Khẩn trương điều tra vụ phóng viên bị cướp máy tác nghiệp, xóa dữ liệu
Trao đổi với PV Dân trí, Thượng tá Đoàn Thanh Tuyên, Trưởng Công an huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, đơn vị đang khẩn trương điều tra vụ công nhân nhà thầu thi công QL1A mở rộng đoạn đi qua địa bàn xô xát, cướp điện thoại, xóa dữ liệu của phóng viên.
Theo Thượng tá Tuyên, vào khoảng 15h ngày 20/10/2014, tại Km số 674 500 QL1A đoạn đi qua thôn Thượng, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), hai phóng viên (PV) Báo Tầm nhìn đang tác nghiệp trên đoạn đường thuộc gói thầu số 12, nằm trong Dự án mở rộng và nâng cấp QL1A, do Công ty TNHH Thanh Bình thi công.
Thời điểm PV đang tác nghiệp, dù trời mưa nhưng phía Công ty Thanh Bình vẫn cho công nhân và máy móc rải thảm bình thường. Trong lúc PV ghi lại hình ảnh quá trình thi công dưới mưa thì bất ngờ một người đàn ông trong nhóm công nhân lao tới và giật lấy điện thoại (dụng cụ tác nghiệp – PV).
Được biết, thời điểm nhà thầu thi công thời tiết có mưa, mặt đường ướt (Ảnh: PV Báo Tầm nhìn cung cấp)
Sau khi cướp được điện thoại, chừng 20 phút sau, một người đàn ông khác được người cướp điện thoại nhờ mang đến trả lại cho PV. Tuy nhiên, theo PV trình bày, khi chiếc điện thoại này được trả lại thì các dữ liệu trong máy đã bị xóa toàn bộ.
Thượng tá Tuyên cho biết, sau khi vụ việc xảy ra, lực lượng công an đã có mặt tại hiện trường, lấy lời khai và bước đầu điều tra nguyên nhân vụ việc. “Chúng tôi đang tạm giữ máy tác nghiệp của PV để phục vụ công tác điều tra. Hiện tại, chúng tôi đã lấy lời khai của hai PV, và triệu tập đối tượng cướp máy PV lên trụ sở công an làm việc. Vụ việc hiện đang trong quá trình điều tra nên chưa có kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi là sẽ xử lí nghiêm nhóm đối tượng liên quan cướp máy của PV trong quá trình tác nghiệp”, Thượng tá Tuyên khẳng định.
Video đang HOT
Đơn vị chủ đầu tư, Sở GTVT Quảng Bình cũng đang khẩn trương vào cuộc xác minh vụ việc. Ảnh: PV Báo Tầm nhìn cung cấp
Liên quan đến vụ việc, Sở GTVT Quảng Bình, đơn vị chủ đầu tư công trình nói trên cũng đã vào cuộc và bước đầu yêu cầu các đơn vị liên quan báo cáo. “Được biết, thời điểm Công ty Thanh Bình đang thi công trời có mưa, tuy nhiên theo báo cáo của đơn vị tư vấn giám sát thì khi trời mưa nhà thầu đã cho dừng thi công? Vụ việc đang trong quá trình điều tra nên hiện tại Sở chưa có kết luận cuối cùng”, một vị lãnh đạo Sở GTVT cho hay.
P.V
Theo Dantri
Hơn 14.000 điện thoại ở VN bị nghe lén thế nào?
Trong số đó, 7.447 tài khoản chưa được xóa dữ liệu, 670 tài khoản vẫn đang còn trong thời gian bị giám sát
Ngày 23-6, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50) - Công an TP Hà Nội cho biết vừa phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông làm rõ một vụ vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Vụ nghe lén 14.000 điện thoại: Thủ đoạn cài đặt và cách phát hiện
Hưởng lợi gần 1 tỉ đồng
Cụ thể, ngày 13-5, qua kiểm tra Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng (Công ty Việt Hồng; địa chỉ tại tầng 4, tòa nhà 110 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội), cơ quan chức năng đã phát hiện phần mềm Ptracker có dấu hiệu vi phạm. Người sử dụng Ptracker có thể xem tin nhắn, danh bạ, ghi âm cuộc thoại, quay phim, chụp ảnh, bật (tắt) 3G/GPRS của điện thoại bị giám sát. Ngoài ra, người sử dụng còn có thể ra lệnh điều khiển từ xa điện thoại bị cài Ptracker bằng tin nhắn tới điện thoại này.
Các phần mềm này được sử dụng trên thiết bị chạy hệ điều hành Android. Nếu khách hàng có nhu cầu, có thể vào tải về tại trang web của công ty, nhắn tin để nhận đường link hoặc nhân viên công ty trực tiếp cài trên máy. Thời gian cài đặt Ptracker khoảng 3-5 phút. Đặc biệt, phần mềm này không hiển thị trên màn hình của máy. Các file ảnh, ghi âm, video sinh ra từ việc khai thác các chức năng của phần mềm được tải lên máy chủ và không lưu tại máy điện thoại bị cài phần mềm.
Trang web của Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng
Đại tá Lê Hồng Sơn, Trưởng PC50, cho biết đến nay, số lượng tài khoản đã từng bị cài phần mềm Ptracker là khoảng 14.140. Trong đó, 7.447 tài khoản chưa được xóa dữ liệu trong máy chủ của Công ty Việt Hồng, 670 tài khoản vẫn đang còn trong thời gian bị giám sát.
Khách hàng có thể tự cài đặt và dùng các chức năng của Ptracker trong vòng 1 ngày, sau đó phải nộp phí dịch vụ để sử dụng. Nếu khách hàng nộp tiền thì Công ty Việt Hồng sẽ cấp tài khoản để xem, khai thác nội dung dữ liệu trên máy chủ. Cụ thể, người sử dụng dịch vụ được cung cấp gói theo tháng với giá 1 tháng 400.000 đồng; 3 tháng 900.000 đồng, 6 tháng 1,2 triệu đồng. Sau khi nạp tiền, khách hàng được truy cập vào website để nắm toàn bộ thông tin phần mềm thu thập về và điều khiển điện thoại đã bị cài đặt Ptracker.
Từ khi đưa vào hoạt động (tháng 8-2013) đến nay, số tiền khách hàng phải trả cho Công ty Việt Hồng là khoảng 900 triệu đồng.
Hậu quả khôn lường
Theo PC50, Công ty Việt Hồng có giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 2-6-2010 với 2 phần mềm: quản lý doanh nghiệp (chấm công cho nhân viên, lộ trình di chuyển, báo công) và sản phẩm giám sát cá nhân Ptracker. "Gọi là bán phần mềm nhưng thực tế, họ bán thông tin của khách hàng"-một trinh sát PC50 cho biết.
Theo chỉ dẫn của PC50, người dùng có thể phát hiện khi thấy điện thoại tự động bật 3G vì phần mềm cần có kết nối internet để theo dõi (dù người sử dụng tắt để tiết kiệm pin). "Chỉ những người có am hiểu một chút về điện thoại, xem phần lịch sử tải về hoặc phần mềm tải về thì mới phát hiện. Rất may, phần mềm này mới chỉ phát triển trên điện thoại sử dụng hệ điều hành Android, còn iPhone thì chưa có" - một trinh sát nói.
Đại tá Lê Hồng Sơn cho biết tình hình tội phạm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao vẫn diễn biến phức tạp. Phần mềm gián điệp, theo dõi điện thoại di động ngày càng được lập trình một cách tinh vi hơn, có khả năng lấy cắp thông tin từ thuê bao di động mà người dùng không hề hay biết. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, xử lý còn nhiều vướng mắc do việc cấp giấy phép hoạt động cho doanh nghiệp rất chung chung. Mặt khác, công tác quản lý thông tin thuê bao trả trước vẫn chưa khắc phục được tính thiếu chính xác. Bên cạnh đó, các đối tượng mua phần mềm, lén lút theo dõi người khác phần lớn là người thân quen với nhau nên việc đấu tranh, xử lý khó khăn. "Đây là vấn đề liên quan đến xâm phạm đời tư của cá nhân, vi phạm pháp luật. Nếu không phải là người thân, bạn bè mà là người lạ hoặc lọt vào tay tội phạm thì hậu quả sẽ hết sức khôn lường" - thượng tá Tạ Văn Biên, Phó trưởng PC50, cảnh báo.
Theo Người lao động
Sớm đưa vụ vào nhà giết hai vợ chồng ra xét xử - Thượng tướng Lê Quý Vương chỉ đạo, Công an tỉnh Thanh Hóa khẩn trương khai thác đối tượng, củng cố chứng cứ, sớm đưa vụ án đối tượng xông vào nhà giết chết hai vợ chồng ra xét xử trước pháp luật. Ngày 11/6/2014, Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư...