Khẩn trương cung ứng thuốc phẫu thuật tim – lồng ngực
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, theo thông tin từ các cơ sở nhập khẩu, sản phẩm Protamine ( ảnh – thuốc chuyên khoa, chỉ sử dụng trong phẫu thuật tim – lồng ngực) đã được cấp phép nhập khẩu theo đúng số lượng dự trù từ các cơ sở khám chữa bệnh có nhu cầu.
TƯ LIỆU
Tuy nhiên, số lượng thuốc Protamine nhập khẩu vào Việt Nam sắp tới vẫn có thể thiếu nếu nhu cầu sử dụng thực tế trong điều trị tăng hơn so với số lượng dự trù. Nguyên nhân, do Protamine có nhu cầu không nhiều, nhà sản xuất chỉ sản xuất sau khi có đơn đặt hàng từ các nhà nhập khẩu.
Trong khi đó, các cơ sở nhập khẩu của Việt Nam sau khi nhận được dự trù từ các cơ sở khám chữa bệnh và được Bộ Y tế cấp phép mới đặt hàng với nhà cung cấp thuốc nước ngoài. Do đó, có thể có khoảng thời gian thiếu thuốc tạm thời khi đã đặt hàng nhưng các nhà cung cấp thuốc nước ngoài không còn đủ để cung ứng theo yêu cầu; thời gian chờ sản xuất thêm khá dài (khoảng 3 – 4 tháng).
Do đây là mặt hàng không thể thiếu trong quy trình phẫu thuật tim – lồng ngực, để đảm bảo kịp thời, cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu sử dụng, Cục Quản lý dược đã có công văn khẩn đề nghị các sở y tế khẩn trương chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn có nhu cầu sử dụng thuốc Protamine chủ động liên hệ với các đơn vị nhập khẩu thuốc Protamine đặt hàng; các cơ sở khám chữa bệnh cần chủ động dự trữ thuốc.
Với các đơn nhập khẩu thuốc Protamine, trước mắt, Cục Quản lý dược yêu cầu cần ưu tiên cung ứng thuốc cho các bệnh viện có báo cáo thiếu thuốc Protamine, các đơn vị đã có công văn đề nghị cung ứng. Đồng thời, tổng hợp toàn bộ dự trù của các cơ sở khám chữa bệnh để lập kế hoạch nhập khẩu, cung ứng cho thị trường Việt Nam.
Theo báo cáo, đến cuối tháng 4.2020, 2 trong 4 nhà nhập khẩu Protamine tại Việt Nam còn thuốc này trong kho, với số lượng khoảng 1.900 lọ.
Xót xa bé 9 tuổi bị bệnh tim, bố mẹ bỏ đi sống nhờ ông bà, giờ ông lại bị ung thư
Cách đây không lâu, bé Hạnh nhập viện vì ngã rách tầng sinh môn, vào viện con lại được phát hiện bị bệnh tim bẩm sinh. Các bác sĩ nói con cần phẫu thuật sớm. Éo le, từ nhỏ Hạnh sống với ông bà khi bố mẹ bỏ đi. Ông ngoại giờ mang bệnh ung thư nên không có tiền điều trị.
Video đang HOT
Nhập viện vì ngã rách tầng sinh môn, phát hiện thêm bệnh tim
Ngày 26/3, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận bệnh nhi Đỗ Thị Hạnh - dân tộc Sán Dìu, 9 tuổi ở thôn Thiện Phong (xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) trong tình trạng ra máu đường sinh dục. Sau khi thăm khám và làm các cận lâm sàng, bác sĩ phát hiện bé bị ngã rách tầng sinh môn nên đã mời bác sỹ trực trưởng phiên và bác sỹ Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức hội chẩn trước khi làm phẫu thuật cho bé.
Sau khi hội chẩn, Hạnh đã được các bác sỹ Khoa Phụ sản phối hợp với kíp gây mê hồi sức thực hiện phẫu thuật lấy khối máu tụ âm hộ tầng sinh môn cho bé.
Bé Hạnh khi vào viện phẫu thuật ngã rách tầng sinh môn. Ảnh GD
Nói về tai nạn của cháu, ông ngoại Đỗ Văn Hai (54 tuổi) cho biết, vừa rồi cháu đi theo ông lấy thức ăn cho gà. Ông chặt chuối cho gà, chuối đổ xuống làm cháu giật mình bị ngã vào rãnh bê tông ở bờ ao, chảy nhiều máu ở âm đạo. Gia đình vội đưa bé đến Trung tâm y tế huyện Sơn Dương để thăm khám và được chuyển tuyến đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang để cấp cứu và điều trị.
Điều ông Hai không thể nghĩ tới trong lần đi viện này là bác sĩ phát hiện bé Hạnh bị bệnh tim từ lâu. "Từ nhỏ cháu có yếu hơn các bạn. Cháu gày, ăn uống kém. Ông bà không có điều kiện cho đi khám. Đợt ở trường có bác sĩ khám nói cháu có hiện tượng khó thở, tôi mới đưa đi khám lại không phát hiện ra. Tôi không ngờ là cháu mình mắc bệnh tim. Giờ cháu nó mắc bệnh thế này, vợ chồng tôi cũng lo lắm, không biết làm thế nào khi không có tiền. Nghe nói ca phẫu thuật cũng phải mất đến tiền trăm triệu" - ông Hai giọng nghèn nghẹn nói.
Tuổi thơ thiếu tình thương của bố mẹ
Tuổi thơ của bé Hạnh là chuỗi ngày thiếu vắng tình yêu thương, bàn tay chăm sóc của bố mẹ. Con lớn lên nhờ sự cưu mang, chăm bẵm của ông bà ngoại. Hơn một tháng tuổi, bố mẹ con bỏ nhau. Một tuổi mẹ của Hạnh đi Trung Quốc, kể từ đó con ở với ông bà ngoại 8 năm nay. Qua Trung Quốc, mẹ của Hạnh lập gia đình mới, không có điều có điều kiện về thăm bé và cũng không có tiền để gửi về cho ông bà nuôi bé. Cuộc sống của 3 ông bà cháu chỉ quanh quẩn với mấy sào ruộng, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo.
Nhiều người thương hoàn cảnh bé đã hỗ trợ cho con mỗi người một ít. Ảnh GD
Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, ông Trương Văn Năm - Trưởng thôn Thiện Phong xác nhận: "Hoàn cảnh gia đình ông bà Hai khó khăn. Ông bà có nuôi bé Hạnh từ khi còn nhỏ vì bố mẹ bỏ đi từ lâu. Vừa rồi, cháu có gặp tai nạn và đi khám thì phát hiện ra bị bệnh tim. Bản thân ông Hai bị bệnh ung thư đi điều trị một thời gian rồi nên càng khó khăn hơn. Chúng tôi mong mọi người có thể giúp đỡ gia đình ông để có điều kiện phẫu thuật cho cháu gái".
Bé Hạnh vừa phải phẫu thuật âm đạo, lại mới phát hiện bị tim bẩm sinh. Khi ổn định sẽ cần phải phẫu thuật tim mới mong lớn lên bình thường. Cháu bệnh chồng bệnh, ông bà lại già yếu. Ông Hai hơn 2 năm nay điều trị căn bệnh ung thư đại tràng, cứ vài tháng ông phải lên bệnh viện để lấy thuốc nên điều kiện chạy chữa cho cháu càng khó hơn. Những ngày ở viện vừa rồi, thương hoàn cảnh của bé Hạnh, các bác sĩ, hộ sinh của Khoa Phụ Sản đã tự quyên góp tiền, ủng hộ được cho bé 3.200.000 và tặng thêm cho bé 4 hộp sữa bột để bé bồi dưỡng.
Đến nay sức khỏe của Hạnh đã ổn hơn, tới sẽ phải phẫu thuật tim. Ảnh GD
Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em (hay dị tật tim bẩm sinh) là những dị dạng ở tim xảy ra từ khi còn trong bào thai. Do cấu trúc tim bị khiếm khuyết khiến chức năng và hoạt động của tim bị ảnh hưởng, tuần hoàn máu trong cơ thể hoạt động bất thường.
Bệnh tim bẩm sinh có 2 nhóm. Nhóm đầu tiên là bệnh phức tạp: tim bẩm sinh sớm, tím sớm thì được phát hiện sớm hơn. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay quấy khóc, không ngủ đêm được, hay mắc viêm phổi, vã mồ hôi, thở nhanh, chậm lớn.
Nhóm thứ 2 không tím với biểu hiện quấy khóc, vã mồ hôi, chậm lớn, trẻ phát triển bình thường. Nhiều gia đình không biết con mình bị tim bẩm sinh, chỉ khi đi tiêm phòng, khám bệnh mới phát hiện ra bệnh tim. Bệnh tim nếu được phát hiện sớm sẽ khỏi đến 90%. Nếu phát hiện muộn mà không phẫu thuật thì chỉ có thể uống thuốc để kéo dài cuộc sống của bé.
Trường hợp của bé Hạnh thuộc nhóm thứ 2. Việc điều trị không kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này, sự sẻ chia của bạn đọc hảo tâm là điều rất cần với bé Hạnh.
Mọi sự giúp đỡ bé Đỗ Thị Hạnh - Mã số 547 xin gửi về:
1. Ông Đỗ Văn Hai ở thôn Thiện Phong, xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn.
3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình và Xã hội. Địa chỉ Tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình).
Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/0978676361
5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110 , Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
6. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
Phương Thuận
Công việc thầm lặng Khoác trên mình chiếc áo blouse trắng, hàng chục năm gắn bó với nghề, các bác sĩ thường xuyên đối mặt với các ca phẫu thuật phức tạp để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Họ phải vượt qua rất nhiều sức ép và niềm vui lớn nhất đối với người bác sĩ là bệnh nhân khỏe mạnh. Một ca phẫu thuật...