Khán giả nước ngoài đến tận phòng trà xem Thu Minh biểu diễn
Thu Minh nói song ngữ Anh – Việt suốt đêm diễn vì có người nước ngoài đến xem.
Tối qua (7/5), đêm nhạc riêng của Thu Minh tại phòng trà Đồng Dao đã diễn ra với sự có mặt của đông đảo khán giả và fan hâm mộ của cô.
Chồng Tây “tháp tùng” Thu Minh đi diễn
Vì nữ ca sĩ không thường xuyên biểu diễn tại phòng trà nên đây là dịp rất hiếm có cho những người yêu thích được gần gũi và nghe cô hát nhiều hơn trong không gian ấm cúng.
“Bà mẹ một con” sau thời gian chăm sóc con trai cứng cáp, lấy lại vóc dáng quyến rũ đã thực sự có màn trở lại ấn tượng từ giọng hát cho đến mọi thứ. Từ những hit lớn như “Bay”, “Đường cong”, “Taxi”, “Hot” cho đến những hit mới nhất “Đừng yêu”, “Just love” đều được Thu Minh biểu diễn với kĩ năng đẳng cấp nhất khiến khán giả không ngừng vỗ tay.
Video đang HOT
Và điều đặc biệt của đêm diễn là một nhóm các khán giả nước ngoài bất ngờ có mặt. Đây là một nhóm các y bác sĩ Pháp và đang có mặt tại Việt Nam làm công tác thiện nguyện khám, mổ chỉnh hình cho các trẻ em nghèo Việt Nam. Họ đến xem Thu Minh biểu diễn trước khi lên đường về nước vào sáng hôm sau.
“ Nữ hoàng nhạc dance” đã rất thích thú khi có những khán giả đặc biệt và cùng thích làm việc thiện nguyện như bản thân mình nên đã dùng tiếng Anh để giải thích cho các khán giả này trong suốt đêm biểu diễn. Những ca khúc đậm chất Việt Nam như “Giọt mưa thu” hay phần tri ân cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 với ca khúc “Cô đơn” đã được Thu Minh trình diễn thăng hoa hơn bao giờ hết khiến cả các khán giả nước ngoài cũng phải trầm trồ thán phục.
Vì nói tiếng Anh khá nhiều trong buổi biểu diễn, Thu Minh cũng có phần trò chuyện về khả năng tiếng Anh của mình với khán giả. Nữ ca sĩ tự nhận mình chưa bao giờ khoe mình là một người nói tiếng Anh giỏi, thậm chí là chưa bao giờ đến trường để học và cô tự nhận cho đến thời điểm hiện tại mình vẫn không phải là một người giỏi ngoại ngữ này.
Trước những ý kiến chỉ trích về việc sử dụng tiếng Anh kèm tiếng Việt của mình trên sóng các chương trình truyền hình, Thu Minh giải thích đó chỉ là thói quen do việc bắt buộc phải sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống thường ngày với chồng chứ không phải là sự thể hiện nào cả. Cô còn đùa vui rằng nhiều khi bực bội quá thì “chồng nói tiếng Anh, vợ nói tiếng Việt” mà vẫn hiểu nhau.
Nữ ca sĩ cũng khiến những người có mặt tại phòng trà cười thoải mái khi đùa vui về việc bản thân mù công nghệ và Facebook nên không biết livestream là gì, ban đầu còn nhầm lẫn đọc là “stream live”. Khi biết được đang có rất nhiều người coi mình qua livestream Facebook, Thu Minh còn hát tặng riêng cho các khán giả “ở trển”.
Thu Minh chụp ảnh cùng khán giả ngoại quốc sau đêm diễn.
Theo Ngoisao.vn
Câu chuyện về Nguyễn Ánh 9, con trai và tiếng đàn
Nhạc sĩ Nguyễn Quang chia sẻ anh và cha thường ít chia sẻ tâm tư qua câu chuyện, họ thường thông qua tiếng đàn mà thấu hiểu nhau.
Một buổi chiều cuối tháng Tư tại Hà Nội, nhạc sĩ Nguyễn Quang ngồi trên sân khấu đệm đàn cho các ca sĩ Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Phi Nhung... hát. Vị tổng đạo diễn chương trình "Vàng son một thuở " vừa tất bật lo lắng hoàn thiện mọi khâu cho đêm nhạc, vừa lướt tay trên phím đàn để nâng những giọng hát bay xa. Cái dáng gầy gò say đắm bên cây piano khiến người xem không thôi liên tưởng tới hình dáng cha anh - nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.
Quả thực, nhiều người biết tới Nguyễn Ánh 9 với sự nghiệp lẫy lừng, chứ mấy ai biết Nguyễn Quang cũng là một vị nhạc sĩ tài ba, yêu âm nhạc và cây dương cầm vô hạn. Nguyễn Quang bảo kỷ niệm ân tình hai cha con kể sao cho siết, nhưng cảm xúc sâu sắc nhất đọng lại giữa hai cha con lại liên quan đến cây đàn. Cả hai cha con đều chơi đàn, nhưng việc có cùng lúc hai cây piano trong một không gian là rất hiếm, vì vậy Nguyễn Quang ít được chơi đàn cùng cha. Trong cuộc đời, anh ba lần được song tấu cùng Nguyễn Ánh 9, hai lần trước diễn ra ở Mỹ, lần cuối là trong liveshow giữa năm 2015 tại Hà Nội.
Đêm nhạc ấy, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, tôi song tấu Tình khúc chiều mưavới ông. Hai cha con biểu diễn mà chưa từng tập dượt; chơi đàn trên sân khấu trước nhiều người mà như chơi cho chính mình. Người này chỉ nhắm mắt lại, là có thể hình dung ra người kia sẽ chơi như nào, từ đó cùng tấu. Lúc ấy cả cha và tôi đều hiểu chúng tôi đang nói chuyện với nhau bằng tiếng đàn - Nguyễn Quang hồi tưởng. Tiết mục song tấu chỉ diễn ra trong ba phút, nhưng tràng pháo tay của khán giả sau đó kéo dài tới 15 phút. Tiếng vỗ tay không dứt như níu kéo tiếng đàn, níu kéo cuộc trò chuyện của hai cha con nhạc sĩ.
Cha con nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, Nguyễn Quang trong đêm nhạc tại Hà Nội năm 2015.
Nguyễn Quang bảo anh và cha đều là những nghệ sĩ đi diễn xa nhà liên tục. Khi anh ở nhà là lúc cha đang chơi đàn ở trời Âu hay Đà Nẵng ; lúc cha ở nhà thì anh lại đang có việc ở Mỹ hay một sân khấu xa xôi nào đó. "Nếu có thời gian gần nhau, chúng tôi thường cùng ăn cơm, nói những câu chuyện vui để thư giãn, nhắc nhau giữ gìn sức khỏe. Có lẽ vì thế mà có chuyện buồn hay tâm tư, chúng tôi tránh nói để khỏi phiền lòng nhau" - Nguyễn Quang kể.
Không trò chuyện quá nhiều, không nhận xét về âm nhạc của nhau, nhưng họ lại có thể thấu hiểu nhau qua tiếng đàn. Nguyễn Quang bảo khi anh học hòa âm, anh đã lấy tất cả những sáng tác của cha để hòa âm phối khí. Cha anh nghe các bản phối đều hài lòng. Thêm nữa, Nguyễn Ánh 9 sáng tác ca khúc trong hoàn cảnh nào, tâm trạng ra sao Nguyễn Quang đều biết, nên con trai hiểu mọi nhạc phẩm của cha. "Mỗi lần sáng tác bài nào, cha đều đàn tới đàn lui ở trong nhà, vì thế mà tôi hiểu rõ từng ca khúc" - Nguyễn Quang nói. Cũng bởi thấu hiểu âm nhạc của nhau như vậy, nên qua tiếng đàn mà họ thấu được tâm tư của nhau.
Giờ đây, khi Nguyễn Ánh 9 đã đi xa nhưng Nguyễn Quang vẫn chưa nguôi ngoai được nỗi đau mất cha. Anh bảo trước đây tác giả Không thường dậy sớm và đàn vào mỗi buổi sáng. "Bây giờ, mỗi sáng thức dậy tôi rất sợ cảm giác không gian yên ắng, không có tiếng đàn của cha". Nguyễn Quang không chọn ngồi xuống tấu lên vài khúc để xua đi không gian lạnh lẽo. Anh kể bình sinh Nguyễn Ánh 9 rất thương cây đàn trong nhà, bởi vậy anh muốn cây đàn cũng chịu tang cha. "Tôi đeo tang cho cây đàn, để nó chịu tang cha. Tôi thà chịu nỗi đau trong im lặng, để cho cây đàn ấy được yên lặng tưởng nhớ tới người từng gắn bó, yêu thương nó".
Trong đêm nhạc "Vàng son một thuở" (diễn ra tối 24/4 tại Hà Nội), Nguyễn Quang thay cha đệm đàn cho các ca sĩ hát. Anh bảo chương trình được lên kế hoạch thực hiện từ lâu rồi, lúc đó nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 vẫn còn, êkip dự tính ông sẽ tham gia chương trình ở Hà Nội. Hai cha con định đàn cùng nhau ở chương trình, nhưng không kịp. "Ông ra đi như một cú sốc nặng với tôi. Giờ đây mọi tiết mục để vinh danh Nguyễn Ánh 9 đều dừng lại, thay đổi" - Nguyễn Quang nói.
Trước đây khi lên nhạc mục cho chương trình, Cô đơn là một trong những ca khúc được chọn để vinh danh Nguyễn Ánh 9. Nhưng giờ đây, ca khúc sẽ được dàn dựng như một tiết mục đưa nhạc sĩ về nơi an nghỉ. Nguyễn Ánh 9 từng viết : "Tình yêu đã chết trong tôi, nụ cười đã tắt trên môi. Chỉ còn tiếc nuối khôn nguôi ... ". Nguyễn Quang bảo, từng lời của ca khúc ấy được ca sĩ Khánh Hà thể hiện như lời tiễn biệt cha anh. "Ông gắn với cây đàn, giờ đây tiếng đàn đã tắt, chỉ còn tiếng hát ở lại. Do vậy, sau khi Cô đơn kết thúc, nhạc mục sẽ nối với bài Nghìn trùng xa cách. Đó là cách để các nghệ sĩ tiễn đưa Nguyễn Ánh 9".
Theo Zing
Vợ con khóc nức nở đưa tiễn nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 Lễ động quan của nhạc sĩ 'Buồn ơi, chào mi' diễn ra sáng sớm 18/4. Sáng sớm nay diễn ra lễ động quan của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Rất đông người có mặt để đưa tiễn ông. Sau buổi lễ tại gia, nhạc sĩ sẽ được đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, TP HCM. Khoảng 7h sáng, gia đình đã...