đang HOT
Văn bản chỉ đạo của UBND huyện Chư Pưh
Trước đó, báo Dân trí đã thông tin, nhiều hộ dân trồng tiêu ở huyện Chư Pưh đã lâm cảnh nợ nần chồng chất khi vườn tiêu chết sạch. Hiện tại, dù không có một nguồn thu nào nhưng hàng tháng, người dân vẫn phải è cổ trả khoảng lãi hàng chục triệu đồng cho món vay tiền tỉ.
Nhiều người vì chịu không nổi áp lực đã tự tử, bỏ nhà tha phương cầu thực, trẻ em có nguy cơ thất học, gây mất an ninh trật tự địa phương…
Theo ông Nguyễn Long Khánh – Phó Phòng NN&PTNT huyện Chư Pưh, toàn huyện có hơn 2.800 ha đất trồng hồ tiêu. Từ năm 2014 đến nay, có hơn 300 ha tiêu ở các xã Ia Blứ, Ia Hla, thị trấn Nhơn Hòa, xã Ia Hrú… bị chết hoàn toàn.
Phạm Hoàng
Theo Dantri
Làm ăn liều: Hồ tiêu chết chuyển sang "yêu" cam, anh Tân "vớ bẫm"
Sau hơn 2 năm phát triển vườn cam sành trên diện tích hồ tiêu chết, gia đình anh Phan Minh Tân (thôn Phú An, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã thu bói trên 12 tấn cam, thu lời trên 200 triệu đồng.
Hiện nay, vườn cam của anh Phan Minh Tân đang mùa thu hoạch. Trò chuyện với anh, chúng tôi được biết: Anh là người đầu tiên trên địa bàn xã Ia Le đưa giống cam sành miền Tây về trồng tại địa phương. Trước kia, khu đất này là vườn hồ tiêu. Vài năm trở lại đây, tình hình sâu bệnh trên cây hồ tiêu diễn biến phức tạp, vườn hồ tiêu của gia đình bị chết dần, năng suất giảm. Năm 2015, anh mua thêm đất và dự định sẽ trồng lại hồ tiêu.
Vườn cam của gia đình anh Phan Minh Tân cho thu nhập cao. Ảnh: L.T
Tuy nhiên, trong chuyến thăm người quen ở tỉnh Bình Phước, thấy mô hình trồng cam sành miền Tây đem lại hiệu quả kinh tế cao, lại có thể trồng trên đất cát pha, anh quyết định cải tạo vườn để trồng 2.700 gốc cam sành.
Dù đã được người quen hướng dẫn về kỹ thuật trồng cây cam sành nhưng thời gian đầu, anh Tân cũng gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc. Để cây cam phát triển tốt, anh thường xuyên lên mạng internet học hỏi thêm kỹ thuật.
Theo anh Tân, trồng cam ít tốn công và số vốn bỏ ra cũng ít hơn so với trồng hồ tiêu, cây cam sành lại có thể trồng được trên rất nhiều loại đất. Điều quan trọng là phải chủ động được nguồn nước tưới. Lúc cây cam còn nhỏ, gia đình anh đã sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm nhằm giữ độ ẩm cho cây.
Chia sẻ về kỹ thuật trồng cam sành, anh Tân cho biết: "Trồng cam sành không khó nhưng phải nắm vững kỹ thuật, từ cách chọn giống đến các khâu chăm sóc, bón phân, xịt thuốc... làm sao để cam cho trái đều, quả không bị sâu bệnh. Để phòng sâu bệnh cho cây cam, ngoài việc xịt thuốc bảo vệ thực vật chuyên dụng theo định kỳ, nhà vườn cần tưới nước thường xuyên để rửa các loại nấm bệnh, côn trùng bám đậu trên lá. Đặc biệt, từ khi cây ra hoa kết trái đến khi thu hoạch, nhà vườn cần bón đủ phân và đảm bảo nguồn nước tưới".
Những chùm cam quả to, sai trĩu cành. Ảnh: I.T
Để hạn chế sâu bệnh, anh Tân còn tỉ mỉ bọc lưới xốp cho từng quả. Anh cho biết: "Bọc lưới xốp cho từng quả cam tốn công hơn nhưng vừa hạn chế được sâu bệnh, quả cam lại không bị rám nắng, giữ màu xanh đẹp, cho nhiều nước".
Hiện nay, vườn cam của anh cho quả to và đẹp không thua kém cam sành trồng ở miền Tây.
"Tuy mới thu bói nhưng quả cam nặng khoảng 0,6 kg, ruột vàng, hương vị đậm đà. Là cam vườn, không có chất bảo quản nên tôi bán rất chạy, có ngày xuất bán 3-4 tạ. Từ đầu mùa tới giờ, gia đình tôi thu được 12 tấn với giá bán trung bình 20.000 đồng/kg, thu về 240 triệu đồng. Trong vườn hiện còn khoảng 6-7 tấn nữa. Đây mới là vụ 1, còn vụ 2 sẽ thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán"-anh Tân hồ hởi cho biết.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Văn Đặng-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Le, cho biết: "Chúng tôi đang khuyến khích hội viên nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những vùng đất hồ tiêu bị chết. Bên cạnh đó, Hội Nông dân xã sẽ phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây cam cũng như các loại cây ăn quả để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện".
Theo Lê Trang (Báo Gia Lai)
Lạnh người lời khai của nghi phạm sát hại bé gái chăn bò Chưa đầy 8 giờ đồng hồ kể từ khi phát hiện ra vụ án mạng khiến cháu Rah Mah H'Nguyệt (14 tuổi) bị sát hại, lực lượng công an đã ráo riết và truy bắt được nghi phạm Rơ Mah Khum (19 tuổi, thôn Puối B, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai). Thi thể bé gái trong lùm cây Khoảng...