Khán giả Việt sốt ruột với 2.000 tập phim ‘Cô dâu 8 tuổi’
“Khi phim phát sóng đến tập cuối, có khi nam, nữ chính từ tuổi lên 8 đã bước sang tuổi trung niên”, một bạn đọc dí dỏm.
Bộ phim truyền hình Cô dâu 8 tuổi được phát sóng năm 2008 va trở thành bom tấn lớn nhất trong lịch sử phim truyền hình Ấn Độ. Trong đó, diễn viên nhí Avika Gor (thủ vai nữ chính Anandi) có cơ hội “một bước thành sao”, trở thành cái tên sáng chói trên màn ảnh Bollywood.
Sau 8 năm phát sóng, bộ phim Cô dâu 8 tuổi vẫn chưa dừng lại. Nữ diễn viên đóng vai cô dâu nhí ngày xưa giờ đã thành thiếu nữ. Nhiều bạn đọc nói đùa, khi phim phát sóng đến tập cuối, có khi Avika cũng đã bước sang tuổi trung niên.
Một số người xem phân tích lý do phim kéo dài 1.921 tập bởi tình tiết diễn ra rất chậm. Cụ thể như cảnh người chồng – diễn viên phụ chết kéo dài 7 tập vẫn chưa được chôn cất.
Sự lê thê, dài dòng của bom tấn truyền hình Ấn Độ được người xem Việt bình luận cường điệu hóa như cảnh nữ chính khóc cũng kéo dài 2 tập, đi chợ dài 2 tập chưa về nhà, gọi điện thoại 2 tiếng đồng hồ. Hay ở cảnh gia đình ăn cơm, một người làm rơi chiếc muỗng, nhạc phim rùng rợn vang lên, camera quay vào mặt tất cả thành viên như phim kinh dị,…
Nhiều khán giả dí dỏm chia sẻ về độ dài gần 2.000 tập của Cô dâu 8 tuổi: “Trong xóm có cụ bà gần đất xa trời mê phim này, không biết khi cụ nghe tin phim dài gần 2.000 tập có động lực sống tiếp không?”, “Khi phim lên sóng tập 1 tôi vẫn còn đi tán gái. Đến giờ tôi đang chuẩn bị làm bố trẻ con. Dự kiến con tôi 8 tuổi, phim sẽ hết”, “Tôi cưới vợ, phim chiếu những tập đầu. Có lẽ con vào học lớp một, phim mới kết thúc”.
Avika đảm nhận vai diễn Anandi.
Diễn viên Tùng Dương viết trên trang cá nhân, từ bà ngoại đến các con gái, người giúp việc trong nhà, mắt ai cũng ướt sũng nước vì phim Ấn Độ. Để ủng hộ tinh thần khối phụ nữ gia đình, tuần trước, anh thử ngồi xem một tập có cuộc thi nấu ăn và đếm được cận cảnh 52 lần vợ nhìn chồng, 56 lần chồng nhìn vợ, 58 lần mẹ nhìn con, tất cả cái nhìn đều na ná như nhau, cùng một trạng thái biểu cảm, sau đó là hết tập.
“Hôm qua tôi vô tình phát hiện, cuộc thi nấu ăn cách đây hơn 10 tập vẫn chưa kết thúc. Thật khâm phục lòng kiên nhẫn của chi hội phụ nữ gia đình. Like điên đảo”, anh dí dỏm.
Video đang HOT
Trên mạng xã hội, bài thơ vui về Cô dâu 8 tuổi của tác giả có nickname T.C.H. cũng được cộng đồng mạng chia sẻ nhanh chóng.
“Ôi thần linh ơi!
Hôn nhau mất xừ 2 ngàyVờn nhau thì nó phải dây 1 tuầnHai đứa gặp nhau tần ngầnQuay mặt từng đứa phải gần hết phimNhạc thì giật thót cả timDiễn viên thì nó đứng im lờ đờCận mặt như cái ảnh thờChiếu đi chiếu lại hàng giờ chưa xong
Nói chung là rất dài dòng
Ngàn tám trăm tập chiếu ròng mấy nămHàng xóm có cụ chín nhăm (95)Tối nào cụ ấy cũng nằm xem phimHôm nay cụ mới biết tinGần mười năm nữa là phim hết rồiNghe xong cụ thấy bồi hồiSợ rằng lúc đấy đã ngồi trên cao”.
Cụm từ “Ôi thần linh ơi!” được cư dân mạng sử dụng để nhắc đến việc khó giải quyết trong cuộc sống. Chẳng hạn: “Ôi thần linh ơi! Tiền điện nhà con tăng gấp ba trong khi dùng không có gì đột biến so tháng trước. Làm phim về tăng giá điện, giá xăng Việt Nam có khi dài hơn Cô dâu 8 tuổi, xem cả đời không hết”.
Nhiều bạn trẻ cũng áp dụng lối nhắn tin hài hước dành cho nhau dựa trên độ dài của phim Cô dâu 8 tuổi:
Tin nhắn hài hước của giới trẻ dựa theo độ dài gần 2.000 tập của Cô dâu 8 tuổi.
Bên cạnh những chia sẻ hài hước, dí dỏm về độ dài của phim Cô dâu 8 tuổi, bạn đọc có nickname Mr Sợ Phim Ấn Độ nhận xét, phim phù hợp để các bà, cô xem giải trí, nhưng nó cũng khiến họ không còn thời gian để làm việc nhà vì dài lê thê.
Mặc dù phim nói về chế độ tảo hôn ở các làng quê Ấn Độ, nhưng sau khi xem xong trăm tập phim, nhiều khán giả chưa hiểu nội dung cụ thể mỗi tập muốn gửi gắm đến người xem là gì.
Các tình tiết gia đình diễn ra quá chậm, người xem cảm thấy như đang theo dõi cuộc sống đời thường của gia đình những người hàng xóm. Nhiều bạn đọc cũng không biết diễn biến tập sau có gì hấp dẫn để quyết định có nên xem tiếp hay không.
Theo Zing
'Cô dâu 8 tuổi' - 'bom tấn' truyền hình Bollywood
Được xây dựng từ một câu chuyện có thực, "Cô dâu 8 tuổi" đã trở thành bộ phim nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo người xem.
"- Anandi à, nếu đi thêm một vòng nữa thôi trong cái nghi lễ đáng ghét này, cậu và tớ sẽ phải trở thành vợ chồng đấy.
- Cậu muốn như vậy sao?
- Tất nhiên là tớ không muốn, Jagdish. Tớ thích chơi búp bê và gặp cô giáo của tớ hơn.
- Còn tớ vẫn thích chơi cricket ngoài bãi đất trống với bọn con trai.
- Thế thì sao nào? Cậu dám bỏ chạy không?
- Tớ không biết. Tớ..."
Jagdish ấp úng, liếc nhìn về phía cha mẹ và bà nội đang cười nói vui vẻ trong nghi lễ. Bên cạnh cậu bé hãy còn mê những trận cricket với đám bạn đồng môn, Anandi 8 tuổi e ngại giấu đôi mắt lúng liếng tròn xoe trong chiếc khăn voan cô dâu màu đỏ. Ngày hôm ấy, Jagdish và Anandi đã không bỏ chạy. Họ còn quá nhỏ để phản kháng lại thế giới người lớn với hủ tục tảo hôn chưa bao giờ mất đi ở vùng nông thôn bang Rajasthan, tây bắc Ấn Độ còn khá lạc hậu này.
Mở đầu bằng những shoot hình đầy ấn tượng với những cánh đồng khô cằn ở Rajasthan, những chú lạc đà đủng đỉnh nhai rơm trong chiều muộn, những tòa tháp cổ xơ xác trong cơn gió thảo nguyên và cảnh sinh hoạt bình dị tại một làng quê Ấn, thoạt tiên có thể lầm tưởng " Cô dâu 8 tuổi" là một bộ phim điện ảnh Bollywood mượt mà. Việc trau chuốt từng góc quay, từ thuận sáng đến ngược sáng đã mang đến một sức hút khó cưỡng cho bộ phim đậm nét văn hóa Ấn Độ này, đồng thời cũng khắc họa rõ nét số phận của từng nhân vật trong phim.
Trung tâm của "Cô dâu 8 tuổi" chính là Anandi, một cô bé 8 tuổi thông minh, xinh xắn, hiếu động và nhân hậu. Như bao nhiêu cô bé 8 tuổi khác, Anandi thích đến trường, thích chơi với các bạn cùng lứa. Thế nhưng, cô bé ghét những trò đùa ngốc nghếch từ đám con trai. Trong một lần giúp một người đàn ông bị lũ trẻ chọc phá, cô bé không ngờ mình đã lọt vào mắt xanh của "bố chồng tương lai". Ông tìm đến nhà bố mẹ Anandi để xin hỏi cưới cô bé cho con trai Jagdish của mình. Một đám cưới nhanh chóng được vạch ra và thực hiện bởi những người lớn, bất chấp hai đứa trẻ chưa kịp hiểu gì về khái niệm vợ chồng.
Bước vào một thế giới mới xa lạ, cô bé Anandi đánh mất tuổi thơ và phải chấp nhận thích nghi cuộc sống mới với tư cách là một người bạn, người tình và sau đó trở thành người vợ, người mẹ "trẻ con". Từ đó, bao nhiêu diên biên thăng trâm đã xay ra trong cuộc đời cua Anandi. Liêu răng cuôc đơi cua Anandi và Jagdish co đanh dâu môt bươc ngoăc mơi, trong vân nạn tao hôn đã tồn tại ở xã hội Ấn Độ từ nhiều thế kỷ nay, hay cả hai đanh phai châp nhân nhưng gi đa đươc săp đăt từ hủ tục lạc hậu này?
Hướng đến vấn nạn tảo hôn vẫn rất nhức nhối tại xứ sở của những vũ điệu Bollywood, "Cô dâu 8 tuổi" là bộ phim được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật. Phim đã từng có thời gian bị Quốc hội Ấn Độ cấm phát sóng trên toàn quốc. Tuy nhiên, do làn sóng phản đối quá lớn từ phía công chúng, bộ phim đã được phát sóng trở lại. Minh chứng cho sự thành công và sức lan tỏa của bộ phim, những diễn viên đóng trong phim đã được vinh danh tại rất nhiều giải thưởng dành cho phim truyền hình ở Ấn Độ, và phim đã vươn ra khỏi biên giới để đến với nhiều quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đón xem "Cô dâu 8 tuổi", siêu phẩm truyền hình đến từ nền văn hóa Ấn - Hằng sẽ lên sóng truyền hình Việt vào lúc 20h hàng ngày, từ 11/11/2014 trên TodayTV.
Theo Ngoisao.vn
Tức anh ách với loạt câu nói trọng nam khinh nữ trong "Cô dâu 8 tuổi" Loạt tình huống cư xử của nhân vật bà nội trong "Cô dâu 8 tuổi" dễ khiến nhiều người cảm thấy nóng gáy. Khán giả theo dõi phim truyền hình gần đây đang đặc biệt chú ý tới phim Ấn Độ Cô dâu 8 tuổi phần 2 phát sóng trên truyền hình. Mọi chú ý của dư luận tập trung vào diễn viên...