Khẩn cấp ứng phó với khả năng xuất hiện bão trên biển Đông
Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai vừa yêu cầu các tỉnh miền Bắc, miền Trung (từ Quảng Ngãi trở ra), khẩn cấp ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có khả năng mạnh lên thành bão trên biển Đông.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều nay (1/7), vùng áp thấp trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành ATNĐ.
Hồi 15h, ATNĐ cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 280km về phía Đông Bắc, sức gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc, vận tốc khoảng 5-10km/h và có khả năng mạnh thêm.
Đến 15h ngày 2/7, ATNĐ cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 80km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 13km và tiếp tục có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 15h ngày 3/7, bão nằm trên vực phía Bắc vịnh Bắc Bộ, sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 11.
Dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão
Video đang HOT
Theo cơ quan khí tượng, việc hình thành, phát triển ngay trên biển Đông trong thời gian ngắn và kết hợp các yếu tố nhiệt độ bề mặt nước biển cao, tương tác với các hệ thống thời tiết ở lục địa nên diễn biến của ATNĐ có khả năng mạnh thành bão rất phức tạp. ATNĐ/bão khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta, ảnh hưởng trực tiếp đến Bắc bộ, Bắc Trung bộ trong khoảng ngày 3-4/7.
Đang lưu ý, sau một thời gian dài nắng nóng gay gắt, cháy rừng xảy ra ở khu vực miền Trung, bề mặt thảm phủ bị suy giảm. Do vậy, khi mưa lớn trên diện rộng gây nguy cơ cao về lũ quét, lũ do nghẽn dòng, lũ bùn và sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.
Sau nắng nóng gay gắt gây cháy rừng, các tỉnh Bắc Trung bộ lại gồng mình lo lũ quét, sạt lở do mưa
Rút kinh nghiệm bão số 1 năm 2016 gây thiệt hại nặng cho hệ thống lưới điện và sản xuất nông nghiệp khu vực đồng bằng Bắc bộ, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương khẩn cấp có giải pháp ứng phó với ATNĐ khả năng mạnh thành bão.
Các địa phương ven biển, thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo cho tàu thuyền biết diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh. Tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ tàu thuyền ra khơi, kể cả tàu vận tải, tàu du lịch, các lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra. Kiểm tra hướng dẫn việc neo đậu tàu tại bến, nhất là khu vực neo đậu quanh các đảo. Tùy theo diễn biến ATNĐ, các địa phương chủ động cấm biển.
Do khả năng mưa lớn, các khu vực cần lưu ý nguy cơ ngập lụt ở vùng trũng thấp ven biển, sông, suối và đặc biệt lũ quét, sạt lở đất các tỉnh miền núi.
Tổ chức tính toán hồ chứa, vận hành xả lũ đảm bảo an toàn hồ đập, công trình, hạ du và chủ động phương án ứng phó phù hợp.
Các địa phương rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, hạ du hồ chứa, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương sơ tán người dân tại các vùng thấp trũng ven sông, ven biển, vùng có có nguy cơ sạt lở, lũ quét.
Theo TPO
Đầu tháng 7, nắng nóng có khả năng chấm dứt tại Bắc Bộ và Trung Bộ
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết: Từ ngày 29/6 - 5/7, nắng nóng gay gắt giảm dần, đến đầu tháng 7 sẽ chấm dứt.
Khu vực miền Trung tiếp tục nắng nóng đến hết tháng 6, tháng 7 nắng nóng giảm dần. Tây Nguyên và Nam Bộ từ ngày 29/6 - 4/7 có mưa rải rác nhiều nơi.
Trên biển, khả năng hình thành một vùng áp thấp sau đó có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Do ban ngày nắng nóng, nông dân huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) phải tranh thủ cấy lúc 3h sáng trước khi mặt trời lên cao. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Dự báo tình hình thời tiết các khu vực từ ngày 29/6 - 4/7:
Khu vực Bắc Bộ, ngày 29/6 tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36 - 39 độ C. Từ ngày 30/6, nắng nóng gay gắt giảm dần, đầu tháng 7 sẽ chấm dứt. Từ chiều tối và đêm 29/6 - 1/7, Bắc Bộ có mưa dông, vùng núi có nơi mưa to kèm dông mạnh. Từ ngày 2 - 5/7, mưa diện rộng, ngày 3 - 4/7 có khả năng mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Các sông suối ở vùng núi phía Bắc có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2m - 4m; nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi tại một số tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Thủ đô Hà Nội ngày 29/6 tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt, nhiệt độ 37 - 38 độ C, sau nhiệt giảm dần. Từ ngày 2 - 5/7, Hà Nội có lúc có mưa, trời mát, riêng ngày 3 - 4/7 có khả năng mưa vừa, mưa to.
Miền Trung đợt nắng nóng gay gắt diện rộng kéo dài suốt từ ngày 3/6 tiếp tục gay gắt với mức nhiệt cao 37 - 40 độ C, có nơi trên 40 độ C đến hết tháng 6; đầu tháng 7, nắng nóng giảm dần và có khả năng kết thúc.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ ngày 29/6 - 5/7 có mưa rải rác đến nhiều nơi, miền Tây Nam Bộ đề phòng lốc xoáy, miền Đông và Thành phố Hồ Chí Minh đề phòng mưa to gây ngập úng.
Trên biển, khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, cụ thể, từ ngày 2 - 3/7, trên khu vực Bắc biển Đông có khả năng hình thành một vùng áp thấp sau đó có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Vùng áp thấp/áp thấp nhiệt đới tiếp tục có khả năng mạnh thêm và diễn biến rất phức tạp cần theo dõi chặt chẽ và và cập nhật các thông tin về vùng áp thấp/áp thấp nhiệt đới.
Theo HL (TTXVN)
Dân căng lều đếm xe qua BOT Ninh Lộc: Tại sao chủ đầu tư không công khai số liệu thu phí? Chủ đầu tư dự án BOT Ninh Lộc là Công ty cổ phần Đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hoà, doanh nghiệp dự án thuộc Tập đoàn Đèo Cả - cái tên không xa lạ, đang nắm giữ hàng loạt dự án BOT tại khu vực miền Trung. Số liệu kiểm đếm xe qua trạm của người dân đã bị lấy trộm ẢNH...