Khán giả 1995 2006: Những con người nghe nhạc… chẳng giống bất kỳ thế hệ nào trước đó!
Gen Z, những khán giả sinh từ 1995, có gu thưởng thức âm nhạc độc đáo và hoàn toàn không giống như những thế hệ trước. Đó là những đặc điểm nào?
Phá bỏ ranh giới âm nhạc
Trên thực tế, các nghệ sĩ trước nay cũng thường nhảy liên tục giữa các thể loại khác nhau. nhưng âm thanh của họ vẫn là các dòng chính. Chúng vẫn thuộc thể loại truyền thống, ngay cả khi chúng đang chuyển từ âm thanh này sang âm thanh khác. Chẳng hạn, Taylor Swift, chuyển từ nhạc đồng quê sang pop, là một bước nhảy giữa hai âm thanh được xác định rõ ràng.
Nhưng giờ đây, các nghệ sĩ và khán giả Gen Z đã loại bỏ điều đó.
Một công ty truyền thông của các cô gái Gen Z thực hiện, gần 97% phụ nữ Gen Z nghe nhạc ít nhất năm thể loại âm nhạc một cách thường xuyên. Chứng tỏ, khán giả Gen Z không trung thành về thể loại âm nhạc như các thế hệ trước đó.
Đỉnh điểm, “ Old Town Road” chính là một thí nghiệm thành công giữa trap, rap và đồng quê. Lil Nas X cũng thuộc Gen Z, và anh đã tận dụng điều này.
Gen Z nghe nhạc theo tâm trạng
Không những thị trường âm nhạc thế giới, ngay cả các trang nhạc Việt Nam, Gen Z có xu hướng nghe nhạc theo tâm trạng chứ không còn phân theo nghệ sĩ hoặc dòng nhạc. Các kênh âm nhạc như Spotify cũng bắt đầu phân danh sách âm nhạc theo cảm xúc như: Những bản nhạc buồn, nhạc nghe trời mưa, nhạc dành cho người ế, nhạc thèm tình yêu,…
Danh sách này không phân theo thể loại pop, đồng quê, hip-hop,… nó tạo ra để phục vụ tâm trạng của người nghe.
Muốn hấp dẫn Gen Z, hãy có một… trang cá nhân thu hút
Gen Z sinh trưởng trong thế hệ công nghệ thông tin, vì thế họ phát triển trên nền tảng mạng xã hội. Vì thế, họ coi trọng những gì nghệ sĩ tạo dựng trên mạng xã hội. Với Gen Z, âm nhạc hay là chưa đủ, họ cần một nghệ sĩ thú vị, và một bài hát có ẩn ý nhiều hơn.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2017 với Harper’s Bazaar, Billie Eilish thừa nhận mạng xã hội là thứ giúp cô thành công. Mặc khác, nghệ sĩ muốn thành công, họ có thể tạo dựng “những nhân vật mạng xã hội”: Nghệ sĩ xây dựng phong cách thời trang, con người, câu chuyện,…
Vì thế, muốn hấp dẫn Gen Z, âm nhạc là chưa đủ. Hình tượng là một phần thu hút thế hệ này.
Gen Z không quan tâm rào cản ngôn ngữ
Khi phương tiện truyền thông xã hội đã cho phép tăng cường tiếp xúc với âm nhạc mới một cách đa dạng, các bài hát không phải tiếng Anh đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Các nghệ sĩ nói tiếng Tây Ban Nha như Rosalía và Bad Bunny đã xuất hiện trong các lễ hội lớn. Các nhóm nhạc K-Pop như Black Pink và BTS đã thu hút được sự theo dõi quốc tế. Người nghe Gen Z có danh âm nhạc lan rộng toàn cầu và đang tiêu hóa âm thanh từ nhiều quốc gia khác nhau.
Gen Z không bị ngành âm nhạc dẫn dắt, ngược lại họ buộc ngành âm nhạc theo mình
Đây là quyền lực của thế hệ Z so với Gen X,Y. Họ không còn phụ thuộc vào đài phát thanh, sự thao túng của ngành công nghiệp âm nhạc. Thay vào đó, các hãng đĩa bắt đầu phải theo dõi, tìm hiểu những nghệ sĩ trên các kênh nhạc, cũng như dõi theo xu hướng của khán giả thời nay.
Kết: Giai đoạn chuyển giao đang đến
Sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng nhạc latin, sự trỗi dậy của Kpop như BTS, Black Pink, những ngôi sao mạng xã hội như Billie Eilish, sự thống trị của dòng nhạc pha trộn âm nhạc của “Old Town Road” thể hiện rõ sự chuyển giao âm nhạc từ Gen Y (1981-1994) sang Gen Z. Trong thời gian tới, bước chuyển giao sẽ mạnh mẽ hơn, và âm nhạc thế giới sẽ tiếp tục khó lường hơn nữa.
Theo Tin Nhạc
EDM Việt rơi vào lối hẹp
Cũ kỹ, tẻ nhạt và cả những scandal đạo nhái khiến EDM DM (nhạc sôi động được tạo ra từ các thiết bị điện tử) đang dần nhạt màu trong danh sách yêu thích của khán giả yêu nhạc.
Soobin Hoàng Sơn với "Đã đến lúc" dù được đánh giá cao về chuyên môn nhưng lại không thu hút khán giả
Nhiều sản phẩm EDM mới ra mắt với chất lượng được đánh giá cao nhưng không tạo nên những hiệu ứng tích cực. Bảng xếp hạng Top trending YouTube Việt Nam là những ca khúc buồn với những câu chuyện drama nhiều cảm xúc. Ngày tàn của EDM đã điểm dù trước đó không lâu, EDM từng là phao "cứu sinh" của showbiz Việt.
Hay vẫn "gãy"
Người trong giới nhận định "Đã đến lúc" thuộc thể loại future bass thịnh hành trên thế giới của Soobin Hoàng Sơn mới ra mắt cách đây ít hôm là một sản phẩm âm nhạc chuẩn mực về chất lượng. Nhưng về mặt hiệu ứng khán giả, đây là một sản phẩm không thành công.
Ca khúc "Đã đến lúc" là sự kết hợp của Soobin Hoàng Sơn với SlimV, một "phù thủy âm thanh" khá mát tay của V-pop. Sau 3 ngày ra mắt, MV "Đã đến lúc" của Soobin Hoàng Sơn mới đạt hơn 1,5 triệu lượt xem. Con số quá ít ỏi so với lượt người xem trung bình của một sản phẩm âm nhạc mới ra mắt hiện nay.
Trước Soobin Hoàng Sơn, Erik cũng "quay lưng" với thể loại ballad đã làm nên tên tuổi của anh để cho ra mắt ca khúc "Đừng có mơ". Dù cũng gây nên hiệu ứng ồn ào với những tranh luận trái chiều vì viết tắt tên bài hát một cách nhạy cảm nhưng "Đừng có mơ" cũng chỉ đạt được 1,7 triệu lượt xem trên YouTube sau 4 tháng, con số quá khiêm tốn so với những bản hit trước đây của Erik như "Chạm đáy nỗi đau" hay "Mình chia tay đi".
Dance/ EDM vẫn là xu hướng được yêu thích trên thế giới nhưng ở VN bắt đầu thất bại
Hồ Ngọc Hà, Thu Minh, Tóc Tiên,.. những đại diện xuất sắc của dòng EDM với những thành công khó vượt bỗng chốc cùng trở về với pop ballad. Điều đặc là so với trước đây, hiệu ứng của sự chuyển hướng này ít nhiều tạo nên những thú vị nhất định.
Gần đây nhất, Tóc Tiên cho ra mắt ca khúc "Không ai hơn em đâu anh", một ca khúc sôi động khác hẳn với sản phẩm trước đó là "Có ai thương em hơn anh". Tuy nhiên, xét về cả lượt xem lẫn độ phổ biến, có thể thấy rằng những sản phẩm ballad của Tóc Tiên ("Em không là duy nhất", "Có ai thương em hơn anh") vẫn được khán giả đón nhận nhiệt tình hơn những ca khúc nhạc dance ồn ào của cô.
Trong khi đó, Hồ Ngọc Hà thời gian này gần như gạt bỏ hẳn EDM ra khỏi con đường âm nhạc của mình. Gắn liền với Hồ Ngọc Hà là những bản ballad da diết và được khán giả đón nhận nồng nhiệt.
Những giọng ca mainstream trong làng nhạc Việt chọn dance/EDM làm nghiệp hay những người có một cuộc "cưỡi ngựa xem hoa" chóng vánh để phù hợp với thị hiếu thị trường, bỗng chốc cùng bỏ EDM để chạy theo ballad.
Bởi lẽ, sự thật dù sản phẩm EDM ra mắt khá nhiều nhưng ca khúc có thể gặt hái thành công không nhiều. Cùng với sự lên ngôi của những sản phẩm thuộc về lớp nghệ sĩ underground, các ca khúc dance/EDM dù được chăm chút nhiều nhưng càng ngày càng thất thế khi rap, hiphop và những ca khúc ballad đi kèm MV drama vẫn đang là trào lưu mà không ai có thể bỏ qua.
Vì EDM rất sôi động hay hết mùa ăn chơi
Hết mùa ăn chơi?
Thật ra, EDM sẽ chẳng bao giờ mất đi nhưng nó bị chi phối sở thích, thị hiếu khán giả yêu nhạc. EDM đạt cực thịnh khi chương trình "The Remix" được yêu thích từ năm 2015. Những Slim V đầy mê hoặc với phong cách EDM kết hợp chất giao hưởng, hàn lâm trong khi Hoàng Touliver khá thú vị trong việc pha trộn nhiều phong cách khác nhau để tạo nên những thanh âm không thể nhầm lẫn.
Khán giả cũng bị chinh phục bởi Tripple D đầy sáng tạo và tìm tòi trong những bản hòa âm của mình trong khi Dương Khắc Linh khá mẫu mực trong công thức ngắn gọn nhưng đủ ấn tượng và thu hút của nhạc quảng cáo hay một Đỗ Hiếu vừa bạo dạn thể nghiệm, vừa rất xu hướng,...
Hàng loạt sản phẩm EDM ra đời và thu hút khán giả bởi những thử nghiệm mới mẻ. Thế nhưng, mọi sự thể nghiệm cũng bắt đầu rơi vào sự rập khuôn, cũ kĩ.
Hơn nữa, EDM vốn là dòng nhạc bị hạn chế trong những liên hoan âm nhạc dành cho giới trẻ. Sự ồn ào của EDM đôi khi trở thành phiền phức với một lượng lớn khán giả tôn sùng nhạc tình ca, hay nhạc xưa bất hủ.
Chưa kể, hàng loạt những bê bối đạo nhạc đã khiến cho khán giả ít nhiều mất niềm tin vào những sản phẩm EDM này.
Cái chính là EDM Việt bắt đầu cũ kỹ và nhàm chán
Thiếu đất dụng, EDM ngày càng thu hẹp dần và khá ít ca sĩ đủ khả năng chi trả cho một sản phẩm EDM với thù lao của nhà sản xuất ngày càng cao. Như Slim V, chi phí hòa âm lên đến 40-50 triệu đồng, so với mức phí hòa âm trung bình là 4-5 triệu đồng.
Một nghịch lý là trên thế giới, EDM vẫn chiếm lĩnh thị trường. Gu khán giả là một phần nhưng nguyên nhân chính là sự rập khuôn, lối mòn hoặc quá mới mẻ đến mức khán giả không thể chấp nhận được.
Quan niệm dance/ EDM là phải ồn ào, đủ để trưng trổ tuyệt đối kỹ năng của nhà sản xuất là lý do chính khiến cho EDM Việt rơi vào bế tắc. Khán giả không tìm được cảm xúc của bản thân trong những sản phẩm này, điều đó dẫn đến EDM bị khán giả lãng quên.
Nhiều ca sĩ thậm chí thừa nhận "không thể tìm được một nhà sản xuất mới để làm sản phẩm EDM mới vì những người cũ dù tài năng cũng đã bắt đầu lặp lại chính họ và điều đó không đủ chinh phục công chúng".
Khi không còn nhiều sản phẩm mới, EDM mặc nhiên bị lép vế trên thị trường âm nhạc là điều hiển nhiên.
Theo NLĐ
Hơn 100.000 khán giả tại Coachella 2019 được phen nháo nhào vì... Lady Gaga 'xuất hiện' Quả thực, chỉ có Lady Gaga và fan của cô nàng mới "dám" chơi lớn đến vậy tại Coachella 2019! Mới đây, hơn 100.000 khán giả có mặt tại Đại nhạc hội Coachella 2019 nhận được một phen "nháo nhào" trước thông tin về sự xuất hiện đầy bất ngờ của Lady Gaga tại nhạc hội. Thực hư chuyện này như thế nào?...