Khám, tư vấn miễn phí bệnh trĩ
Các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn sẽ khám, tư vấn miễn phí bệnh trĩ cho bệnh nhân vào ngày 7/6.
Trĩ là một khối bao gồm các mạch máu và các tổ chức sợi của cơ trơn vùng hậu môn – trực tràng sa vào lòng ống hậu môn. Ống hậu môn là đoạn khoảng 4 cm cuối cùng của ống tiêu hóa, thông qua đó phân đi từ trực tràng ra ngoài cơ thể.
Đây là bệnh khá phổ biến, ước tính 50% dân số thế giới bị bệnh trĩ ở độ tuổi 50. Thống kê cho thấy 10 triệu người ở Mỹ than phiền về bệnh. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh trĩ khoảng 35%. Tuổi thường gặp nhất là 45-65, nam thường gặp hơn nữ.
Phẫu thuật bệnh trĩ. Ảnh: NT
Triệu chứng của bệnh trĩ:
- Bệnh nhân đi tiêu ra máu được xem là triệu chứng sớm nhất. Có thể máu ra theo phân, dính vào giấy vệ sinh, hoặc nhỏ giọt, phun thành vòi xuống bồn cầu. Máu chảy từ búi trĩ có thể tự cầm hoặc chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải cấp cứu.
- Trĩ sa cũng là triệu chứng khiến bệnh nhân đến khám bác sĩ. Khối trĩ sa ra ngoài hậu môn, có lúc khối trĩ tự tụt vào hậu môn, có lúc bệnh nhân phải dùng tay đẩy vào, có lúc búi trĩ sa và nằm ngoài hậu môn không đẩy vào được.
Video đang HOT
- Các triệu chứng khác như đau hậu môn ít hoặc nhiều do búi trĩ bị tắc mạch, do búi trĩ có cục máu đông ở phía trong, hoặc búi trĩ bị phù nề, sưng to, rất đau do búi trĩ bị sa nghẹt. Hoặc chảy dịch nhầy quanh hậu môn gây ngứa do trĩ sa nặng.
Những yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh trĩ:
- Táo bón kinh niên, tiêu chảy. Táo bón làm bệnh nhân đi cầu phải rặn, gắng sức làm áp lực hậu môn tăng lên, quá trình này lặp đi lặp lại làm cho các đám rối tĩnh mạch trĩ to lên và sa ra ngoài hậu môn. Tiêu chảy thường xuyên cũng làm cho các đám rối tĩnh mạch trĩ to lên và sa ra ngoài hậu môn.
- Tăng áp lực ổ bụng. Những bệnh nhân ho nhiều, những người làm việc khuân vác nặng như bốc vác, gánh hàng nặng, các vận động viên thể thao như cử tạ, quần vợt…; những người làm công việc đứng lâu, ngồi lâu như: thư ký, kế toán, lái xe, giáo viên, nhân viên bán hàng… Những yếu tố này sẽ gây tăng áp lực ổ bụng, làm cho các đám rối tĩnh mạch trĩ to lên và sa ra ngoài hậu môn. Phụ nữ mang thai có thể bị bệnh trĩ trong 6 tháng cuối của thai kỳ; điều này là do áp lực gia tăng trên các mạch máu ở vùng xương chậu.
- Thừa cân cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ.
- Bướu vùng hậu môn, trực tràng như: ung thư tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư trực tràng làm cản trở hồi lưu tĩnh mạch làm cho đám rối tĩnh mạch trĩ to lên và sa ra ngoài hậu môn.
Đăng ký khám, tư vấn miễn phí tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, 60-60A Phan Xích Long, quận Phú Nhuận, TP HCM, điện thoại (08) 3995 9868 hoặc 098 532 9693.
Lê Phương
Theo VNE
Những bài thuốc tuyệt vời từ rau mồng tơi chữa 9 bệnh hay gặp
Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng...
Rau mồng tơi còn gọi là mùng tơi, lạc quỳ, có tên khoa học là Basella alba L, thuộc họ Basellaceae, là loại dây leo, lá to, dày, dòn, màu xanh thẫm và nhiều chất nhầy. Quả nhỏ khi chín có nước với màu tím than.
Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng... Ăn mồng tơi chữa táo bón, đái dắt, kiết lỵ, tốt cho người tiểu đường, thải chất béo nên rất tốt cho người có mỡ và đường máu cao, trị táo bón, trị núm vú sưng, trị đái dắt, tiểu buốt...
Sau đây là một số tác dụng của rau mùng tơi:
- Chữa táo bón, nóng ruột: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ.
Hoặc lấy lá mồng tơi, lá vông non mỗi thứ 30g, rễ đinh lăng 20g, củ mài 12g (thái mỏng sao vàng), vừng đen 30g (rang nổ), sắc với 600ml nước còn 300ml. Người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.
- Chữa chảy máu mũi (chảy máu cam) do huyết nhiệt: Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu.
- Chữa đinh nhọt: Lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay thuốc 2 - 3 lần.
- Chữa thiếu sữa ở sản phụ: Thường ăn rau mồng tơi, sữa sẽ nhiều.
- Chữa tiểu tiện không thông, tiểu dắt, tiểu nhỏ giọt (do nhiệt): 100g mồng tơi, sắc nước uống trong ngày thay trà.
- Chữa chúng nóng trong người: Nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ cùng cua đồng giã nát (lọc bỏ bã) ăn rất tốt.
- Chữa sưng trĩ (thể nhẹ): Một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời ăn thường xuyên canh mồng tơi với cá diếc
- Chữa chứng đi tiểu nóng buốt: Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó lấy một nắm lá mồng tơi cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống ngày vài lần.
- Chữa da không tươi sáng: Rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn 1 lần hoặc lấy lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.
Rau mồng tơi tính mát lạnh, vì vậy dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng, đại tiện lỏng. Để hạn chế lạnh, nên nấu kỹ.
Trí Thức Trẻ
Chữa bệnh trĩ từ 3 thảo dược dễ kiếm Chúng tôi xin thông tin thêm đến độc giả quy trình chế biến thuốc của bác Mai Văn Chính, người chia sẻ kinh nghiệm "Tự chữa khỏi bệnh trĩ nặng chỉ bằng 3 loại thảo dược dễ kiếm". Sau khi bài báo "Tự chữa khỏi bệnh trĩ nặng chỉ bằng 3 loại thảo dược dễ kiếm" đăng trên báo điện tử Trí Thức...