Khan hiếm sự kiện văn hóa xứng tầm
Có một bề dày truyền thống lịch sử với hàng nghìn công trình kiến trúc, các di sản vật thể và phi vật thể có giá trị, các lễ hội truyền thống đặc sắc… nhưng Hà Nội chưa có một sự kiện văn hóa xứng tầm để đại diện và quảng bá hình ảnh Thủ đô.
Hà Nội nên có một sự kiện xứng tầm để tạo dấu ấn văn hóa
Đến Hà Nội xem… hoa anh đào
Video đang HOT
Bất chấp thời tiết mưa phùn, ẩm ướt, hàng nghìn lượt khách đã có mặt tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ để tham gia Lễ hội hoa anh đào 2014. Không chỉ mang đến những cây hoa anh đào thật từ Nhật Bản, lễ hội còn diễn ra những hoạt động khá phong phú như trình diễn cosplay (hóa trang thành nhân vật truyện tranh), biểu diễn võ truyền thống, nghệ thuật gấp giấy… Mới xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2007 nhưng năm nào lễ hội này cũng ở trong tình trạng quá tải vì lượng khách đổ về rất đông, mặc dù BTC cũng chỉ trưng bày một, hai cây anh đào mang tính… biểu trưng. Cùng với lễ hội hoa anh đào, một vài năm gần đây, rất nhiều những lễ hội từ Nhật Bản, Hàn Quốc… đến hẹn lại diễn ra tại Hà Nội, để lại dấu ấn văn hóa ngày càng rõ rệt và ít nhiều đã tạo được ấn tượng trong lòng công chúng.
Trong khi đó, để biểu trưng, quảng bá cho Thủ đô Hà Nội – vốn được coi là trung tâm văn hóa – chính trị của cả nước thì chúng ta dường như chưa có một sự kiện văn hóa xứng tầm. PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đã đưa ra nhận định rất đáng lưu tâm: “Hà Nội chưa có thương hiệu văn hóa, cho dù chúng ta có rất nhiều tiềm năng”. Với một bề dày truyền thống hàng ngàn năm lịch sử cùng hệ thống những công trình kiến trúc, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quả thực quá đồ sộ, Hà Nội có quá nhiều điều đáng để tự hào. Hơn thế nữa, Hà Nội có ưu thế là nơi thường xuyên được tổ chức những sự kiện văn hóa lớn quy mô quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, dường như thành phố chưa phát huy hết những tiềm năng, thế mạnh đó để thúc đẩy du lịch và quảng bá hình ảnh của Thủ đô, bằng chứng là chúng ta đang hết sức khan hiếm một sự kiện văn hóa có thể thu hút người dân và du khách quốc tế đến với Hà Nội.
Hà Nội nên có một Festival?
Vậy “thương hiệu văn hóa” ở đây có thể hiểu là các sự kiện, lễ hội mang dấu ấn đặc trưng của Hà Nội. Từ sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có cả một vùng xứ Đoài với trầm tích văn hóa đậm đặc hơn 1.000 lễ hội truyền thống. Trong đó không thể không kể đến lễ hội chùa Hương, hội Gióng, Cổ Loa, Hai Bà Trưng… với hàng triệu lượt khách. Nhưng dấu ấn mà những lễ hội để lại thường không mấy tốt đẹp mà trong đó những hiện tượng như hàng quán xập xệ, nhếch nhác… trở nên lấn át những giá trị văn hóa dân gian đẹp đẽ được tích tụ qua các nghi lễ, các hình thức sinh hoạt, phong tục truyền thống, trò chơi dân gian. Vấn đề ở đây là, trong khi lễ hội truyền thống đang mất dần bản sắc, nhiều lễ hội vẫn bó hẹp trong làng xã thì Hà Nội chưa tìm ra được mô hình để tổ chức một lễ hội mang màu sắc hiện đại.
Ngay trong nước, nhắc đến Đà Nẵng, đến Huế hay Quảng Ninh… không thể không nhắc đến những Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, Festival Hoa Đà Lạt, Festival Huế, Festival Biển Nha Trang, Carnaval Hạ Long… Đây đều đã dần trở thành những sự kiện có thương hiệu và là chiến lược quan trọng để quảng bá hình ảnh, du lịch địa phương. Vậy, tại sao Hà Nội không xây dựng một “thương hiệu văn hóa” theo hướng như vậy? Như đề xuất của PGS.TS Bùi Hoài Sơn – chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn một và tổ chức các sự kiện văn hóa mang tầm quốc tế, một Liên hoan phim quốc tế Việt Nam tại Hà Nội, một tuần lễ thời trang Hà Nội, tuần lễ ẩm thực hay một tuần lễ tổng hợp với nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như một Festival.
Tất nhiên, dù tổ chức theo hình thức nào thì cũng cần phải có chiến lược và kịch bản tốt, duy trì lâu dài, định kỳ và mang tính định hướng cho công chúng. Và phải làm như thế nào để lễ hội mang bản sắc dân tộc và thật sự đặc trưng của Hà Nội, nhưng cũng không xung đột giữa truyền thống và hiện đại. Nếu tổ chức được như vậy, Hà Nội sẽ có nhiều cơ hội để trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn và đời sống văn hóa Thủ đô cũng sẽ trở nên phong phú, đa dạng hơn.
Theo ANTD
Festival Huế 2014: Tôn vinh di sản văn hóa
Diễn ra từ 12 đến 20-4-2014, Festival Huế lần thứ 8 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển" vẫn sẽ là điểm hẹn, là nơi quy tụ, gặp gỡ của nhiều chương trình nghệ thuật, đại diện và mang dấu ấn của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Dự kiến, lễ hội lần này có sự tham dự của các đoàn nghệ thuật đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ biểu diễn hàng đêm tại sân khấu Đại Nội, cung An Định, và cả sân khấu lưu động ở bệnh viện, nhà máy, trường học. Bên cạnh đó, trong 9 ngày diễn ra lễ hội còn có các hoạt động triển lãm, trưng bày, nghệ thuật thả diều Huế, thư pháp, đua thuyền, nghệ thuật sắp đặt, nghề thuật âm nhạc - mỹ thuật đường phố. Với chủ trương giữ cốt cách truyền thống nhưng cách thể hiện luôn mới, để nhân dân và du khách vừa có thể là chủ thể sáng tạo, vừa là chủ thể hưởng thụ, Ban tổ chức Festival Huế 2014 sẽ tiếp tục mở rộng không gian diễn xướng và không gian lễ hội để đưa Festival về với cộng đồng.
Điểm nhấn của chuỗi các hoạt động văn hóa sẽ là Đêm Hoàng cung (tối 15 và 19-4), Lễ hội Áo dài (ngày 14 và 17-4), Đêm Phương Đông ( tối 13, 15, 16 và 18-4). Vở diễn "Làng tôi" sau 300 buổi diễn thành công ở Pháp, châu Âu sẽ lần đầu tiên có mặt ở Festival Huế. Nhân dịp này cũng sẽ có các sự kiện quốc tế diễn ra tại Huế như Hội nghị Bộ trưởng phụ trách văn hóa và nghệ thuật ASEAN 3 (16 đến 24-4-2014); Đêm văn hóa ASEAN; Tọa đàm Ngoại giao đoàn "Tăng trưởng xanh bền vững trên nền tảng văn hóa - di sản và môi trường" (từ 12 đến 14-4-2014).
Theo ANTD
"Biển" người đổ về xem tranh tài đua ghe ngo của đồng bào Khmer Nam Bộ Từ sáng sớm 16/11, hàng chục ngàn người từ khắp nơi đổ về bờ sông Maspero (TP Sóc Trăng, Sóc Trăng) để chờ xem những màn tranh tài đua ghe ngo của đồng bào Khmer Nam Bộ trong không khí hết sức sôi nổi, tưng bừng. Cuộc đua ghe ngo nằm trong chuỗi hoạt động của Festival Đua ghe ngo đồng bào Khmer...