Khám xét 2 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại Gia Lâm, Hà Nội
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết: Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lâm phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội đã thực hiện lênh khám xét đối với 2 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gồm Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-02V, có địa chỉ tại Phú Thị, Gia Lâm và Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-02S, có địa chỉ tại Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội.
Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D
Chung chia theo tỷ lệ hệ số 1.4
Trước đó, ngày 22/2, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lâm tiếp nhận đơn tố giác của một số công dân trên địa bàn huyện với nội dung tố giác các đăng kiểm viên thuộc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-02V, có địa chỉ tại Phú Thị, Gia Lâm, có hành vi nhận tiền để bỏ qua lỗi của xe ô tô trong quá trình đăng kiểm xe ô tô.
Xác định nội dung tố giác có dấu hiệu của hành vi “Nhận hối lộ”, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lâm đã báo cáo Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội để phối hợp xác minh, giải quyết đơn tố giác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lâm phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội tiến hành khám xét các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.
Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, ngày 24/2, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lâm đã triệu tập làm việc với Giám đốc Trung tâm đăng kiểm Đào Mạnh Thắng (SN 1970, HKTT: Khu Chùa Vít, xã Cẩm Phúc, Cẩm Giàng, Hải Dương) cùng các đăng kiểm viên và cán bộ, công nhân viên thuộc trung tâm đăng kiểm. Tại cơ quan điều tra, Thắng và một số đăng kiểm viên đã khai nhận hành vi nhận tiền của lái xe ô tô đến đăng kiểm để bỏ qua các lỗi nhỏ phát hiện trong quá trình đăng kiểm.
Cụ thể, từ tháng 11/2019 đến tháng 12/2022, Thắng chỉ đạo các đăng kiểm viên nhận tiền của các lái xe ô tô đến đăng kiểm để bỏ qua một số lỗi nhỏ trong quá trình đăng kiểm. Hàng ngày, Thắng được chung chia theo tỷ lệ hệ số 1.4; mỗi ngày được chung chia từ 200 đến 500 nghìn đồng tùy theo ngày thu được nhiều hay ít. Trong thời gian từ năm 2020 đến đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp, số lượng xe ô tô đến đăng kiểm không nhiều nên số tiền thu được để chung chia hạn chế. Thắng khai nhận, tổng số tiền trung tâm đăng kiểm nhận được từ lái xe ô tô đến đăng kiểm đưa để được bỏ qua lỗi nhỏ từ tháng 11/2019 đến tháng 12/2022 là khoảng 500 đến 600 triệu đồng.
Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-02V.
Video đang HOT
Riêng Thắng được chung chia khoảng 90 triệu đồng; mỗi đăng kiểm viên được khoảng 40 đến 50 triệu đồng; nhân viên văn phòng được khoảng 20 triệu đồng. Tháng 12/2022, khi biết được thông tin một số trung tâm đăng kiểm tại các tỉnh, thành bị điều tra, xử lý về hành vi “Nhận hối lộ”, Thắng đã chỉ đạo trung tâm dừng hoàn toàn việc nhận tiền từ lái xe ô tô đến đăng kiểm.
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ xác minh thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lâm đã ra lệnh khám xét khẩn cấp nơi làm việc của Thắng tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-02V. Quá trình khám xét, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lâm đã thu giữ nhiều tài liệu nghi có liên quan đến những sai phạm của Thắng cùng đồng phạm để tiếp tục xác minh, điều tra xử lý theo quy định.
Mở rộng điều tra, các đăng kiểm viên gồm: Tô Văn Hải (SN 1992, HKTT tại Nguyễn Khang, tổ 6, phường Yên Hòa, Cầu Giấy); Hoàng Trọng Trình (SN 1985, HKTT tại Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai); Phạm Thế Đạt (SN 1984, HKTT tại phòng P514, tòa H1, khu đô thị Việt Hưng); Đào Việt Tân (SN 1978, HKTT tại phòng 406, tòa N03, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội) đều đã khai nhận hành vi nhận tiền và chung chia tiền từ lái xe ô tô để được bỏ qua lỗi trong quá trình đăng kiểm tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-02V.
Tập hợp tiền và ăn, chia theo tháng
Trước đó, ngày 23/2, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lâm tiếp nhận đơn tố giác của một số công dân trên địa bàn huyện với nội dung tố giác các đăng kiểm viên thuộc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-02S, có địa chỉ tại Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội có hành vi nhận tiền để bỏ qua lỗi của xe ô tô trong quá trình đăng kiểm xe ô tô.
Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, ngày 24/2, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lâm đã triệu tập làm việc với Nguyễn Trọng Tâm (SN 1981, trú tại phường Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cùng các đăng kiểm viên và cán bộ công nhân viên thuộc trung tâm đăng kiểm. Tại cơ quan điều tra, Tâm và một số đăng kiểm viên đã khai nhận hành vi nhận tiền của lái xe ô tô đến đăng kiểm để bỏ qua các lỗi nhỏ phát hiện trong quá trình đăng kiểm.
Một số hình ảnh tại buổi khám xét.
Cụ thể, từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2022, Tâm là đăng kiểm viên thuộc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-02S, được sự chỉ đạo của Nguyễn Khánh Tùng (ở tại phố Đội Cấn, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội), là Trưởng Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-02S, hiện đã nghỉ hưu từ 1/1, cùng các đăng kiểm viên khác nhận tiền của các lái xe ô tô đến đăng kiểm để bỏ qua một số lỗi nhỏ trong quá trình đăng kiểm. Hàng ngày, các đăng kiểm viên thu tiền của các lái xe đến đăng kiểm nộp lại cho Phạm Văn Vương (SN 1980, ở tại Long Biên, Hà Nội). Sau khi nhận tiền, Vương sẽ tập hợp tiền và chia lại cho Trưởng trung tâm, Phó trưởng trung tâm, các đăng kiểm viên và nhân viên trong trung tâm mỗi tháng 2 lần vào đầu tháng và cuối tháng theo tỷ lệ: Trưởng trung tâm 3 phần, Phó trưởng trung tâm 2,5 phần, đăng kiểm viên 2 phần, các nhân viên văn phòng 1 phần.
Từ thời điểm Tùng về hưu thì Tâm được bổ nhiệm làm Phó trung tâm phụ trách. Khi Tâm làm đăng kiểm viên thì mỗi tháng, Vương sẽ chia cho Tâm khoảng 4 triệu đồng tiền nhận hối lộ của các lái xe. Tính từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2022, Tâm nhận được khoảng 130 triệu đồng tiền hối lộ. Từ tháng 1/2023 đến nay, khi biết được thông tin một số trung tâm đăng kiểm bị điều tra xử lý về hành vi “Nhận hối lộ”, Tâm chỉ đạo trung tâm dừng hoàn toàn việc nhận tiền từ lái xe ô tô đến đăng kiểm.
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ xác minh thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lâm đã ra lệnh khám xét khẩn cấp nơi làm việc của Tâm tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-02S, Yên Viên, Gia Lâm.
Quá trình khám xét, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lâm đã thu giữ nhiều tài liệu nghi có liên quan đến những sai phạm của Tâm cùng đồng phạm. Cơ quan CSĐT Công an huyện tiếp tục phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội và Viện KSND huyện Gia Lâm xác minh, điều tra, củng cố tài liệu chứng cứ để xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Hà Nội: Bắt 13 người của Trung tâm đăng kiểm 29-01V
Ngày 31/1, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam với 13 bị can là cán bộ Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-01V.
Ngày 31/1, Công an huyện Thanh Trì, TP Hà Nội khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 bị can là cán bộ Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-01V (địa chỉ ở huyện Thanh Trì, Hà Nội) về hành vi nhận hối lộ.
Trong đó, 3 bị can là lãnh đạo gồm Lê Văn Ngân (sinh năm 1969, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, Giám đốc Trung tâm), Tăng Xuân Huy (sinh năm 1974, trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Phó Giám đốc Trung tâm) và Vũ Mạnh Hiền (sinh năm 1977, trú tại TP Hải Phòng, Phó Giám đốc Trung tâm).
Các bị can là đăng kiểm viên gồm Trịnh Quang Lê (sinh năm 1985, trú tại huyện Gia Lâm, Hà Nội); Lê Quang Linh (sinh năm 1980) và Trần Nam Thành (sinh năm 1970) cùng trú tại quận Đống Đa, Hà Nội; Vũ Ngọc Thắng (sinh năm 1984, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội; Nguyễn Văn Cảnh (sinh năm 1986) và Đặng Hồng Minh (sinh năm 1985) cùng trú tại quận Nam Từ Liêm Hà Nội; Hoàng Phúc Thọ (sinh năm 1990) và Ngô Thế Lực (sinh năm 1986) cùng trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội; Nguyễn Quang Hùng (sinh năm 1991), Dương Đức Minh (sinh năm 1982) cùng trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-01V
Theo điều tra ban đầu, để làm thủ tục đăng kiểm nhanh, không bị gây khó dễ, thông thường, các chủ xe khi đến đăng kiểm tại Trung tâm đăng kiểm 29-01V thường để 100.000-200.000 đồng trong xe.
Hơn nữa, khi phát hiện lỗi của xe, đăng kiểm viên sẽ yêu cầu đưa thêm tiền để được "cho qua". Nếu chủ phương tiện không đưa tiền, đăng kiểm viên sẽ yêu cầu đưa về sửa chữa, khi nào đạt thì quay lại. Việc đăng kiểm bỏ qua lỗi kỹ thuật của xe khi kiểm định chỉ áp dụng ở các giai đoạn thủ công, không can thiệp vào hệ thống.
Trung bình mỗi ngày, Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-01V kiểm định 60-70 ô tô và thu lợi bất chính 6-8 triệu đồng. Tiền nhận hối lộ, lãnh đạo trung tâm và nhân viên sẽ chia theo tỷ lệ thỏa thuận, trong đó giám đốc hưởng nhiều nhất.
Trước đó, ngày 30/1, Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 5 người gồm: Đinh Văn Hùng, Phạm Chí Công , Đỗ Tiến Đức (đăng kiểm viên), Trần Văn Điềm (đăng kiểm viên) và Lưu Thị Hà (nhân viên nghiệp vụ) để điều tra các sai phạm .
Cơ quan điều tra xác định có hành vi nhận tiền hối lộ của các chủ phương tiện để bỏ qua tiêu chuẩn đăng kiểm.
Liên quan đến những sai phạm của các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại TP Hà Nội, Đại tá Chu An Thanh, Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng và buôn lậu (PC03) Công an TP Hà Nội, thông tin, từ 8-13/1, lực lượng chức năng phát hiện sai phạm tại 10 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn.
Hiện cơ quan điều tra đã khởi tố 4 vụ án và 18 bị can tại các trung tâm đăng kiểm có sai phạm. Trong đó có 3 bị can là giám đốc, 1 phó giám đốc và 14 đăng kiểm viên. Ngoài ra, cơ quan điều tra tạm giữ 57 giám đốc, phó giám đốc và đăng kiểm viên để tiếp tục điều tra.
Bước đầu công an xác định các trung tâm đăng kiểm đều nhận tiền để bỏ qua lỗi vi phạm của phương tiện, tổng số tiền 10 trung tâm thu lời bất chính là hơn 20 tỷ đồng.
Cảnh sát khám nhà xét nhà lãnh đạo và trung tâm đăng kiểm Bước đầu, cảnh xác xác định Phạm Quốc Bình, cựu giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-05V, và các thuộc cấp đã nhận từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng của chủ phương tiện để bỏ qua lỗi của phương tiện đăng kiểm Ngày 25-2, Công an TP Hà Nội cho biết trong 2 ngày 24 và 25-2, Cơ...