Khẩn tìm tất cả người đến Bệnh viện Phổi Hà Nội từ ngày 6/7
CDC Hà Nội phát thông báo khẩn, tìm tất cả người từng đến Bệnh phổi Hà Nội từ ngày 6/7 trở lại đây.
Chiều 27/7, CDC Hà Nội phát thông báo khẩn, tìm người đến khám, chữa bệnh, làm việc, liên hệ công tác, có liên quan đến Bệnh viện Phổi Hà Nội trong thời gian từ ngày 6/7 – 25/7.
CDC Hà Nội yêu cầu tất cả những trường hợp này tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế trên địa bàn hoặc gọi điện thoại đến số 0969.082.115 hoặc số 0949.396.115 để được hướng dẫn.
Hiện tại chùm ca bệnh tại Bệnh viện Phổi Hà Nội đã ghi nhận 32 ca mắc, trong đó có 8 nhân viên y tế.
Bệnh viện Phổi Hà Nội đang thực hiện cách ly, dừng tiếp nhận bệnh nhân từ ngày 25/7. Ảnh: Trần Thường
Ca bệnh đầu tiên liên quan đến Bệnh viện Phổi Hà Nội là trường hợp bệnh nhân Lê Thị T.L., nữ, 24 tuổi, địa chỉ ở Phú Thượng, Tây Hồ. Chị L. từng điều trị tại Bệnh viện Phổi Hà Nội từ 6/7- 22/7. Ngày 24/7 có biểu hiện sốt, đến khám tại Bệnh viện Phương Đông được làm test nhanh cho kết quả dương tính. Mẫu bệnh phẩm tiếp tục chuyển đến BV Nhi Trung ương xét nghiệm, kết quả RT-PCR sáng 25/7 khẳng định mắc Covid-19.
Video đang HOT
Sau khi phát hiện trường hợp chị L., Bệnh viện Phổi đã lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ nhân viên, bệnh nhân nhân, người nhà, kể cả các trường hợp đã xuất viện, phát hiện ra 32 ca dương tính.
Chuyên gia: Bệnh viện là nơi có nguy cơ rất cao lây Covid-19
Đến thời điểm hiện tại, chùm ca bệnh liên quan đến Bệnh viện Phổi Hà Nội đã ghi nhận 31 trường hợp dương tính SARS-CoV-2, bao gồm cả các nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Đáng chú ý, lực lượng chức năng vẫn chưa xác định được nguồn lây của các F0 này, vì tại thời điểm xét nghiệm sàng lọc ban đầu họ đều có kết quả âm tính. Sở Y tế Hà Nội đánh giá, chùm ca bệnh tại Bệnh viện Phổi là rất phức tạp.
Các bệnh viện luôn là điểm có nguy cơ cao
"Các bệnh viện luôn là điểm có nguy cơ cao trước dịch Covid-19. Tuy nhiên, khó có thể sàng lọc triệt để nguồn lây từ đầu", nhận định của PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn với Dân trí vào sáng nay (27/7).
Theo ông, lây nhiễm ở bệnh viện là việc có thể xảy ra. Đặc biệt, nguy cơ cao ở các bệnh viện phổi, khi trong những bệnh nhân có vấn đề về đường hô hấp đến khám cũng có thể mắc Covid-19.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.
Mặc dù các bệnh viện đều có phân luồng, sàng lọc ngay từ đầu. Tuy nhiên, không thể kiểm soát 100% nguy cơ, vì có trường hợp bệnh nhân đã nhiễm virus nhưng không có triệu chứng hay xét nghiệm kết quả vẫn âm tính.
"Trong trường hợp bệnh nhân mới bị lây nhiễm, virus chưa phát triển ra hầu họng nên khi lấy dịch hầu họng để xét nghiệm vẫn chưa thể phát hiện được (cho kết quả âm tính - PV). Đấy là cái khó, nên mới có trường hợp bỏ lọt ca bệnh", PGS Phu chia sẻ.
"Trên thực tế, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, cũng đã có không ít bệnh viện xuất hiện chuỗi lây nhiễm", PGS Phu nói.
Cũng theo chuyên gia này, việc bệnh viện bị Covid-19 tấn công là rất nguy hiểm, bởi các bệnh nhân có sẵn bệnh nền, trong trường hợp mắc Covid-19 thì nguy cơ chuyển biến nặng sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, nếu lực lượng y, bác sĩ bị lây nhiễm sẽ ảnh hưởng nguồn nhân lực chống dịch.
Giải pháp bảo vệ bệnh viện trước Covid-19
Với đặc thù có nguy cơ cao và khó sàng lọc nguồn lây triệt để, theo PGS Phu, các bệnh viện cần siết chặt biện pháp kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm để "phòng thủ" trước Covid-19, cụ thể:
Thứ nhất, các bệnh viện cần phải thực hiện triệt để việc phân luồng bệnh nhân có nguy cơ (yếu tố dịch tễ, triệu chứng nghi ngờ), để tiến hành sàng lọc, xét nghiệm.
Sau khi ghi nhận chùm ca bệnh, Bệnh viện Phổi Hà Nội đã tiến hành cách ly y tế (Ảnh M.N).
Thứ hai là phải tiến hành xét nghiệm định kì các nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà, để kịp thời phát hiện nguồn lây, từ đó sớm có biện pháp giải quyết.
Thứ ba, dừng việc thăm nom bệnh nhân. Hạn chế người nhà ở lại chăm sóc bệnh nhân và phải có quy định rất chặt chẽ với những người chăm sóc đó. Bệnh viện cần có giải pháp đảm bảo tốt nhu cầu ăn uống, sinh hoạt cơ bản của bệnh nhân và người nhà trong viện, để tránh việc người trong viện đi ra bên ngoài, vì tiềm ẩn nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây bên ngoài.
Cuối cùng, các bệnh viện phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn thật chặt chẽ, điển hình là nguyên tắc 5K. Mọi người phải đeo khẩu trang, phòng nào ở nguyên phòng đó, giữ khoảng cách, khử khuẩn phòng chống Covid-19 và cả các bệnh nhiễm trùng khác.
"Tại bệnh viện phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống Covid-19 đã được Bộ Y tế quy định, vì đây là nơi có nguy cơ cao", PGS Phu nhấn mạnh.
64 người Hà Nội, 34 Đà Nẵng, 2 Huế dương tính nCoV trong một ngày Tối 26/7, Sở Y tế Hà Nội cho biết ghi nhận thêm 19 ca dương tính, nâng tổng số mắc trong ngày lên 64. Trong đó, Bệnh viện Phổi Hà Nội ghi nhận 26 ca. Đà Nẵng hôm nay cũng ghi nhận 34 ca, Huế 2 ca. Các ca này phần lớn đã được Bộ Y tế cấp mã số bệnh nhân. Tại...