Khẩn cấp cứu “khát” cho hàng ngàn hộ dân do hạn mặn kỷ lục
Nhiều tỉnh, thành ĐBSCL đã có kế hoạch khẩn cấp cung nước sinh hoạt cho rất nhiều hộ dân vùng nông thôn “khát” nước sinh hoạt trong đợt hạn mặn kỷ lục năm nay.
Theo tính toán của tỉnh UBND Tiền Giang, hạn mặn trong thời gian tới sẽ rất phức tạp và đang có khả năng uy hiếp nguồn nước ngọt phục vụ cho hơn 800.000 hộ dân trong tỉnh.
Tại con rạch trước nhà chị Nguyễn Thị Ba nước đã cạn sát đáy, không thể lấy để thay nước sinh hoạt.
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn vừa cho biết, hiện nay, mặn trên sông Tiền vượt qua khu vực lấy nước của Công ty TNHH MTV cấp nước Tiền Giang và Công ty CP BOT nước Đồng Tâm. Do chất lượng nước cấp phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn cho phép nên áp lực nước cung cấp cho những ngày gần đây đã yếu so với bình thường.
Thực tế, một số khu vực nông thôn thuộc huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) đã bị cắt nước sinh hoạt trong mấy ngày qua.
Tại ấp Thạnh Lợi (xã Bình Tân, Gò Công Tây), chị Nguyễn Thị Ba cho biết, cả tuần nay gia đình chị đã không nhận được nước sinh hoạt từ trạm cấp nước.
Theo chị Ba, nhân viên trạm cấp nước thông báo, do tầng nước ngọt bị hụt, nên nhà máy không thể bơm đủ nước để cấp cho những hộ dân trong khu vực nội đồng.
Triển khai đắp đập trên kênh Nguyễn Tấn Thành (Tiền Giang) để trữ nước ngọt, cung cấp cho người dân chống hạn mặn.
Video đang HOT
“Không có nước cấp khiến mọi sinh hoạt trong gia đình tôi bị đảo lộn. Khổ nỗi, nước ngọt dưới kênh cũng đã cạn kiệt do hạn mặn nên không thể vét để sinh hoạt, ăn uống tạm cho người và gia súc”, chị bức xúc.
Trong khi đó, tại huyện Cần Giuộc (Long An), tình cảnh người dân thiếu nước sinh hoạt do hạn mặn xâm nhập cũng đang diễn ra khá trầm trọng.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An Nguyễn Chí Thiện cho biết, tại huyện này có gần 8.000 dân ở 4 xã đang bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
“Tỉnh đã chuẩn bị kinh phí hơn 1 tỷ đồng để hỗ trợ nước sinh hoạt khẩn cấp cho người dân huyện này”, ông Thiện thông tin.
Long An sẽ phải dùng xe tải đưa nước sinh hoạt đến người dân đang khát.
Theo ông Thiện, dự kiến ban đầu số lượng nước sinh hoạt hỗ trợ cho huyện này khoảng 10.000 m3. Tỉnh sẽ thuê xe bồn chở nước, hỗ trợ bồn trữ nước cho hộ nghèo, mua hỗ trợ nước…
Ở Tiền Giang, để giảm áp lực nước trong sinh hoạt, tỉnh đã khuyến cáo người dân chỉ sử dụng nước cho sinh hoạt, hạn chế sử dụng nguồn nước từ trạm cấp nước cho các mục đích khác; nâng công suất bơm từ nguồn nước ngọt của kênh Sáu Ầu để bổ sung nguồn nước cho các nhà máy nước
Song song đó, tỉnh cho mở các vòi nước công cộng tại các trạm cho người dân lấy nước; phân tuyến để luân phiên cấp nước sinh hoạt…
UBND tỉnh Tiền Giang cũng đã cho đắp đập thép ngăn mặn, trữ nước ngọt trên kênh Nguyễn Tấn Thành…
“Đây là những giải pháp khẩn cấp để giải quyết nước sinh hoạt cho người dân trong tình hình hạn mặn nghiêm trọng hiện nay”, ông Mẫn chia sẻ.
Cống thủy lợi Mồng Gà (Cần Giuộc, Long An) – nằm giáp xã Trường Bình và Thuận Thành đã đóng để ngăn mặn xâm nhập khiến nước sinh hoạt của người dân càng trầm trọng hơn.
Theo Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Lê Thanh Tùng, trong đợt hạn mặn kỷ lục đang diễn ra, các tỉnh, thành ĐBSCL phải ưu tiên lo nước sinh hoạt cho người dân, sau đó mới là sản xuất.
Theo Danviet
Tiền Giang chuyển đổi 200.000ha đất lúa "chạy" hạn, mặn
Mới đây, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang Cao Văn Hóa cho biết, tỉnh đã có kế hoạch chuyển từ 200.000ha đất lúa sang trồng cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản, giữ lại 40.000ha lúa công nghệ cao để tránh hạn mặn đang ngày càng xâm nhập sâu vào nội đồng.
Qua kết quả theo dõi tình hình xâm nhập mặn của Trạm Mỹ Tho, trong 6 năm (từ 2010-2015), mức độ xâm nhập mặn trên sông Tiền của các tháng trong năm, giữa các năm đều khác nhau, tùy thuộc mùa mưa kết thúc sớm hay muộn và sự xuất hiện cường độ của gió chướng, mực nước đầu nguồn sông Tiền.
Có thể nói, tháng 3 và tháng 4 hằng năm là 2 tháng có mức độ xâm nhập mặn cao nhất. Độ mặn năm 2016 trên sông Hàm Luông (tỉnh Bến Tre) ở mức cao nên đã chảy sang sông Tiền, gây ảnh hưởng đến nông dân sản xuất nông nghiệp.
Nông dân huyện đảo Tân Phú Đông đang ồ ạt chuyển đất lúa sang trồng sả. Ảnh: P.V
Theo UBND tỉnh Tiền Giang, thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ, tỉnh đã ban hành chương trình, kế hoạch để thực hiện chung thích ứng biến đổi khí hậu. Sau đợt hạn, mặn năm 2016, tỉnh đã xây dựng thực hiện đề án để chuyển đổi sản xuất, có những diện tích lúa chuyển hẳn sang cây ăn trái và cây trồng khác. Một số diện tích được khuyến cáo cắt vụ do ảnh hưởng của thời tiết.
Vừa qua, tỉnh này đã chuyển đổi hơn 12.900ha đất lúa sang cây ăn trái và nuôi thủy sản. Trong đó, khu vực phía Đông của tỉnh đang có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh mẽ nhất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nhiều diện tích đất lúa kém hiệu quả, có nguy cơ thiếu nước sản xuất vào mùa khô đã được người dân chuyển sang trồng hoa màu, cây ăn trái.
Theo ghi nhận, khu vực cặp đê sông Tra, từ huyện Gò Công Tây đến thị xã Gò Công, phong trào trồng thanh long trên nền đất lúa đang phát triển mạnh.
Anh Trần Văn Tiền (xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây) cho biết, khu vực này thường xuyên thiếu nước sản xuất vào mùa khô. Do đó, nhiều hộ dân đã chuyển từ sản xuất lúa sang trồng thanh long. Hơn 2 năm qua, gia đình anh cũng đã chuyển 4.000m2 đất lúa sang trồng thanh long. Theo anh Tiền, thu nhập từ trồng thanh long cao gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa.
Bên cạnh việc chuyển đổi cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang hoa màu, cây ăn trái, thời gian qua, nhiều người dân ở các huyện phía Đông của tỉnh đã chuyển đổi một số diện tích đất lúa sang trồng cỏ để chăn nuôi dê, bò... Trong khi đó, tại vùng phía Tây của tỉnh cũng đã thực hiện việc chuyển đổi từ đất lúa sang cây ăn trái.
Theo đó, phía Nam Quốc lộ 1 cơ bản đã chuyển sang trồng cây ăn trái. Riêng phía Bắc Quốc lộ 1 đã chuyển đổi hơn 5.850ha đất lúa sang cây ăn trái; trong đó có hơn 1.850ha chuyển đổi theo đúng quy hoạch.
Song song với việc chuyển đổi sản xuất, tỉnh cũng đã triển khai công tác phòng, chống hạn, mặn, thi công nhiều dự án như: Cống Xoài Hột; nạo vét kinh 14; thay 4 cửa cống Xuân Hòa; nạo vét các kinh đầu mối, nội đồng; xử lý các điểm sạt lở và nâng cấp các tuyến đê biển, đê sông... nhằm đảm bảo cho vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Ông Cao Văn Hóa cho biết thêm, ngành nông nghiệp tỉnh này vừa nhân giống thành công 4 giống lúa chịu hạn mặn lên 4%o.
Tuy nhiên, theo TS Mai Thành Phụng - chuyên gia nông nghiệp, lúa chịu được mặn khi còn trong giai đoạn lúa non. Sau giai đoạn này, không có giống lúa nào, dù tầm cỡ thế giới, chịu được mặn 1. "Vào giai đoạn này nếu lúa bị nhiễm nặm, dù 1% cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất"- ông Phụng khẳng định.
Hiện, Việt Nam đang có khá nhiều giống lúa chịu mặn, như: Nhóm lúa chịu mặn tới 3, gồm: OM8017; OM4900; OM5629; OM545, KC06 - Đài Thơm 8 (lúa lai, thơm, dẻo); nhóm chịu mặn tới 4, gồm: OM6976; OM2517; OM9921; OM8108; OM6162; OM3539; OM576; OM9921; OM9915; ST3; ST5; ST20; GKG. Và nhóm chịu mặn tới 6, gồm: OM10252; OM6677, Một Bụi Đỏ.
Theo Danviet
Thoát hạn mặn ngoạn mục, nông dân ĐBSCL bỏ túi hơn 1,5 tỷ USD Nhờ có những biện pháp quyết liệt bảo vệ vụ lúa đông xuân, tính đến ngày 17/2, tại vùng ĐBSCL, lúa vụ này đã cơ bản thoát đợt hạn mặn đang diễn ra, theo đó nông dân đã bỏ túi hơn 1,5 tỷ USD. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), tổng diện tích đã xuống giống toàn vùng là trên 1.538.000ha. Hầu hết...