Khán giả Việt Nam đã sẵn sàng đóng vai ‘người phán xử’?
Chính phần lớn khán giả đã tiếp tay cho những sản phẩm sai trái. Từ đó, những người làm ra nó ngang nhiên cho rằng đó là thời thượng…
*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc
Khi ngày càng có nhiều vụ lùm xùm, phần lớn là chuyện đời tư của giới nghệ sĩ, được cho là làm ảnh hưởng đến giới trẻ hoặc thiếu tôn trọng khán giả, xuất hiện không ít lời kêu gọi “phong sát” đối với những cá nhân có hành vi thiếu chuẩn mực, thiếu sự hối lỗi.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, liệu khán giả Việt Nam đã sẵn sàng cho vai trò “người phán xử” hay chưa? Có 2 vấn đề cần làm rõ trước.
Thứ nhất, giới nghệ sĩ – được xem là người của công chúng – nhưng việc thần tượng hóa họ là do người xem chứ không phải ngành nghề đó tạo nên.
Khác với nghề giáo hay nghề y vốn đã có sự chuyên biệt về tính đạo đức. Từ đó, những thầy cô giáo hay y bác sĩ nhận được sự ngưỡng vọng của cuộc đời bởi việc họ làm hằng ngày có tác động tới tính mạng hay sự phát triển của nhiều người, nhiều thế hệ.
Tuy nhiên, việc một ca sĩ, diễn viên được xem là “tấm gương” thì do chính khán giả tự phong cho họ mà thôi. Ca sĩ hay diễn viên cũng chỉ là người bình thường, có chăng công việc họ khác đôi chút là mang tính chất nghệ thuật.
Về tính giá trị khi đem ra so với các ngành nghề khác cũng chẳng khác gì. Nếu một cô lao công giúp đường phố sạch đẹp hơn thì người nghệ sĩ này đem lời ca tiếng hát giúp cuộc sống tươi vui hơn.
Mỗi ngành nghề có giá trị riêng. Vậy cớ gì cứ phải xem các nghệ sĩ là thần tượng?
Video đang HOT
Nếu cứ xem họ là “người thường” và việc họ làm cũng chỉ là công việc kiếm sống như bao nghề khác thì chúng ta sẽ ít phán xét hơn những điều họ đã và đang làm.
Nói tới đây xin khẳng định, không phải tôi ủng hộ cho việc các nghệ sĩ thích làm gì thì làm nhưng những người phán xét – là khán giả – phải chăng cũng nên xem xét lại chính mình và cách mình lên án một ai đó?
Đây cũng chính là điều thứ hai cần nói tới: vai trò của khán giả. Lý do vì sao những sản phẩm được cho là “vớ vẩn, rẻ tiền” vẫn có thể chiếm lượt xem rồi chia sẻ “khủng” trên các nền tảng mạng xã hội?
Tại sao một thanh niên xăm trổ đầy mình, làm những clip về đời sống giang hồ, đập phá… lại được xem như thần tượng? Tại sao những bộ phim về đánh đấm, bạo lực luôn có sức hút hơn những đề tài gia đình, lịch sử?
Chính phần lớn khán giả đã tiếp tay cho những sản phẩm sai trái. Từ đó, những người làm ra nó ngang nhiên cho rằng đó là thời thượng để rồi dẫn đến những sự việc mà sau này bị cho là “hư hỏng” hay “thiếu tôn trọng khán giả”. Chẳng phải ngay từ đầu khán giả đã không tôn trọng mình đó sao?
Một từ có thể lý giải cho điều này chính là “sở thích”. Có người thích những bộ phim tình cảm nhẹ nhàng kiểu Hàn Quốc, có người mê những tập phim lê thê phong cách Ấn Độ.
Vì sao sản phẩm “vớ vẩn, rẻ tiền” vẫn chiếm lượt xem và chia sẻ “khủng”?
Có người thần tượng nhạc Bolero, nhạc Trịnh là đỉnh cao của ngôn từ và chê bai nhạc Sơn Tùng hát chẳng nghe lời nào. Trái lại giới trẻ sẽ chỉ trích nhạc vàng là sến, nhạc Trịnh là khó hiểu.
Và khi “tình cảm” ta đặt vào đâu thì những thứ xung quanh nó đều là tốt đẹp. Ví như một bạn trẻ thần tượng Sơn Tùng thì chàng ca sĩ này làm gì cũng đúng cả mà thôi.
Có ý kiến cho rằng nghệ sĩ sống nhờ khán giả thì chính khán giả sẽ là người người phán xét. Điều này không sai bởi trong dòng chảy có phần hỗn tạp của giới giải trí, nhiều giá trị đang dần bị lãng quên và xem nhẹ.
Suy cho cùng, sự thương yêu của khán giả là thước đo cho sự thành công của nghệ sĩ và tiếng nói của khán giả là lời cảnh tỉnh tốt nhất cho các nghệ sĩ xem lại mình.
Nhưng một khi đóng vai trò là “người phán xử” thì cần lắm chính khán giả chúng ta hãy xem lại mình như câu “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” vậy.
Cần phải cấm những nghệ sĩ vi phạm pháp luật, đạo đức nghiêm trọng
Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, cần thiết có những quy định pháp lý đủ mạnh, mang tính răn đe để làm trong lành môi trường nghệ thuật.
Vừa qua, đề xuất xây dựng quy trình xử lý người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật vi phạm pháp luật của Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được sự quan tâm của dư luận. Cụ thể người hoạt động nghệ thuật như ca sĩ, diễn viên... sẽ bị xem xét cấm sóng, cấm biểu diễn nếu vi phạm pháp luật.
PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đã trao đổi với chúng tôi về vấn đề này.
PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội
Theo ông, vì sao cần xây dựng quy định hạn chế biểu diễn, cấm sóng với nghệ sĩ vi phạm pháp luật?
Ban hành quy tắc xử lý nghệ sĩ vi phạm pháp luật hoặc vi phạm trên không gian mạng là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Văn nghệ sĩ có ảnh hưởng rất lớn đối với công chúng, vị trí vai trò đặc biệt trong xã hội. Vì vậy họ nên là tấm gương tốt, truyền cảm hứng cho người dân. Đó là lý do vì sao chúng ta đặt khá nhiều trách nhiệm, đạo đức lên đôi vai của nghệ sĩ. Đó là vinh dự đồng thời là trách nhiệm của họ.
Tuy nhiên trong thời gian qua, kỳ vọng của khán giả với văn nghệ sĩ không được đáp ứng. Một số nghệ sĩ để lại tiếng xấu, hình ảnh không phù hợp cả trong lời nói hay chia sẻ trên mạng xã hội. Những lệch chuẩn không phù hợp này có thể ảnh hưởng tới công chúng, môi trường văn hóa, đặc biệt trong giới trẻ.
Cần có quy định về luật pháp, chế tài nghiêm khắc để răn đe, xử lý mang tính làm gương để nghệ sĩ không có những chia sẻ hoặc có hành động lệch chuẩn được. Trước đây, đã ban hành Quy tắc ứng xử với nghệ sĩ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng (Bộ Thông tin và Truyền thông). Từ bộ quy tắc đó nghệ sĩ biết họ phải làm gì phù hợp với vai trò, nhiệm vụ của mình. Đó là lý do vì sao ý tưởng cấm diễn, cấm sóng nhận được sự quan tâm.
Nếu được ban hành, quy định này sẽ có tính răn đe hơn so với quy tắc ứng xử của nghệ sĩ thế nào?
Các bộ quy tắc ứng xử có tác động rất lớn trong việc nâng cao nhận thức của văn nghệ sĩ đồng thời cũng có tác động tốt cho dư luận xã hội trong việc đánh giá về các hành động hành vi ứng xử của văn nghệ sĩ. Nhưng từ khi ban hành bộ quy tắc ứng xử này thì với một số trường hợp chưa thể giải quyết triệt để được. Đó là lý do vì sao các bộ ngành phải nghĩ đến biện pháp mạnh hơn. Đó là cần phải có những quy định cụ thể về xử phạt để nghệ sĩ ý thức tốt hơn vai trò của mình. Làm được như thế sẽ trả lại sự trong lành cho môi trường nghệ thuật.
Để có quy định xử phạt, bộ ngành cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt nên tham khảo các nước có văn hóa gần gũi với Việt Nam, đồng thời dựa vào những quy phạm pháp luật đã có trên cơ sở tạo ra sự răn đe đủ lớn để văn nghệ sĩ ý thức nhiều hơn về vai trò của mình. Từ đó tạo hành lang pháp lý làm trong sạch lại môi trường nghệ thuật biểu diễn.
Hữu Tín bị truy tố vì tội tổ chức sử dụng chất ma túy.
Nếu cấm hoàn toàn nghệ sĩ vi phạm pháp luật như Trung Quốc áp dụng liệu có khả thi ở Việt Nam?
Kinh nghiệm của Trung Quốc có thể là bài học cho chúng ta ban hành các quy định ở Việt Nam nhưng ở Việt Nam lại có văn hóa khác biệt. Vì vậy không thể nào bê nguyên quy định của Trung Quốc áp vào việt Nam. Người Việt khá duy tình và thường suy nghĩ đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại, tạo điều kiện cho người làm sai có thể có thể quay trở lại. Ngoài việc có quy định xử phạt, răn đe, bộ ban ngành cũng nên có chính sách hỗ trợ nghệ sĩ để họ có thể sống được bằng nghề.
Theo ông, những trường hợp nào nên cấm?
Những trường hợp nghệ sĩ vi phạm pháp luật, đạo đức nghiêm trọng cần phải cấm. Ví dụ trường hợp của Minh Béo, hiện tại không bị xử phạt, không bị kết án ở Việt Nam nhưng hành vi sai phạm nghiêm trọng, không chấp nhận được.
NSƯT Lê Thiện: Nhiều người đang nhìn nghệ sĩ một cách rẻ rúng NSƯT Lê Thiện chia sẻ cùng Thanh Niên suy nghĩ của bà về đề xuất 'phong sát' với người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật (ca sĩ, diễn viên) nếu vi phạm pháp luật như: cấm sóng, cấm biểu diễn, cấm mạng xã hội. Sống bầy hầy sao giáo dục được quần chúng * Xin chào nghệ sĩ Lê Thiện ! Đại...