Khán giả, kỵ sĩ bị thương tại hội đua ngựa
Bốn người, trong đó có 2 kỵ sĩ, bị ngựa giẫm bị thương tại Hội đua ngựa truyền thống huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Sáng 8/2, gần 10.000 người đã kéo về gò Thì Thùng thuộc xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên để xem Hội đua ngựa truyền thống do huyện này tổ chức. Theo ban tổ chức, đây là năm có số người xem đông nhất từ trước đến nay.
Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn người kéo nhau đến xem Hội đua ngựa
Có 32 ngựa đua được tuyển chọn từ những ngựa thồ ở 2 huyện Tuy An và Đông Hòa tham gia. Rút kinh nghiệm từ các năm trước, một vài ngựa đực không chịu đua, chỉ chạy sau xem “chị em” trổ tài, năm nay các địa phương đều chọn ngựa cái để dự hội. Dù nhiều năm lên trường đua, nhưng một số ngựa cái mỗi khi nghe ngựa bên ngoài hí vang là vượt qua “hàng rào” người thoát ra ngoài.
Những “cô” ngựa thồ nhỏ thó trên trường đua
Nhiều kỵ sĩ không quen phi nước đại bị té, có 4 người bị thương do bị ngựa giẫm. Trong đó, kỵ sĩ Vũ Hồng Hưng (37 tuổi, ngụ xã An Xuân, huyện Tuy An) bị ngựa giẫm trúng bụng và ông Nguyễn Hữu Chi (63 tuổi, ngụ xã An Hiệp, huyện Tuy An) bị ngựa giẫm gãy tay. Hai người xem khác là bà Nguyễn Thị Mỹ Ái (33 tuổi, ngụ xã An Hiệp) bị ngựa giẫm phải đầu và một cháu bé 10 tuổi (chưa rõ họ tên) cũng bị ngựa làm bị thương. Cả 4 người đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tuy An.
Kỵ sĩ té lăn trên trường đua.
Kỵ sĩ Vũ Hồng Hưng đau đớn vì bị ngựa giẫm phải bụng
Video đang HOT
Kỵ sĩ Nguyễn Hữu Chi bị gãy tay do ngã ngựa
Kết thúc hội đua, ban tổ chức trao giải nhất cho kỵ sĩ Lê Văn Thu (SN 1988, ngụ xã An Hiệp) cùng “cô” ngựa tía số 4. Thu cũng là kỵ sĩ giành giải nhất tại hội đua ngựa Tuy An năm Quý Tỵ. Giải nhì được trao cho kỵ sĩ Nguyễn Văn Sáu (huyện Đông Hòa). Hai giải 3 được trao cho Lê Kim Tình và Lê Thành Trung (xã An Xuân, huyện Tuy An).
Theo H.Ánh (Người Lao Động)
Độc đáo: Ngựa "đưa đón" học sinh đến trường
Hằng ngày, cứ đúng giờ đi học, nghe tiếng vó ngựa, tiếng móng ngựa gõ lốc cốc trên đường, các em học sinh lại ra cổng nhà bắt xe ngựa đến trường.
Đối với nhiều em nhỏ ở thành phố hay các nơi khác, đi học bằng xe có ngựa kéo là chuyện lạ. Nhưng đối với các em học sinh tiểu học thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương thì điều này đã quá quen thuộc.
Chủ nhân của chiếc xe ngựa độc đáo này là ông Nguyễn Văn Lực (khu Tỉnh Nam, thị trấn Tứ Kỳ). Ông Lực đã có gần 10 năm làm nghề chạy xe ngựa đưa đón học sinh. Hằng ngày, vợ chồng ông dậy từ 5 giờ sáng để cho ngựa ăn và giúp đưa đón con em của gần 90 gia đình đi học ở trường Tiểu học thị trấn Tứ Kỳ.
Do nhiều gia đình không có thời gian đưa, đón con đến trường nên chiếc xe ngựa kéo của ông Lực rất được người dân ủng hộ. Sau một thời gian, nhờ sự thuận tiện và an toàn của loại xe này nên ông Lục càng đắt hàng
Đối với người dân nơi đây, việc các em được đưa đón đến trường bằng xe ngựa đã quá quen thuộc
Hiện, nhà ông Nguyễn Văn Lực có 2 xe. Mỗi ngày 4 lượt, ông đưa đón học sinh tuyến đường vào chợ Yên còn vợ ông đảm nhiệm tuyến đi cầu Vạn dài khoảng 2 km.
Chiếc xe ngựa 4 bánh này dài 4 mét, có 3 hàng ghế, bạt nylon che mưa. Mỗi xe chở được khoảng 40 học sinh, các em ngồi đối diện trên 2 ghế dọc thành xe dài khoảng 3 mét, cặp sách để ở giá phía trên. Được biết, chi phí là 150.000 đồng/tháng/em, đưa đón tận nhà
Ông Lực cho biết: "Các cháu được gia đình tôi đưa đi, đón về an toàn, không để sót cháu nào. Cũng chưa có sự cố nào, trừ vài lần thủng săm vì đinh. Nhưng trên xe tôi cũng đã để sẵn săm lốp để thay bất cứ khi nào cần".
Đi học bằng xe ngựa từ năm lớp 1, em Lê Thị Thảo (học sinh lớp 2A) cho biết: "Đi học bằng xe ngựa thích hơn đi xe máy, xe đạp".
Vì việc đưa đón các em học sinh phải đảm bảo an toàn nên giữa chủ xe và phụ huynh đã có cam kết, hợp đồng, giá cả và các nghĩa vụ khác
Ông Nguyễn Văn Trong, Hiệu trưởng trường Tiểu học Tứ Kỳ cho biết: "Do phụ huynh cho nhu cầu đưa đón con, trong khi địa phương còn nghèo, không có điều kiện xây nhà bán trú cho học sinh nên đành chấp nhận. Nhà trường không khuyến khích các em đến trường bằng xe ngựa. Thay vì cấm đoán, các cơ quan chức năng nên có sự giám sát, quản lý tốt".
Hình ảnh các em học sinh tiểu học ở Tứ Kỳ, Hải Dương đến trường bằng xe ngựa:
Sau giờ tan học vào buổi chiều, các em học sinh tiểu học thị trấn Tứ Kỳ, Hải Dương được đón về nhà bằng xe ngựa
Ông Lực, chủ xe ngựa kéo tận tình dắt các em nhỏ sang đường để lên xe
Xe chở được trên 40 người, có cả giá để cặp sách
Trước cổng trường luôn có 3 xe ngựa, 2 xe của vợ chồng ông Lực còn một chiếc xe của người hàng xóm gần nhà ông Lực
Em Lê Thị Thảo (học sinh lớp 2) cho biết, đi học bằng xe ngựa thích hơn đi xe máy, xe đạp
Việc di chuyển đúng tốc độ, dừng xe luôn được ông Lực chú ý. Con ngựa của ông được huấn kỹ trước khi chở các em học sinh.
Xe ngựa của nhà hàng xóm ông Lực có cả phụ xe. Mỗi lần dừng xe, phụ xe phải bế các bé xuống cho an toàn.
Nhiều em đã quen với việc xuống xe
Các em ngồi trên xe được trò chuyện cùng nhau, ngắm cảnh hai bên đường
Nét hồn nhiên của các em nhỏ khi nhận ra người thân của mình từ trên xe
Xe mỗi lúc một vơi
Các em nhỏ nhà ở sâu trong ngõ của làng cũng được đưa về tận nơi
Trên xe có gắn cả gương, còi
Trẻ vui vẻ về nhà sau một ngày đi học
Hai chú ngựa nhà ông Ngọc luôn được chăm sóc chu đáo sau mỗi chuyến chở học sinh đi học
Theo Khampha
Bé sơ sinh bị bỏ rơi tại cổng chùa ngày đầu năm Bé gái cân nặng khoảng 3 kg, gương mặt tròn, mũi cao, tóc đen, nước da trắng hồng. Dù bị bỏ rơi lúc trời lạnh trước cổng chùa nhưng bé vẫn ngủ rất ngoan. Khoảng 4 giờ sáng nay, 7/2, trong lúc đang tụng kinh tại chùa Bửu Trì (phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), sư cô Quảng Hiền nghe...