Khán giả Hàn Quốc chăm đi xem phim thứ nhì thế giới!
Theo thống kê mới nhất, chỉ số ra rạp xem phim của khán giả Hàn Quốc đứng thứ 2 thế giới chỉ xếp sau Mỹ.
2013 được coi là 1 năm thiết lập hàng loạt kỷ lục mới tại các phòng vé xứ kim chi. Theo báo cáo mới nhất của Hội đồng điện ảnh Hàn Quốc, tính đến hết ngày 29/12, tổng số khán giả ra rạp xem phim của nước này đã cán mốc 210 triệu lượt, bỏ xa thành tích năm ngoái là 195 triệu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, trung bình 1 người dân Hàn ra rạp xem phim 4,1 lần trong năm 2013. Chỉ số này bỏ xa những nước phát triển hàng đầu thế giới như Anh (2,7), Australia (3,8) và chỉ xếp sau Mỹ – nơi đóng quân của kinh đô điện ảnh Hollywood, với 4,3 lượt/ người/năm.
Tầm quan trọng của sự tăng trưởng này đã được phản ánh thông qua số lượng sao Hollywood đến châu Á quảng bá cho bộ phim của họ, thường chọn Seoul làm nơi dừng chân, cùng với Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong chuyến đi giới thiệu Fast & Furious 6, Vin Diesel từng thốt lên rằng: “Hàn Quốc là một thị trường điện ảnh rất quan trọng trên thế giới” còn Matt Damon nhận xét: “Ai ở Mỹ cũng biết Hàn Quốc là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng phát triển”.
Thu về 634 tỷ won (~12.675,5 tỷ đồng), Hollywood đã có 1 năm làm ăn “khấm khá” thứ 2 tại Hàn Quốc (chỉ sau Avatar với 649 tỷ won ~ 13.022,4 tỷ đồng trong năm 2010). Tuy nhiên, thành tích đó hoàn toàn không so bì được với sự thắng lợi của các bộ phim nội địa với doanh thu 894,5 tỷ won (~17.939,5 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 59% trên bảng xếp hạng phòng vé xứ củ sâm trong năm 2013. Thậm chí, trong Top 10 phim ăn khách nhất năm tại Hàn, chỉ có 2 đại diện đến từ Mỹ là Iron Man 3 và World War Z.
Danh sách 10 phim điện ảnh hút khán giả Hàn nhất năm 2013:
1. Miracle in Cell No.7 – 12,8 triệu lượt
Video đang HOT
2. Snowpiercer – 9,3 triệu lượt
3. The Face Reader – 9,1 triệu lượt
4. Iron Man 3 – 9,0 triệu lượt
5. The Berlin File – 7,2 triệu lượt
6. Secretly and Greatly – 7,0 triệu lượt
7. Hide and Seek – 5,6 triệu lượt
8. The Terror Live – 5,6 triệu lượt
9. Cold Eyes – 5,5 triệu lượt
10. World War Z – 5,2 triệu lượt
7 phim ít tiền của châu Á đè bẹp 'bom tấn' Hollywood
Dù không có kinh phí đầu tư cao và dàn diễn viên siêu sao thế giới nhưng các bộ phim trong nước này vẫn giành chiến thắng trong cuộc đua đến danh hiệu quán quân phòng vé.
Các bộ phim bom tấn Hollywood luôn được đánh giá cao và gặt hái được doanh thu phòng vé với một con số khổng lồ, không chỉ ở thị trường Bắc Mỹ. Nhưng khi công chiếu ở một số quốc gia, nó đã gặp thất bại trước những bộ phim nội địa được đánh giá thấp hơn. Tuy không sở hữu một dàn diễn viên đình đám và kinh phí đầu tư cao, nhưng những bộ phim nội địa này vẫn có sức hấp dẫn rất lớn với các khán giả trong nước và "vượt mặt" những siêu phẩm Hollywood để giành vị trí số 1 trên bảng xếp hạng doanh thu phòng vé tại nước đó.
Chúng ta hãy cùng điểm qua những bộ phim nội địa đã gặt hái được thành công vang dội tại quê nhà trong năm nay:
Chennai Express (Ấn Độ)
Bộ phim hành động hài lãng mạn với sự tham gia của siêu sao Bollywood Shah Rukh Khan có kinh đầu tư 17 triệu đô la đã "nghiền nát" tất cả các đối thủ của mình khi thu về 18 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 1 tuần công chiếu. Thậm chí Man of steel, dù rất được yêu thích ở Mỹ, chỉ thu về khoảng 4 triệu đô la trong suốt 5 tuần công chiếu ở Ấn Độ.
Cold Eyes (Hàn Quốc)
Bộ phim hành động trinh thám với sự tham gia của các ngôi sao hàng đầu là Jung Woo Sung, Han Hyo Joo và Lee Jun Ho đã vượt mốc 5 triệu lượt khán giả sau 4 tuần công chiếu và "vượt mặt" các bom tấn Hollywood được chiếu cùng thời điểm là World War Z và The Lone Ranger. Thậm chí Red The Legend (hay còn gọi là Red 2), một bộ phim rất được mong đợi với khán giả Hàn khi có sự tham gia của nam tài tử Lee Byung Hun chỉ thu hút được 965,000 khán giả trong tuần đầu tiên ra mắt.
Foosball (Argentina)
Trong một thị trường bị chi phối bởi cãng hãng phim Mỹ, Foosball đã trở thành bộ phim hoạt hình đầu tiên trong lịch sử các nước Mỹ La Tinh có thể giành chiến thắng trước các bom tấn Hollywood. Bộ phim hoạt hình 3D của đạo diễn Juan Jose Campanella này đã trở thành một Hit tại Buenos Aires khi đánh bại Turbo của hãng DreamWorks. Nó đã lập nên một kỷ lục khi có đến 104,000 vé được bán ra trong khi Turbo chỉ là 46,000 vé. Tổng doanh thu của nó tính riêng tại thị trường trong nước là 11 triệu đô la.
Legend no. 17 (Nga)
Câu chuyện về ngôi sao khúc côn cầu Xô Viết Valery Kharmalov của đạo diễn Nikolay Lebedev đã trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử của nước Nga khi thu về gần 30 triệu đô la trên cả nước từ khi phát hành vào tháng 4. Chỉ có 3 bộ phim Hollywood làm được tốt hơn nó khi công chiếu ở Nga trong năm nay là Iron Man 3 (44 triệu đô la), Fast & Furious (34 triệu đô la) và Life of Pi (30 triệu đô la). Nhưng vấn đề là Legend no. 17 vẫn đang tiếp tục được trình chiếu, vì thế khả năng vượt qua doanh thu của các bộ phim bom tấn kia là điều có thể xảy ra.
Nosotros Los Nobles (Mexico)
Được đạo diễn và viết kịch bản bởi nhà làm phim mới chỉ là sinh viên năm thứ nhất đại học Gary Gaz Alazraki, bộ phim hài này đã phá vỡ kỷ lục phòng vé tại Mexico khi thu về 26 triệu đô la sau 15 tuần công chiếu (gần gấp đôi của bộ phim giữ kỷ lục trước đó là The Crime of father Amaro). 3 tuần sau khi phát hành, nó đã "bứt phá" trước các bộ phim được đánh giá cao hơn của Hollywood là The Croods và G.I.Joe: Retaliation.
The wind rises (Nhật Bản)
The wind rises của đạo diễn Hayao Miyazaki là bộ phim kể về cuộc đời của Jiro Horikoshi, người kỹ sư đã chế tạo nên chiếc máy bay chiến đấu Zero được dùng trong chiến tranh Thế giới thứ II. Nó đã thu về 9,6 triệu đô la chỉ sau 2 ngày và "đánh bay" Monsters University ra khỏi ngôi đầu của bảng xếp hạng phòng vé sau khi bộ phim hoạt hình của hãng Disney này đạt kỷ lục doanh thu lớn nhất của năm. Sau 23 ngày ra rạp, The wind rises đã mang về đến 58 triệu đô la và chưa có dấu hiệu của việc sẽ dừng lại.
Tiny Times (Trung Quốc)
Thu về 79 triệu đô la kể từ khi công chiếu vào ngày 27/6, bộ phim điện ảnh của đạo diễn Quách Kính Minh đã trở thành bất ngờ lớn nhất tại Trung Quốc vào mùa hè năm nay và đánh bại đối thủ được đánh giá rất cao là Man of steel. Nó cũng là một trong các bộ phim trong nước gây tranh cãi hơn bao giờ hết. Chỉ vài ngày sau khi đạo diễn Quách Kính Minh công bố phần tiếp theo của nó sẽ được công chiếu vào 7/8, đã rất nhiều ý kiến cho rằng bộ phim này thành công là do hiệu ứng thần tượng và phô diễn các món hàng xa hoa, hơn là một tác phẩm điện ảnh thực thụ.
Theo VietNamNet
Truyện tranh online vào phim kinh dị Hàn Bộ phim "Killer Toon" nhận được sự chú ý đặc biệt bởi nội dung xoay quanh câu chuyện về truyện tranh online - một sở thích đặc thù trong thời công nghệ của giới trẻ. Trong năm 2013, điện ảnh Hàn Quốc đã được chứng kiến sự bùng nổ của làn sóng làm các bộ phim có kịch bản dựa trên những truyện...